Quản lý rủi ro là gì? 05 phương pháp quản lý rủi ro trong Crypto

BadboyHN

🐟Cá Con Lom Dom🐟

Quản lý rủi ro là gì? 05 phương pháp quản lý rủi ro trong Crypto​


Giới thiệu​

Quản lý rủi ro là một trong những chìa khóa thành công của mỗi trader hoặc nhà đầu tư, đặc biệt trong thị trường crypto bởi sự biến động lớn của nó. Nhờ vào quản lý rủi ro chặt chẽ, bạn đã nắm trong tay 50% chiến thắng. Trong bài viết dưới đây, mình sẽ chia sẻ cho các bạn những nguyên tắc quản lý rủi ro cơ bản nhưng vô cùng hữu ích.

Quản lý rủi ro là gì?​

Rủi ro là những điều “không như ý” luôn xảy ra xung quanh cuộc sống của chúng ta. Với thị trường tài chính và kinh doanh, rủi ro xảy ra do những tác động từ thị trường và bạn có thể đánh giá nó dựa trên kiến thức, kỹ năng của mình.

Quản lý rủi ro là các bước dự báo và phòng ngừa dựa trên khả năng đánh giá thị trường; từ đó giảm thiểu những thiệt hại về lợi nhuận trong hoạt động đầu tư.

Hẳn các bạn đã nghe tới các quỹ dự phòng hay các quy trình xử lý rủi ro ở các tập đoàn, doanh nghiệp? Với một nhà đầu tư Crypto, chúng ta quản lý rủi ro bằng việc quản lý tài sản (các đồng coin) một cách thông minh và hiệu quả nhất.

Wh5qzYOkqueTbEEHYXTSriP5eFuQIMo0w0JBmFZt3RqKow9JjARSkeXUsrWu5SvlrD7MBjy5smCrmZ48-AsGiUlTBqHd6bok9xfNchb6c54KMfKtb1rVeszBJoE7WTPgJXiSNqNB

05 phương pháp quản lý rủi ro trong Crypto​

Thừa nhận rủi ro​

Giao dịch crypto có một mối liên kết sâu sắc với thuật ngữ “đánh đổi rủi ro - lợi nhuận”(risk - reward). Rủi ro càng lớn, lợi nhuận tiềm năng càng cao. Nhưng nó không chỉ đơn giản như vậy.

Trong thị trường rộng lớn và biến động, vô số yếu tố có thể tác động đến xu hướng và thay đổi giá. Đôi khi có những thay đổi diễn ra dù tất cả dữ liệu, khuyến nghị phân tích lại chỉ ra hướng ngược lại. Ngay cả những trader giàu kinh nghiệm nhất cũng có thể thất bại trong việc dự đoán diễn biến thị trường.

Điều này đưa chúng ta đến bước đầu tiên của quản trị rủi ro: Chấp nhận khi rủi ro xảy ra. Những tổn thất nhỏ là một phần của chiến thắng trong dài hạn. Điều quan trọng là khả năng chấp nhận những tổn thất này. Khi bạn hoàn toàn chấp nhận những rủi ro, nó sẽ có tác động sâu sắc đến hiệu suất cuối cùng của bạn.

Tuy nhiên, học để thực sự chấp nhận những rủi ro trong bất kỳ việc nào cũng khó khăn, nhưng nó sẽ càng khó khăn hơn đối với các Trader, đặc biệt là lúc cân nhắc những thời điểm mà bản thân đang bị đe dọa. Thừa nhận chúng ta đang sai lầm và mất tiền chắc chắn là những việc đáng để né tránh. Nhưng đã là Trader, thì chúng ta đang phải đối mặt với cả hai khả năng này hầu như mọi khoảnh khắc khi chúng ta đang ở trong một trade.

Hãy học cách yêu lấy những mất mát của bạn, thừa nhận rằng chúng là một phần của công việc và bạn cần thuyết phục bản thân mình rằng, việc chấp nhận thua lỗ THEO KẾ HOẠCH là một hành vi lành mạnh, không làm tổn hại đến danh mục đầu tư của mình về lâu về dài.

Chia sẻ rủi ro​

Trong quá trình đầu tư hay giao dịch, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc liên tục với các trader khác. Bạn nên chia sẻ các cách phòng ngừa, kiểm soát rủi ro của bản thân cho mọi người.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các group chat, forum,… của cộng đồng crypto để chia sẻ những kinh nghiệm quản lý rủi ro.

Điều này về mặt lý thuyết sẽ không có tác dụng gì nhiều, nhưng thực tế, khi bạn nhiệt tình chia sẻ cho các trader khác, sẽ có những trader kinh nghiệm hơn chia sẻ lại cho bạn những gì họ đã trải qua. Có thể đó sẽ là một bài học lớn cho bạn để tìm ra phương án phòng ngừa chúng.

zS-MhBgLSs4g87amdjhq9PvxpmWOvxgEEdHDEvctB6JXPDXBJ-tUnPm-Jqq6dD1veX4AB6pQHlSVD0ofBLG04_-G2dVJxoTZcIrhV-IkLQLeVSdsk1gGUXao91LwG1LQRwV0S99p

Chuyển giao rủi ro cho một nơi tin cậy​

Đối với trader margin sử dụng đòn bẩy, khi đạt được một mức lợi nhuận nhất định, bạn nên trích một phần trong số chúng để làm quỹ bảo hiểm phòng trường hợp rủi ro. Tất nhiên, chúng chỉ nên được sử dụng khi thực sự cần thiết, và số tiền này nên được chi tiêu một cách hợp lý, cẩn trọng.

Còn đối với những cá nhân đầu tư Crypto lâu dài (investor), ngoài cách tự tích trữ một khoản lợi nhuận dự phòng, bạn cũng có thể tìm đến các dự án cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Chúng căn bản giống việc bạn đi mua bảo hiểm nhân thọ cho bản thân ngoài đời thực vậy.

Ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất từ rủi ro​

Tất nhiên, dù thực hiện chuẩn bị sẵn sàng đối diện với rủi ro, thì cách thức quan trọng nhất vẫn là giảm thiểu tối đa tổn thất nó gây ra, bởi việc loại bỏ toàn bộ gần như là không thể.

Để ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất, bạn có thể tham khảo 4 cách sau đây:

1. Không mua số lượng nhiều khi mới tham gia thị trường

Đối với những người mới tham gia vào thị trường tài chính, đặc biệt là kiểu thị trường nhiều biến động như tiền ảo, cụ thể là Bitcoin, thì cần phải thận trọng và chắc chắn. Bởi khi bắt đầu một lĩnh vực mới, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải những sai lầm hoặc mắc phải những cạm bẫy của những kẻ “scammer” lão làng. Và ngay cả khi bạn đã tự tin có đầy đủ kinh nghiệm thì bạn cũng không thể dự đoán chính xác thị trường sẽ diễn ra như thế nào.

Hầu hết các nhà đầu tư đều được khuyên nên bắt đầu với số tiền nhỏ. Vì trên thực tế, đã có rất nhiều các trader mới dùng một khoản tiền lớn để rót vốn đầu tư lúc ban đầu và sau đó bị “cháy” tài khoản.

Vì vậy, bắt đầu giao dịch với số lượng nhỏ, xây dựng chiến lược theo cách phù hợp với mình để giảm thiểu hiệu quả trong quá trình đầu tư.

2. Luôn đặt mức dừng lỗ (Stop Loss)

Đối với bất kỳ đồng tiền điện tử nào không nằm trong danh mục đầu tư trung/dài hạn, hãy luôn đặt mức dừng lỗ. Đây là nguyên tắc để giảm thiểu tổn thất của trader. Nhưng quan trọng hơn, với điểm dừng lỗ, trader buộc bản thân phải quyết định điểm lỗ chấp nhận được và học cách giao dịch có nguyên tắc.

2-1623062093525.jpeg

3. Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ giảm thiểu khả năng thua lỗ khi Bitcoin sụt giảm mạnh và kéo cả thị trường đi xuống, các khoản đầu tư vào các tài sản khác có thể ‘cứu vớt’ bạn trước nguy cơ ‘cháy tài khoản’.

Để đa dạng hóa danh mục đầu tư, bạn có thể chọn kết hợp đầu tư với các loại tài sản khác như chứng khoán, chỉ số, hàng hóa, forex,… Bởi việc đa dạng hóa với các tài sản trong cùng một thị trường (ví dụ như ETH, XRP) sẽ chịu rủi ro hệ thống.

4. Chọn nguồn thông tin đáng tin cậy

Nguồn thông tin khá quan trọng, chúng có thể làm cho bạn chủ quan hoặc mất bình tĩnh. Đối với những người mới đầu tư nên lưu ý, chọn nguồn thông tin uy tín, chất lượng. Một số trang đáng tin như: Messari, CoinDesk, CoinTelegraph, CryptoCoinsNews, Bloomberg, Forbes, và CNBC, Investing.com, Investing.vn,…

Hạn chế tiếp xúc hoạt động gây FOMO​

Fomo (Fear of Missing Out) là một nỗi sợ hay một hội chứng sợ bị vụt mất, bỏ lỡ cơ hội. Ví dụ thường dễ gặp nhất của hành động Fomo là trong lĩnh vực trade coin, khi đồng coin đang trên đà tăng giá ngắn hạn, nạn nhân của hội chứng này sẽ có suy nghĩ sở hữu những đồng coin đó ngay lập tức nhằm thu về lợi nhuận một cách nhanh chóng.

Suy nghĩ như vậy khiến họ đưa ra những quyết định quá hấp tấp, thiếu lý trí khi chưa kịp tìm hiểu, tính toán cẩn thận và sẽ dễ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Kết quả 1 lần dù tốt dù xấu cũng sẽ ảnh hưởng đến cách bạn giao dịch sau này.

Vậy nên đôi khi không làm gì, tức là không tiếp xúc với các hoạt động fomo cũng là cách để hạ mức độ rủi ro của mình xuống.

Nhắc về thời điểm fomo nhất của thị trường crypto chắc chắn phải kể đến ICO vào năm 2017, một cơn sốt đầu tư crypto khi nhà nhà “đánh coin nào thắng coin đó”. Tâm lý tham lam bao trùm toàn thị trường. BTC không thể đứng ngoài vòng xoáy ấy.

Có những ngày, BTC nhảy giá $1,000 trong 1 giờ, thậm chí chỉ trong vài phút. Rất nhiều người đã đổi đời nhờ việc fomo, nhưng số người “đu đỉnh” cũng không hề ít khi mua ETH ở giá $1,400/1Eth hay XRP với giá 3$ mà sau đó hơn 3 năm, giá BTC đã phá vỡ đỉnh cũ còn ETH, XRP vẫn đang “cách xa tổ quốc”.

Câu chuyện trên là một trường hợp rất điển hình, khi thị trường đang ở diễn biến mà bạn không thể dự đoán hay bạn chưa có bất kỳ kế hoạch nào cụ thể, hãy đừng làm gì cả để có thể bảo toàn những thứ bạn đang có. Có thể bạn sẽ bỏ lỡ phần lợi nhuận nhỏ nhưng cũng có thể bạn sẽ tránh được những rủi ro vô cùng lớn ở thị trường này.

Kết luận​

Nhìn chung, thị trường Crypto là một thị trường mang tính rủi ro. Tuy nhiên, càng rủi ro, thì lợi nhuận mang lại sẽ càng lớn. Không có miếng bánh nào là miễn phí cả! Để trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp và nghiêm túc, bạn cần học hỏi những bài học từ những người đi trước và trang bị kiến thức vững vàng để giảm thiểu rủi ro đến mức tối thiểu.

Hy vọng là 05 phương pháp quản lý rủi ro trong Crypto mình đề cập trên đây sẽ phần nào giúp cho quá trình đầu tư và giao dịch của bạn trở nên hiệu quả hơn!
 
Thẻ
chia sẻ kinh nghiệm kinh nghiệm đầu tư quản lý rủi ro
Bên trên