Tellor (TRB) – Có nên xuống tiền vào lúc này?

NhiDangHuongGiang

🐟Cá Con Lom Dom🐟
Oracle là một trong những ngách có sự ứng dụng và tốc độ phát triển cực nhanh trong crypto. Với sự phát triển liên tục của DeFi và các dịch vụ tài chính, nhu cầu sử dụng nguồn cấp dữ liệu ngày một nhiều. Hôm nay, mời các bạn cùng mình tìm hiểu về Tellor – một trong những dự án Oracle được nhiều người kì vọng sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong tương lai.

Giới thiệu về Tellor

Tellor (TRB) là một hệ thống oracle, nơi mà các thợ đào sẽ cạnh tranh với nhau để xác nhận, thêm các điểm dữ liệu lên một ngân hàng dữ liệu on-chain.

Cách Tellor hoạt động

tellor-trb-1
Sơ đồ hoạt động của Tellor
Trên đây là sơ đồ thể hiện cách mà Tellor hoạt động. Cụ thể:
  1. Người dùng sẽ gửi truy vấn tới Tellor kèm theo những phần thưởng để khuyến khích miner thực hiện các truy vấn của mình.
  2. Một vài người dùng khác cũng muốn những dữ liệu tương tự người dùng ở trên, do đó sẽ trả thêm một phần tip để truy vấn dữ liệu được miner ưu tiên.
  3. Cứ mỗi 5 phút, smart-contract của Tellor sẽ lựa chọn những nhóm queries (truy vấn) có mức tài trợ tốt nhất, tập hợp thành một thử thách mới để các miner xử lý.
  4. Thợ đào sẽ sử dụng PoW và các dữ liệu off-chain của họ tới smart-contract. Smart-contract của Tellor sẽ tự sắp xếp các giá trị nhận được. Sau khi nhận được 5 giá trị, giá trị chính thức (trung bình của 5 giá trị) sẽ được chọn và lưu lại on-chain. Các miner được phân bổ lại phần thưởng (gồm basic reward + tip). Mỗi chu kỳ cập nhật dữ liệu như vậy được gọi là 1 block. Như vậy, cứ khoảng 5 phút chính là thời gian hình thành một block của Tellor.
  5. Bất kỳ ai nắm giữ TRB đều có thể tham gia tranh chấp tính hợp lệ của giá trị vừa được khai thác bằng cách trả phí. Trong 2 ngày, chủ sỡ hữu TRB sẽ bỏ phiếu về tính hợp lệ của dữ liệu. Kết quả cuộc bỏ phiếu lại tiếp tục có thể tranh chấp bằng cách trả phí tranh chấp gấp đôi hôm trước. Việc biểu quyết sẽ tiếp tục được thực hiện. Cứ như vậy, quá trình tranh chấp sẽ tiếp tục cho đến khi nào… không còn tranh chấp nữa. Nếu kết quả dữ liệu sai, miners sẽ mất phần stake TRB của họ. Nếu đúng, phí tranh chấp của bên kia sẽ được trả cho miner.
  6. Mỗi một địa chỉ đào không thể giành được các block liên tục. Thời gian chờ hiện tại cho từng miner là khoảng 15 phút (tương đương 3 block).
Như vậy, cơ chế trả phí để thu lại dữ liệu trên Tellor hoàn toàn tương tự như cách EIP-1559 hoạt động trên Ethereum. Sẽ có một phần Base Reward + Tip (dưới dạng TRB) cho miner. Một nửa số tiền tip được trả cho miner, một nửa còn lại sẽ được đốt cháy.

Cơ chế PoW của Tellor

Để trở thành miner, mỗi miner phải stake 1.000 TRB. Việc này nhằm đảm bảo các miner sẽ có trách nhiệm trong việc cung cấp dữ liệu chính xác. Với giá trị stake không quá lớn, Tellor có thể nhận được sự tham gia của nhiều bên hơn, từ đó đảm bảo tính phi tập trung.

Với cơ chế sử dụng giá trị trung bình, Tellor cho phép hạn chế tối đa việc thao túng giá xảy ra bởi một số bên. Ngoài ra, cơ chế tranh chấp và đặt cược đảm bảo tối ưu sự chính xác của dữ liệu và bảo mật cho hệ thống.

:vitsot::vitsot::vitsot:

Với cơ chế PoW này, tính bảo mật của Tellor sẽ được tăng cường khi:
  • Có nhiều hơn nhu cầu sử dụng dữ liệu
  • Nhiều bên tham gia bỏ phiếu tranh chấp hơn (do đó, phi tập trung hơn)
  • Giá TRB cao hơn (để tham gia miner và tranh chấp cần nhiều tiền hơn)
oracle
Thị phần của các blockchain oracle hiện nay (trừ Chainlink). Nguồn: Kyros Ventures

TRB Token

TRB là token gốc của Tellor. Hiện tại, TRB có các ứng dụng chính:

  • Trả cho các yêu cầu cung cấp dữ liệu
  • Phần thưởng cho bên cung cấp dữ liệu
  • Stake để trở thành miner
  • Chi phí cho tranh chấp và bỏ phiếu tranh chấp
TRB có nguồn cung vô hạn, được xác định bởi tỉ lệ sử dụng và khai thác.

Có thể thấy rằng, tỉ lệ đốt TRB (tip) so với số lượng TRB Token phát hành mỗi ngày là rất nhỏ. Do đó, việc đốt tip này chưa thực sự tạo ra nhu cầu tốt cho TRB.

Cơ chế chia sẻ doanh thu (Revenue sharing)

Doanh thu của TRB sẽ được chia lại hầu hết cho miner. Chỉ 10% doanh thu sẽ được chia sẻ cho đội ngũ phát triển dự án, được sử dụng vào nhiều mục đích như: quảng cáo, đảm bảo một phần quyền quản trị, khuyến khích đội ngũ tiếp tục đồng hành dự án…

Đây cũng là một trong những cách tạo ra nguồn cầu cho TRB khi hầu hết doanh thu từ dự án được chia sẻ cho miner.

Chorus – vũ khí mới của Tellor?

Trong thời gian gần đây, Tellor đã thông báo về sự ra mắt của Chorus – một sản phẩm gắn liền với Tellor Oracle Ecosystem.

Chorus là một giao thức nơi cộng đồng có thể tạo ra các semi-stablecoin phù hợp với từng nhu cầu sử dụng.

Cách hoạt động của Chorus

Người dùng thế chấp tài sản ERC-20 bất kỳ vào 1 pool (gọi là Anthem). Mỗi Anthem sẽ gồm những đặc điểm riêng có thể thiết lập, sau khi được thiết lập sẽ mở khóa tài sản mới gọi là Note (một dạng stable money). Giá trị tài sản thế chấp sẽ được tính toán bằng nguồn dữ liệu từ TRB Oracle.

Đọc đến đây, chắc hẳn các bạn có thể thấy Anthem là giao thức tương tự MakerDAO.

:vithoctap::vithoctap::vithoctap:

So sánh với các đối thủ khác (ChainLink và Band Protocol)

tellor-trb-2
So sánh Tellor vs. ChainLink vs Band Protocol

Nhà đầu tư

Maker, Binance Labs và Consensys.

Tốc độ tăng trưởng khách hàng

Hiện tại có đâu đó 4 – 5 dự án sử dụng giải pháp của Tellor, rất khiêm tốn so với con số 46 khách hàng của Band và vài trăm khách hàng của Chainlink.

Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là vì khả năng cung cấp dữ liệu của TRB còn kém đa dạng, đồng thời chưa tối ưu cho việc hỗ trợ multi-chain.

Tổng kết

Theo quan điểm cá nhân của người viết, một dự án oracle tiềm năng là dự án có tốc độ tăng trưởng khách hàng nhanh chóng.

Với token utility của TRB, chỉ có gia tăng khách hàng => gia tăng query => tăng fee + tip => tăng lượng token được đốt đồng thời tăng reward cho staker thì nhu cầu mua TRB staking + lượng TRB đốt sẽ được gia tăng, tạo ra một buy-demand cực mạnh cho TRB.

:vitnoinong::vitnoinong::vitnoinong:
 
Thẻ
dự án tellor tellor tellor là gì trb coin trb token
Bên trên