Messi0909
🐋Cá Voi Phake🐋
Thị trường tiền mã hóa luôn có những cơ hội tiềm ẩn đem lại các khoản lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của thị trường cũng là cơ hội để những dự án và các hình thức lừa đảo xuất hiện. Chúng ta cùng điểm qua Top 5 các hình thức Scam phổ biến nhất trên thị trường nhé.
Tặng token giả mạo vào ví cá nhân
Một ngày đẹp trời, bạn mở ví giao dịch lên và thấy số tiền trong ví hiện lên đến vài trăm nghìn đô. Bạn kiểm tra lại ví thì thấy rằng có một lượng lớn token “lạ” đã được chuyển vào ví của bạn. Bạn thắc mắc rằng không biết rằng ai đã chuyển nhầm số token cho bạn và bạn rất vui mừng vì điều đó. Sau đó bạn đem số token này đi Swap (hoán đổi) thì xin chúc mừng “bạn chính thức đã bị lừa”. Việc bạn cần làm lúc này là ngay lập tức chuyển hết số tiền trong ví cá nhân của bạn tới một ví khác. Qua sự việc này có 2 điều mình muốn nhắc nhở các bạn:
- Hãy cảnh giác với số tiền “tự dưng có” vì đa phần đó là lừa đảo.
- Không bao giờ được được swap các token không rõ nguồn gốc vì bạn có thể mất hết tài sản.
Giả mạo sàn giao dịch và app
Có một số sàn là bản sao gian lận các sàn tiền mã hóa hợp pháp như Binance, MEXC,… Mỗi người chúng ta phải cẩn thận vì một số sàn giao dịch giả rất giống với bản gốc. Thoạt nhìn chúng có vẻ hợp pháp nhưng mục đích của chúng là đánh cắp tiền của bạn. Thường thì những hình thức gian lận này được trình bày dưới dạng ứng dụng cho thiết bị di động, các máy tính bàn, các web giả mạo với những lời chào gọi hấp dẫn như: tặng miễn phí tiền mã hóa, giá cả cạnh tranh, phí giao dịch cực thấp hoặc những quà tặng kèm khác,..
Các loại tiền mã hóa khác nhau cũng có các ứng dụng khác nhau. Và tội phạm mạng có thể có kỹ năng sao chép chúng. Hơn 10.000 người đã tải xuống các ứng dụng tiền mã hóa giả mạo. Sau khi người dùng tải xuống các ứng dụng giả mạo này, họ có thể bắt đầu gửi thanh toán trực tiếp cho những kẻ lừa đảo. May mắn thay, có một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết trước khi tải xuống ứng dụng tiền mã hóa.
Lỗi chính tả trong tên hoặc mô tả ứng dụng. Các trang web sao chép sẽ sử dụng các chữ cái tương tự trong URL để làm cho nó trông giống như thật trong nháy mắt. Ví dụ: Sử dụng “m” thay vì “n”, “0” thay vì “o”,...
Các loại tiền mã hóa khác nhau cũng có các ứng dụng khác nhau. Và tội phạm mạng có thể có kỹ năng sao chép chúng. Hơn 10.000 người đã tải xuống các ứng dụng tiền mã hóa giả mạo. Sau khi người dùng tải xuống các ứng dụng giả mạo này, họ có thể bắt đầu gửi thanh toán trực tiếp cho những kẻ lừa đảo. May mắn thay, có một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết trước khi tải xuống ứng dụng tiền mã hóa.
Lỗi chính tả trong tên hoặc mô tả ứng dụng. Các trang web sao chép sẽ sử dụng các chữ cái tương tự trong URL để làm cho nó trông giống như thật trong nháy mắt. Ví dụ: Sử dụng “m” thay vì “n”, “0” thay vì “o”,...
Giả mạo các quỹ đầu tư và các team support
Đây là một trong những hình thức lừa đảo đáng cảnh giác. Khi ngày càng có nhiều team hay nhiều dự án tiềm năng và thu hút được nhiều nhà đầu tư. Việc kẻ gian lợi dụng danh tiếng và tự xưng thành viên của đội nhóm nổi tiếng trên twitter, facebook hoặc các mạng xã hội khác, để kêu gọi các bạn rót tiền tham gia dự án hay đầu tư. Đồng thời sẽ yêu cầu các bạn cung cấp những thông tin liên quan đến bảo mật, nhất là khóa cá nhân hoặc gửi tiền vào dự án. Nếu có ngày bạn gặp phải điều này, điều đầu tiên bạn cần làm là block tài khoản ngay lập tức, bởi vì chẳng có người nổi tiếng nào quan tâm đến bạn đâu.
Lừa đảo trên mạng xã hội
Dù trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay, không phủ nhận vai trò giải trí và cung cấp cho bạn lượng thông tin nhanh chóng của mạng xã hội. Nhưng các trò gian lận tiền mã hóa trên mạng xã hội cũng nhiều không kém. Thông thường, các kẻ lừa đảo thông qua một bài đăng hoặc quảng cáo trên mạng xã hội yêu cầu thanh toán bằng tiền mã hóa. Bạn thậm chí có thể thấy những người dùng khác phản hồi bài đăng hoặc share. Trên thực tế, đây có thể là những con Bot hoặc tin nhắn từ một người có tài khoản đã bị tấn công.
Mặt khác, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội dùng sức ảnh hưởng của mình để giới thiệu một loại tiền mã hóa mới và khuyến khích người dùng đăng ký hoặc gửi cho họ các khoản thanh toán để họ giúp nhân lên lợi nhuận một cách nhanh chóng. Điều này đôi khi có thể dẫn đến việc những người này và bọn lừa đảo sẽ bỏ túi riêng một số tiền khổng lồ, trong khi tài sản của bạn “bốc hơi không rõ lý do”.
Mặt khác, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội dùng sức ảnh hưởng của mình để giới thiệu một loại tiền mã hóa mới và khuyến khích người dùng đăng ký hoặc gửi cho họ các khoản thanh toán để họ giúp nhân lên lợi nhuận một cách nhanh chóng. Điều này đôi khi có thể dẫn đến việc những người này và bọn lừa đảo sẽ bỏ túi riêng một số tiền khổng lồ, trong khi tài sản của bạn “bốc hơi không rõ lý do”.
Mô hình Ponzi
Mô hình ponzi là mô hình khá quen thuộc khi nhắc đến, và hầu như các bạn đã từng nghe đó chính là chiêu trò đa cấp như ở Việt Nam chúng ta. Đơn giản, những kẻ lừa đảo sẽ lấy tiền của nhà đầu tư mới để trả cho các nhà đầu tư cũ. Khi không còn dụ dỗ được người khác tham gia nữa thì cuộc chơi kết thúc và bạn sẽ mất trắng tiền.
Ví dụ: Mô hình Ponzi khét tiếng nhất trong lịch sử tiền mã hóa là Bitconnect. Đáng ngạc nhiên, nó đã duy trì hoạt động trong một năm, cho đến khi họ thực hiện vụ exit scam lớn nhất cho đến nay. Vào thời điểm sụp đổ, vốn hóa thị trường của Bitconnect là khoảng 2 tỷ đô la và giá của đồng token là khoảng 320 đô la. Trong vòng chưa đầy 24 giờ, nó giảm mạnh xuống còn 6 đô la và vốn hóa thị trường giảm xuống còn 40 triệu đô la.
TỔNG KẾT
Trên đây là Top 5 hình thức Scam phổ biến trên thị trường, các bạn hãy thật sự cảnh giác để không bị mất số tài sản là “mồ hôi công sức” đã kiếm được nhé. Chúc các bạn đầu tư thành công!