Sáng nay, các trang truyền thông đồng loạt đưa tin Việt Nam đang tạo khuôn khổ để hợp thức hóa tiền mã hóa. Nhiều bạn vẫn đang không biết điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến quá trình đầu tư của họ. Bài viết này sẽ cho các bạn câu trả lời đó. Chúng ta cùng bắt đầu nhé!
1. Tổng quan thị trường tiền mã hóa tại Việt Nam
Theo báo cáo của chainalysis Việt Nam đứng đầu trong các quốc gia có tỷ lệ chấp nhận tiền mã hóa, tiếp theo là Ấn Độ và Pakistan.
Trong một nghiên cứu khác của họ, cũng chỉ ra rằng Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 với tỷ lệ chấp nhận về Defi, sau Mỹ. Tiếp theo là Thái Lan và Trung Quốc.
Trong một báo cáo khác từ Consensys về việc tổng hợp các giao dịch trên ví Metamask, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 về các giao dịch và các địa chỉ ví.
=> Điều đó có cho thấy rằng: Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để khai thác tiềm năng của thị trường tiền mã hóa. Nếu tận dụng được lợi thế này, thì sẽ là một nguồn thu đáng kể góp phần phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các quốc gia khác đã từng ban hành các chính sách về tiền mã hóa thì sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần 2.
Trong một nghiên cứu khác của họ, cũng chỉ ra rằng Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 với tỷ lệ chấp nhận về Defi, sau Mỹ. Tiếp theo là Thái Lan và Trung Quốc.
Trong một báo cáo khác từ Consensys về việc tổng hợp các giao dịch trên ví Metamask, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 về các giao dịch và các địa chỉ ví.
=> Điều đó có cho thấy rằng: Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để khai thác tiềm năng của thị trường tiền mã hóa. Nếu tận dụng được lợi thế này, thì sẽ là một nguồn thu đáng kể góp phần phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các quốc gia khác đã từng ban hành các chính sách về tiền mã hóa thì sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần 2.
2. Khung pháp lý của Ấn Độ, Trung Quốc và Singapore đối với crypto
2.1. Đối với Ấn Độ
Chính phủ Ấn Độ cuối cùng đã đi đến quyết định đánh thuế đến 30%, mức thuế cao nhất tại Ấn Độ, đối với thu nhập phát sinh từ tài sản mã hóa, kể cả NFT. Hơn nữa, không được phép khấu trừ bất kỳ khoản chi tiêu hoặc trợ cấp nào cũng như miễn giảm trong khi tính toán thu nhập trên.
Kết luận: Ấn Độ sẽ không cấm tiền mã hóa, mà sẽ khai thác nguồn lợi từ tiền mã hóa.
Kết luận: Ấn Độ sẽ không cấm tiền mã hóa, mà sẽ khai thác nguồn lợi từ tiền mã hóa.
2.2. Đối với Trung Quốc
Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp quyết liệt cấm khai thác tiền mã hóa và hoạt động ngân hàng vào giữa tháng 5 và sau đó cấm tất cả các giao dịch vào tháng 9, nhiều công ty phải đóng cửa hoặc rời bỏ Trung Quốc để tìm một cơ quan quản lý dễ chịu hơn, có thể kể đến các sàn giao dịch phổ biến Huobi, KuCoin, Binance, BTC.com và Bitmain. Thậm chí những hội đào lớn nhất thế giới cũng từ bỏ và chặn IP Trung Quốc. Đến cả trang tin tức crypto hàng đầu Trung Quốc cũng ngừng hoạt động, CoinGecko và CoinMarketCap đều bị chặn tường lửa.
Kết luận: Trái ngược với Ấn Độ, Trung Quốc đưa ra những biện pháp quyết liệt nhằm cấm triệt để “tiền mã hóa”.
Kết luận: Trái ngược với Ấn Độ, Trung Quốc đưa ra những biện pháp quyết liệt nhằm cấm triệt để “tiền mã hóa”.
2.3. Đối với Singapore
Singapore được biết đến là một quốc gia khá thân thiện với crypto, tuy chưa có những quy định pháp lý cụ thể nhưng hàng loạt sàn giao dịch lớn cũng đã rút đơn đăng ký hoạt động và tuyên bố đóng của tại quốc đảo này điển hình là Binance...
3. Khung pháp lý sẽ ảnh hưởng thế nào đối với các nhà đầu tư Việt Nam?
Trước khi đưa ra nhận định, mình sẽ đưa cho anh em một vài phát ngôn từ những quan chức và các chuyên gia trong nước:
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định, Bitcoin và một số loại tiền số khác không phải đồng tiền pháp lệnh, nó là loại tài sản ảo, tiền ảo được mã hóa, là sản phẩm hiện đại của sự phát triển công nghiệp. Nó không phải phương tiện thanh toán và pháp luật Việt Nam không cho phép thực hiện chức năng của đồng tiền pháp lệnh tại Việt Nam. “Chính vì thế, việc sử dụng đồng tiền ảo này làm phương tiện thanh toán hay làm phương tiện chức năng như đồng tiền của chúng ta hiện nay là vi phạm pháp luật”, ông Đào Minh Tú nêu rõ.
TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính, ngân hàng, cảnh báo, nếu người dân tham gia vào mua bán tiền ảo trên mạng sẽ rất dễ trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, nếu không may gặp rủi ro hoặc xảy ra tranh chấp, người chơi sẽ không được pháp luật bảo vệ. Đặc biệt, việc giao dịch tiền ảo có thể dẫn tới tình trạng thất thu ngân sách, chảy máu ngoại tệ, hoặc rửa tiền xuyên biên giới.
=> Kết luận: Chắc hẳn chúng ta đang rất kỳ vọng về một chính sách mở cho tiền mã hóa tại Việt Nam. Tuy nhiên dựa vào những thông tin từ các nước trong khu vực Châu Á và các quan chức, chuyên gia tại Việt Nam, cỏ vẻ rằng việc chấp nhận tiền mã hóa là “khó khả thi”. Có chăng, các nhà đầu tư sẽ phải nộp thuế khi giao dịch crypto như Ấn Độ, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ.