Thị trường điều chỉnh là gì? Tại sao thị trường Crypto phải điều chỉnh?

TrucAnh

🦐Tôm Ngốc Nghếch🦐
1624894024346.png

Giới thiệu​

Trong một thị trường, chắc chắn giá không thể di chuyển 1 hướng theo chiều tăng và việc điều chỉnh cũng vậy. Chỉ cần nhìn bằng mắt thường chúng ta cũng có thể thấy, thị trường crypto thời gian qua đã tăng giá quá lâu và việc điều chỉnh chỉ nằm ở vấn đề thời gian, mức độ và tốc độ.

Từ ngày Santoshi Nakamoto tạo ra bitcoin và phát hành vào năm 2009 đến nay, Bitcoin đã trải qua bao thăng trầm và chúng ta cũng chứng kiến những đợt tăng giảm chóng mặt, và khi leader là Bitcoin biến động, việc altcoin tăng giảm cũng không có gì lạ, đó là một phần không thể thiếu của Crypto.

"Nếu thị trường không loại bỏ được những kẻ yếu, thì nó sẽ không có nền tảng tăng trưởng vững chắc để phát triển hơn nữa. Khi quá nhiều bàn tay yếu ở tồn tại trong đó, thì một lúc nào đó nó sẽ phải giảm, điều chỉnh. Không chắc chắn sự việc nào sẽ xảy ra trước nhưng sau khi tái tạo lại, nền tảng tăng trưởng chắc chắn sẽ vững chắc hơn" CEO Binance -CZ
Cùng mình tìm hiểu lý do, nguyên tắc của sự điều chỉnh trong thị trường như thế nào và cách thức giao dịch khi thị trường điều chỉnh nhé!

Điều chỉnh là gì?​

Điều chỉnh được định nghĩa là cân bằng lại cung - cầu trên thị trường khi một tài sản bị mất cân bằng giữa 2 lực lượng này, việc điều chỉnh thường diễn ra chớp nhoáng và vẫn giữ được xu hướng chính.

Ngoài ra, để gọi là điều chỉnh thì giá phải giảm ít nhất 10% từ giá đỉnh, con số còn có thể lên tới 30% - 50%. Việc xác định là sẽ điều chỉnh bao nhiêu, bao giờ điều chỉnh thường chỉ được thông qua các dự báo, đánh giá tình hình vĩ mô, phân tích cơ bản hoặc các chỉ báo phân tích kỹ thuật (quá bán, quá mua…).

Tuy nhiên, thời điểm diễn ra điều chỉnh chính xác thì không ai có thể xác định vì có thể chúng sẽ diễn ra khi tâm lý chúng ta chủ quan với thị trường nhất.

Ví dụ: Tình huống giảm giá ngày hôm qua của BTC:

gx6k4MclamfqRCHdvOxDKb9qzF2DanYqXw55VqPeikhf2BloKxhkxcoCC_TDvuY3DgWwel6JobCDNQxdTh9KLYcFaclsA-tEOqoDdrPAeTWoyqHYNKqokkE4qvMCwwBfCaSGhIYU
Chart BTC/USDT khung H4​
Giá điều chỉnh về vùng $30,000 chỉ trong vài cây nến và ngay sau đó lại hồi về nhanh chóng, nếu không để ý liên tục thị trường thì gần như chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những chiếc râu mà không cảm nhận được sự khốc liệt trong những giờ phút đó.

Nguyên tắc của việc điều chỉnh trong thị trường​

Sự điều chỉnh của thị trường Crypto không có nghĩa là kết thúc giai đoạn tăng giá bền vững của toàn bộ thị trường.

Với Bitcoin, khi trải qua một đợt tăng giá quá dài và mạnh, bên mua gần như áp đảo bên bán, đến một thời kỳ nhu cầu này suy yếu vì giá đã quá cao. Những nhà đầu tư từ trước nhận thấy nhu cầu mua vào để giá tăng lên có vẻ không còn nữa và họ bắt đầu chốt lời, bán ra một lượng lớn từ đó khiến giá điều chỉnh.

Ví dụ: Đợt tăng giá 2020 vừa rồi đã đưa BITCOIN tăng liên tục từ đáy vùng dưới $4,000 lên hẳn vùng đỉnh là $64,000. Trong đợt tăng này, rất nhiều nhà đầu tư đã có được mức lợi nhuận cực tốt. Khi nhận thấy lực mua để đẩy giá lên có vẻ đã hết thì giá đã điều chỉnh về tận vùng $30,000, khiến nhiều nhà đầu tư sợ hãi, bán tháo những coin/token đang nắm giữ.

rDmIYDMtRVnU2PLa3cNon6YmuMzkWYbeYpkayN9LT8bBSZeizO-L_DV6t39V3TNbfikdJlky0GYehAj_Q0Ba3DTvKwbC9JtKvDI2IG74OlKpVpWVu1BYUVIdppj4gug8gRH4-cD1
Chỉ số sợ hãi - tham lam​
Như đã nói ở trên, để được tính là một đợt điều chỉnh thường chỉ được tính khi nó khiến giá giảm từ 10% trở lên, thông thường thậm chí còn diễn ra trong khoảng 30% thậm chí 50%.

Việc điều chỉnh có thể kết thúc sớm hơn khi vùng giá điều chỉnh về có một lực cầu đủ mạnh, tức là tại vùng giá đó lực bán không có, đồng thời lực mua lớn hơn sẽ đẩy giá tiếp tục xu hướng tăng giá trở lại. Trừ trường hợp phe gấu tấn công mạnh khiến giá đảo chiều chuyển xu hướng giảm.

Khi Bitcoin chạm mốc $10,000 vào nửa cuối năm ngoái, đã có một lực bán khá mạnh đẩy giá về vùng $8,000, nhưng do lúc này giá chưa phá vỡ trendline tăng từ vùng $3,500 nên xu hướng vẫn tiếp tục. Hoặc ngược lại, như năm 2017, giá điều chỉnh từ đỉnh $20,000 về vùng $3,000 thì xu hướng tăng giá đã xác định là không còn.

mi3mZ_3eZj8ydWxHlxPdMgMgRuj0Gt3KjISHPhvb9Dy0tMINWQsJ_CtRzctjBga6KkKhXFyn4pEVW9SzyCJbYS0nnWcH6L_owL5Pds_PRyD-qT-BF1BgURCMzS4l9GRs5KzsNyQ1
Chart BTC/USDT khung tuần​

Tâm lý đám đông lúc thị trường điều chỉnh như thế nào?​

Lúc thị trường điều chỉnh, đa phần mọi người thường lo sợ giá sẽ còn tiếp tục giảm và phân vân có nên bán tháo hay không.

Trong quá trình giao dịch, nếu chưa có đủ kinh nghiệm bạn rất dễ đưa ra các quyết định hấp tấp dựa trên cảm xúc. Nhưng nếu đã giao dịch đủ lâu, chắc chắn bạn sẽ không làm như vậy mà tỉnh táo hơn, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp, hỗn loạn khi giá giảm chóng mặt mà không phải đảo chiều.

Việc vững vàng với phân tích, chiến lược trong giai đoạn điều chỉnh là cực kỳ quan trọng nếu bạn không muốn bán đáy, mua đỉnh bởi cá mập, thị trường luôn có những cách thức làm cho bạn chán nản, cảm thấy do dự với quyết định ban đầu của mình.

Lúc này cá mập làm gì? Câu trả lời là họ sẽ làm mọi cách khiến đám đông suy nghĩ như họ muốn, vì vậy đa phần sẽ bá tháo và bán ngay đáy. Những người này sẽ làm điều ngược lại: mua hàng giá rẻ. Và vì nền tảng vốn vững chắc, họ có thể hold nhiều năm để có thể có được mức lợi suất cực cao mà chẳng cá con nào làm được.

Chiến lược giao dịch khi thị trường điều chỉnh là gì?​

Đối với Trader​

Trader thường đa phần là những trader trên khung nhỏ khoảng H1 - H4 hoặc D1. Vì vậy việc nhạy bén với xu hướng cần phải liên tục cập nhật. Ngoài ra, vì là trader nên rất nhiều người thích việc giá biến động, đây là cơ hội vì chỉ cần giao dịch đúng lúc thì chắc chắn sẽ có lợi nhuận ngay lập tức.

Hơn thế, nếu bạn trade margin có đòn bẩy, thì những con sóng lớn này có thể sẽ đem lại lợi nhuận cực lớn nếu bạn bắt đúng sóng/nhịp.

  • Trade không sử dụng đòn bẩy: Cách thức giao dịch lúc này là không nên FOMO vội vàng, hãy xác định đâu là vùng hỗ trợ quan trọng và có xác suất giảm về nhiều nhất, việc cần làm đơn giản là không FOMO và chỉ việc đặt lệnh ở những vùng giá quan trọng, dùng chiến lược DCA để có thể có vị thế tốt nhất cùng việc đặt bán ở vùng kháng cự giá hồi về.
  • Trade margin dùng đòn bẩy: Đánh break out, đánh theo sóng một cách cẩn thận, và khi có dấu hiệu có lực mua lên thì ngay lập tức đảo chiều, không cố đuổi theo sóng để hạn chế rủi ro.
-5FK4Tba6sMxsCDfG0kdiOSNtVPL_Ty157l7HBix1UTy_0Uxls6-qg_nWRrdhdyNlEpONU6IDDtmyheN3-BYmYa65siaN681AtjfWps6j5uxzAVlsMk0-g9wyZPQ2gf_2mkjYMJo
Ví dụ như hình, khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ $38,000 thì tất cả mọi người đều lao vào short, kết quả là thị trường panic sell và phe gấu đã đẩy giá về tận vùng $30,000. Nhưng, lực mua quá mạnh đẩy giá bật lên và $30,000 là vùng giá cực kỳ quan trọng của thị trường. Nếu bạn cố short lúc này chắc chắn đã cháy bởi nhiều người canh mua/long tại vùng giá này

Hoặc nếu là trader không sử dụng đòn bẩy, bạn đã canh mua tại hỗ trợ $32,000 vì đây là vùng chuyển giao xu hướng, chắc chắn giá sẽ có phản ứng mạnh mẽ.

=> Kết quả chỉ 1 hôm giá đã hồi về khu vực $40,000 và hầu hết trader đều có lợi nhuận ngay lập tức.


Nhưng là Trader, rủi ro đầu tư rất nhiều, bạn có thể giảm thiểu chúng bằng cách đặt cắt lỗ, chiến lược giao dịch cụ thể: mua ở đâu, bán ở đâu, vốn sử dụng là bao nhiêu…

Đối với Holder​

Với các holder thì việc lựa chọn vùng giá tiềm năng cũng tương tự như trader, nhưng chiến lược mua bán lại có nhiều điểm khác và thời gian hold cũng quyết định việc mua vào lúc nào.

Ví dụ, nếu bạn muốn đầu tư bitcoin trong thời gian khoảng trên 1 năm, bạn nhận thấy tương lai có thể giá sẽ tăng trưởng đến $100,000, vì vậy khi giá giảm về $32,000 bạn đã mua thêm.

Và đa phần đó là tâm lý của holder, cứ xuống vùng mua tiềm năng họ lại mua vào. Ngoài ra, có chiến lược khác nếu bạn muốn tối ưu lợi nhuận như đưa vào các sản phẩm cho vay, farming, staking… và những holder này chỉ bán ra khi đạt lợi nhuận hoặc thị trường dự đoán sắp đảo chiều trong dài hạn.

Đó là trường hợp với việc thị trường bị rút toàn bộ vốn, nhà đầu tư lớn tháo chạy và bảo thủ ở lại sẽ có thể khiến bạn bị kẹt vốn rất lâu sau đó. Bạn có thể áp dụng chiến lược cắt lỗ phù hợp tại các mốc giá quan trọng.

Vậy có nên đầu tư trong thời gian điều chỉnh thị trường?​

Trong khi thị trường điều chỉnh, bạn sẽ có thể có cơ hội mua được các coin/token với giá cực rẻ, đó có thể là đáy mà nó sẽ không bao giờ về một lần nào nữa do lực mua tăng dần đẩy giá lên các vùng kháng cự cao hơn. Có thể đây là cơ hội vàng với nhiều nhà đầu tư.

Nhưng ngược lại, bạn không thể chắc chắn rằng thị trường sẽ hồi phục, khi thị trường điều chỉnh cũng có thể là dấu hiệu của downtrend dài hạn và việc bắt đáy có thể sẽ khiến bạn rất lâu sau hoặc không bao giờ quay trở về được thời kỳ đó.

Ví dụ, năm 2017 là năm mà các dự án ICO liên tục bùng nổ, rất nhiều người đã all in khi BTC điều chỉnh 50% nhưng sau đó giá lao dốc, thị trường bị rút cạn vốn. Lúc này rất nhiều altcoin đã không bao giờ thấy trở về đỉnh, trở thành một đống “con số” vô giá trị trong tài khoản của nhà đầu tư khi họ không dám cắt lỗ dù thị trường có dấu hiệu đảo chiều.

Chờ đợi thị trường tăng trở lại trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và và sự phán đoán của bạn trong các gian khác nhau.

Kết luận​

Nói chung, điều chỉnh là tất yếu ở bất kỳ thị trường nào, đặc biệt là thị trường tài chính và Crypto đặc biệt hơn do sự non trẻ sẽ có sự biến động nhanh, mạnh hơn so với các thị trường khác.

Và không nên quá lo sợ trước những cú điều chỉnh, nếu bạn lên kế hoạch cẩn thận và luôn chuẩn bị để tránh: hết tiền trước cổng chợ và đề phòng các rủi ro, luôn chủ động thì sẽ hạn chế ít nhất sự thua lỗ thì chắc chắn bạn đang đi đúng hướng.
 

TinTin

🐋Cá Voi Phake🐋
Luật cung cầu thôi.
Với lại ko đủ lực để mà bay mãi
 
Thẻ
cân bằng cung cầu thị trường kiến thức blockchain thị trường crypto thị trường crypto điều chỉnh đòn bẩy
Bên trên