Private Smart Contract là gì? Hiểu thế nào cho đúng?

Kinhnghiemtrade

🐟Cá Con Lom Dom🐟
Trong giai đoạn đầu của các thế hệ blockchain tiếp theo bitcoin, có 2 xu hướng chính để phát triển đó là: Tăng cường phát triển chức năng / ứng dụng và tăng cường tính bảo mật / riêng tư.

Với sự ra đời của smart contract, cho phép những người tham gia thống nhất với nhau về các nguyên tắc mà các nguyên tắc này sẽ được thực hiện tự động sau khi các bên tham gia ký xác nhận vào hợp đồng này. Vậy làm thế nào để kết hợp cả tính mở rộng chức năng ứng dụng và tính bảo mật trong smart contract. Chúng ta cùng tìm cách giải thích bằng ví dụ cho dễ hiểu nhất nhé.
1647621429313.png

=> Trước tiên, Chúng ta cùng tìm hiểu một mô hình bảo mật thông dụng nhé:​

1. Zero knowledge proof

Ta có 1 ví dụ, Nếu Alice muốn giải một bảng số Sudoku cấp độ khó, nhưng lại không thể tự mình giải được. Do đó cô ấy quyết định mua đáp án từ những người có đáp án chính xác cho bảng số Sudoku đó. Alice sử dụng smart contract, cô mã hóa câu đó sudoku đó vào smart contract và deposit số tiền mà cô sẽ trả cho người có đáp án đúng. Các điều kiện của smart contract là ai có thể cung cấp đáp án đúng thì sẽ được nhận tiền, ai không có đáp án đúng sẽ không nhận được gì cả. Vậy ở trong hợp đồng này, đối tượng cần bảo mật là đáp án của bảng số sudoku cần được đảm bảo là bất cứ ai chứng minh mình có đáp án, thì họ không cần làm lộ toàn bộ đáp án của mình. Ở đây ta có thể thấy giải pháp zero knowledge proof có thể được áp dụng. Điểm hạn chế của cơ chế này là không thể tương tác nhiều bên.​

2. Hide programming

Nếu thêm 1 tầng bảo mật nữa, Alice lại không muốn cho ai biết là mình muốn mua đáp án. Việc cô muốn che dấu nội dung hợp đồng (Gọi là hide programming) này với tất cả những người bên ngoài khác. Chỉ có người trong cuộc biết với nhau.​

3. Secure Multi-party Computatio

Nếu mô hình câu đố mang tính chất phức tạp hơn, trong đó đòi hỏi nhiều input và cập nhật trạng thái. Ví dụ: Alice và Bob cùng lập 1 hợp đồng thông minh, để cá cược 1 ván cờ và cùng deposit số tiền của mình vào. Nếu ai thắng sẽ được nhận số tiền của người còn lại. Sau mỗi 1 nước đi, thì hợp đồng thông minh sẽ tự kiểm tra xem nước đi có hợp lệ hay không và cập nhật lại trạng thái của hợp đồng. Với các yêu cầu việc tính toàn với nhiều inputs từ nhiều đối tượng tham gia, sẽ đòi hỏi 1 cơ chế bảo mật khác là sMPC (secure Multi-party Computation). Điểm hạn chế là cơ chế này là phải thực hiện tính toán nhiều lần và phần communication cũng yêu cầu nhiều hơn, dẫn đến làm chậm hệ thống và tăng chi phí.​
  • TEE: Sử dụng các thiết bị phần cứng đáng tin cậy để xử lý việc tính toán bí mật. Việc sử dụng thiết bị phần cứng chuyên dụng cho việc tính toán bảo mật giúp cho các smart contract có thể đạt hiệu suất cao. Tuy nhiên lại vướng vào vấn đề phi tập trung, khi hệ thống phải phụ thuộc vào phần cứng của những nhà sản xuất cụ thể. Và không ai đảm bảo có sự gián điệp cài sẵn trong phần cứng đó không.​
  • Off-Chain: Các cá nhân tham gia được khuyến khích tương tác ngoài chuỗi (off-chain) và chỉ sử dụng blockchain như giải pháp giải quyết tranh chấp (nếu có). Với off-chain smart contract là 1 giải pháp hide programming. Giải pháp off-chain giúp tăng khả năng mở rộng và giải pháp riêng tư rất hiệu quả.​

Bài viết hơi nhiều thuật ngữ chuyên môn, anh em đọc và ngẫm nhé. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết. Many thanksss!!​

:1502-pepelaugh::1502-pepelaugh::1502-pepelaugh:
 
Thẻ
blockchain private smart contract private smart contract là gì thị trường crypto tiền mã hóa
Bên trên