hgiang28
🐋Cá Voi Phake🐋
Binance P2P là nền tảng giao dịch tiền mã hóa ngang hàng giữa người dùng và người dùng (peer-to-peer) hàng đầu trên thế giới. Tại Binance P2P, người dùng có thể mua và bán các đồng tiền mã hoá phổ biến, giao dịch với hàng triệu người dùng trên thế giới và có thể lựa chọn hơn giao dịch với hơn 150 phương thức thanh toán. Tuy nhiên vẫn có nhiều kẻ xấu lợi dụng lòng tin của mọi người để trục lợi. Vậy làm thế nào để nhận diện được những cái bẫy tih vi ấy? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
CÁCH NHẬN DIỆN VÀ XỬ LÝ LỪA ĐẢO TRONG GIAO DỊCH BINANCE
Làm giả hình ảnh biên lai chuyển tiền
Trong trường hợp này, kẻ lừa đảo là người mua tiền mã hóa từ bạn. Sau khi lệnh giao dịch được khớp, kẻ lừa đảo sẽ đánh dấu "Đã Thanh Toán" và gửi kèm cho bạn một biên lai chuyển tiền. Tuy nhiên, thực tế không hề có một khoản tiền nào được chuyển tới bạn, và biên lai đối tượng này gửi là giả. Trong trường hợp này, biên lai giả mạo trông giống như một biên lai thật với đầy đủ các trường thông tin. Kẻ lừa đảo sẽ sử dụng một mẫu biên lai này, chỉnh sửa thông tin khớp với giao dịch và gửi cho các nạn nhân.
Kẻ lừa đảo sẽ thành công khi nào?
Kẻ lừa đảo sẽ thuyết phục nạn nhân mình đã chuyển tiền thành công và yêu cầu nạn nhân mở khoá. Các lí do sử dụng bao gồm: tiền đã được chuyển đi chắc chắn sẽ đến tài khoản của nạn nhân, hoặc nạn nhân sẽ nhận được tiền ngay sau khi bấm nút xác nhận. Nếu người dùng sơ ý không kiểm tra tài khoản ngân hàng và vô tình xác nhận, tài sản sẽ được giải phóng cho kẻ lừa đảo. Như vậy, kẻ lừa đảo đã chiếm đoạt thành công tiền mã hoá của nạn nhân. Chúng sẽ bán tài sản ngay lập tức trên Binance P2P hoặc chuyển đến một ví khác.
Bạn cần làm gì để bảo vệ tài sản của mình?
Đầu tiên và trên hết, người dùng cần luôn luôn kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng của mình. Nếu hệ thống ngân hàng của bạn chưa hoặc không ghi nhận món chuyển tiền từ người mua, tuyệt đối không được giải phóng tài sản của mình.
Hãy để ý đến biên lai chuyển tiền. Nếu bạn nhận thấy có điều gì đó không đúng, thông tin sai, format không giống chuẩn, hình ảnh không rõ ràng v.v khả năng cao bạn đang giao dịch với một kẻ lừa đảo.
Nếu bạn nhận phải biên lai chuyển tiền đáng ngờ (như hình trên), và tài khoản ngân hàng của bạn không ghi nhận số dư, hãy ngay lập tức bấm khiếu nại để bộ phận Hỗ trợ khách hàng của Binance P2P can thiệp.
Chuyển thiếu nhiều tiền
Trong trường hợp này, kẻ lừa đảo đóng vai người mua tiền mã hóa từ bạn khi giao dịch P2P. Thủ đoạn của kẻ lừa đảo là tạo Quảng cáo mua với một số tiền cố định hoặc chọn mua từ một quảng cáo khác với số tiền cố định. Đối tượng sẽ đặt một lệnh mua, ví dụ với số tiền là 29,999,999 VND. Tuy nhiên trên thực thế, đối tượng chỉ thanh toán 29,999 VND cho bạn.
Kẻ lừa đảo sẽ thành công khi nào?
Kẻ lừa đảo sẽ thành công nếu bạn sơ ý cho rằng mình đã nhận đủ tiền và bấm xác nhận giải phóng tài sản. Điều này xảy ra vì số tiền giao dịch và số tiền chuyển khoản trông có vẻ giống nhau, và người bán không kiểm tra kỹ thông báo số dư hoặc tài khoản ngân hàng.
Bạn cần làm gì để bảo vệ tài sản?
Đầu tiên và trên hết, người dùng cần luôn luôn kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng của mình. Nếu hệ thống ngân hàng của bạn chưa hoặc không ghi nhận món chuyển tiền từ người mua, bạn không được giải phóng tài sản của mình. Nếu gặp trường hợp số tiền chuyển khoản giống như trong trường hợp này, hãy ngay lập tức bấm khiếu nại để bộ phận Hỗ trợ khách hàng của Binance P2P can thiệp.
Giả mạo tài khoản Hỗ trợ khách hàng (CS) của Binance trên Zalo và chiếm quyền truy cập tài khoản người dùng
Một trường hợp tinh vi hơn là kẻ lừa đảo sẽ giả mạo là nhân viên của Binance hoặc giả mạo tổng đài / tài khoản Hỗ trợ khách hàng (CS) của Binance. Mục đích của kẻ lừa đảo là chiếm quyền kiểm soát tài khoản Binance của nạn nhân để chuyển tài sản sang một ví khác, hoặc bán trên Binance P2P.
Thủ đoạn của kẻ lừa đảo là gì?
Kẻ lừa đảo thông qua giao dịch P2P sẽ lấy được số liên lạc của bạn. Kẻ lừa đảo sau đó sẽ dùng số điện thoại quốc tế gọi cho nạn nhân và thông báo mình là bộ phận Hỗ trợ khách hàng của Binance để hỗ trợ cho giao dịch P2P, đề nghị được hỗ trợ giải quyết khiếu nại / vấn đề cho nạn nhân, và đề xuất nạn nhân đồng ý kết bạn trên Zalo hoặc Viber.
Bước tiếp theo, kẻ lừa đảo sẽ chat với nạn nhân trên mạng xã hội. Đối với giao dịch P2P đang có tranh chấp, kẻ lừa đảo có thể thuyết phục nạn nhân bỏ khiếu nại và đồng ý xác nhận giải phóng tài sản (nếu nạn nhân là người bán), lấy lý do ngay sau khi giải phóng tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của nạn nhân. Hoặc kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân đăng xuất tài khoản, quét mã QR, và cung cấp 3 mã xác minh lấy lý do reset lại tài khoản cho nạn nhân.
Kẻ lừa đảo sẽ thành công khi nào?
Kẻ lừa đảo sẽ thành công nếu nạn nhân làm theo yêu cầu của kẻ lừa đảo: Quét mã QR hoặc cung cấp các mã xác minh cho kẻ lừa đảo như mã xác minh Google Authenticator, mã xác mình gửi đến email và sms của nạn nhân). Như vậy kẻ lừa đảo đã thực hiện thành công chiếm quyền truy cập tài khoản Binance của nạn nhân. Sau đó đối tượng sẽ tiến hành bán tài sản trên P2P hoặc rút về ví khác. Trong trường hợp giao dịch P2P đang tranh chấp, nếu nạn nhân nghe theo tài khoản giả mạo Binance mà xác nhận giải phóng, nạn nhân sẽ bị mất tài sản.
Bạn cần làm gì để bảo vệ tài sản?
Đầu tiên và trên hết, người dùng cần lưu ý không được cung quét bất kỳ mã QR nào mà không phải được cung cấp trên website hoặc ứng dụng chính thức của Binance, đặc biệt là cung cấp qua mạng xã hội. Tiếp theo, trong bất cứ trường hợp nào, cũng không được cung cấp các mã xác minh, kể cả cho nhân viên của Binance. Các mã xác minh này là các mã được gửi riêng cho người dùng Binance, dùng để xác nhận các giao dịch hoặc thao tác quan trọng, chỉ có người dùng Binance biết các mã xác minh này.
Nếu gặp trường hợp số tiền chuyển khoản giống như trong trường hợp này, hãy ngay lập tức báo ngay cho bộ phận Hỗ trợ khách hàng của Binance P2P can thiệp, hoặc đặt câu hỏi cho cộng đồng người dùng Binance (Facebook, Telegram) để được hỗ trợ.
Lừa đảo liên quan đến các nền tảng thanh toán quốc tế
Hiện tại có nhiều người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài và sử dụng các nền tảng thanh toán quốc tế như PayPal hay Skrill để gửi và nhận tiền. Vì đây là các nền tảng thanh toán phổ biến trên thế giới, các đối tượng cũng sẽ tìm cách để lừa đảo khi giao dịch P2P lựa chọn những nền tảng này làm phương thức thanh toán.
Một trong những thủ đoạn lừa đảo là giả email xác nhận thanh toán (Kẻ lừa đảo sẽ đóng vai người mua tiền mã hóa trong trường hợp này). Bill thanh toán giả sẽ được gửi đến email của nạn nhân, thông báo xác nhận thanh toán, và tiền đang/đã được chuyển đến tài khoản của nạn nhân. Thực tế, kẻ lừa đảo không hề thanh toán cho giao dịch này.
Trong hình này, giao dịch diễn ra với phương thức thanh toán là Skrill. Kẻ lừa đảo sẽ tạo một email mạo danh Skrill. Hãy chú ý tên miền, đây không phải là địa chỉ email chính thức của Skrill, mà là Gmail, địa chỉ mà ai cũng có thể tạo miễn phí được. Sau đó, hắn soạn nội dung thông báo chuyển tiền thành công từ địa chỉ email mạo danh trên, và gửi đến nạn nhân, nhằm đánh lừa người bán rằng hắn đã thanh toán và yêu cầu người bán mở khóa tiền mã hóa.
Kẻ lừa đảo sẽ thành công khi nào?
Với những thủ đoạn này. người dùng sẽ bị mất tài sản nếu xác nhận mở khoá tiền mã hoá vì tin rằng tiền đã/đang được ghi có trong tài khoản (Skrill) của mình. Khi người dùng phát hiện và báo cáo, thông thường kẻ lừa đảo đã kịp rút về ví của chúng ở ngoài Binance.
Bạn cần làm gì để bảo vệ tài sản?
Đầu tiên, người dùng cần tìm hiểu kỹ phương thức ghi có của các nền tảng thanh toán cũng như mẫu email và địa chỉ email xác nhận. Các nội dung thông báo từ những nền tảng này đều được gửi đi từ những địa chỉ email chính thức với tên miền của công ty, không phải từ Gmail. Hãy chú ý điều này! Đối với các địa chỉ email tự nhận là từ Binance, người dùng có thể xác minh các địa chỉ này tại
Hy vọng đây sẽ là kinh nghiệm bổ ích cho anh em. Hãy cẩn thận nhé! Vì ngoài những chiêu trò này ra mỗi ngày bọn chúng sẽ nghĩ ra nhiều chiêu trò mới mẻ. Mình sẽ cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích mỗi ngày giúp bạn tránh xa lừa đảo!!!
CÁCH NHẬN DIỆN VÀ XỬ LÝ LỪA ĐẢO TRONG GIAO DỊCH BINANCE
Làm giả hình ảnh biên lai chuyển tiền
Trong trường hợp này, kẻ lừa đảo là người mua tiền mã hóa từ bạn. Sau khi lệnh giao dịch được khớp, kẻ lừa đảo sẽ đánh dấu "Đã Thanh Toán" và gửi kèm cho bạn một biên lai chuyển tiền. Tuy nhiên, thực tế không hề có một khoản tiền nào được chuyển tới bạn, và biên lai đối tượng này gửi là giả. Trong trường hợp này, biên lai giả mạo trông giống như một biên lai thật với đầy đủ các trường thông tin. Kẻ lừa đảo sẽ sử dụng một mẫu biên lai này, chỉnh sửa thông tin khớp với giao dịch và gửi cho các nạn nhân.
Kẻ lừa đảo sẽ thành công khi nào?
Kẻ lừa đảo sẽ thuyết phục nạn nhân mình đã chuyển tiền thành công và yêu cầu nạn nhân mở khoá. Các lí do sử dụng bao gồm: tiền đã được chuyển đi chắc chắn sẽ đến tài khoản của nạn nhân, hoặc nạn nhân sẽ nhận được tiền ngay sau khi bấm nút xác nhận. Nếu người dùng sơ ý không kiểm tra tài khoản ngân hàng và vô tình xác nhận, tài sản sẽ được giải phóng cho kẻ lừa đảo. Như vậy, kẻ lừa đảo đã chiếm đoạt thành công tiền mã hoá của nạn nhân. Chúng sẽ bán tài sản ngay lập tức trên Binance P2P hoặc chuyển đến một ví khác.
Bạn cần làm gì để bảo vệ tài sản của mình?
Đầu tiên và trên hết, người dùng cần luôn luôn kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng của mình. Nếu hệ thống ngân hàng của bạn chưa hoặc không ghi nhận món chuyển tiền từ người mua, tuyệt đối không được giải phóng tài sản của mình.
Hãy để ý đến biên lai chuyển tiền. Nếu bạn nhận thấy có điều gì đó không đúng, thông tin sai, format không giống chuẩn, hình ảnh không rõ ràng v.v khả năng cao bạn đang giao dịch với một kẻ lừa đảo.
Nếu bạn nhận phải biên lai chuyển tiền đáng ngờ (như hình trên), và tài khoản ngân hàng của bạn không ghi nhận số dư, hãy ngay lập tức bấm khiếu nại để bộ phận Hỗ trợ khách hàng của Binance P2P can thiệp.
Chuyển thiếu nhiều tiền
Trong trường hợp này, kẻ lừa đảo đóng vai người mua tiền mã hóa từ bạn khi giao dịch P2P. Thủ đoạn của kẻ lừa đảo là tạo Quảng cáo mua với một số tiền cố định hoặc chọn mua từ một quảng cáo khác với số tiền cố định. Đối tượng sẽ đặt một lệnh mua, ví dụ với số tiền là 29,999,999 VND. Tuy nhiên trên thực thế, đối tượng chỉ thanh toán 29,999 VND cho bạn.
Kẻ lừa đảo sẽ thành công khi nào?
Kẻ lừa đảo sẽ thành công nếu bạn sơ ý cho rằng mình đã nhận đủ tiền và bấm xác nhận giải phóng tài sản. Điều này xảy ra vì số tiền giao dịch và số tiền chuyển khoản trông có vẻ giống nhau, và người bán không kiểm tra kỹ thông báo số dư hoặc tài khoản ngân hàng.
Bạn cần làm gì để bảo vệ tài sản?
Đầu tiên và trên hết, người dùng cần luôn luôn kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng của mình. Nếu hệ thống ngân hàng của bạn chưa hoặc không ghi nhận món chuyển tiền từ người mua, bạn không được giải phóng tài sản của mình. Nếu gặp trường hợp số tiền chuyển khoản giống như trong trường hợp này, hãy ngay lập tức bấm khiếu nại để bộ phận Hỗ trợ khách hàng của Binance P2P can thiệp.
Giả mạo tài khoản Hỗ trợ khách hàng (CS) của Binance trên Zalo và chiếm quyền truy cập tài khoản người dùng
Một trường hợp tinh vi hơn là kẻ lừa đảo sẽ giả mạo là nhân viên của Binance hoặc giả mạo tổng đài / tài khoản Hỗ trợ khách hàng (CS) của Binance. Mục đích của kẻ lừa đảo là chiếm quyền kiểm soát tài khoản Binance của nạn nhân để chuyển tài sản sang một ví khác, hoặc bán trên Binance P2P.
Thủ đoạn của kẻ lừa đảo là gì?
Kẻ lừa đảo thông qua giao dịch P2P sẽ lấy được số liên lạc của bạn. Kẻ lừa đảo sau đó sẽ dùng số điện thoại quốc tế gọi cho nạn nhân và thông báo mình là bộ phận Hỗ trợ khách hàng của Binance để hỗ trợ cho giao dịch P2P, đề nghị được hỗ trợ giải quyết khiếu nại / vấn đề cho nạn nhân, và đề xuất nạn nhân đồng ý kết bạn trên Zalo hoặc Viber.
Bước tiếp theo, kẻ lừa đảo sẽ chat với nạn nhân trên mạng xã hội. Đối với giao dịch P2P đang có tranh chấp, kẻ lừa đảo có thể thuyết phục nạn nhân bỏ khiếu nại và đồng ý xác nhận giải phóng tài sản (nếu nạn nhân là người bán), lấy lý do ngay sau khi giải phóng tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của nạn nhân. Hoặc kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân đăng xuất tài khoản, quét mã QR, và cung cấp 3 mã xác minh lấy lý do reset lại tài khoản cho nạn nhân.
Kẻ lừa đảo sẽ thành công khi nào?
Kẻ lừa đảo sẽ thành công nếu nạn nhân làm theo yêu cầu của kẻ lừa đảo: Quét mã QR hoặc cung cấp các mã xác minh cho kẻ lừa đảo như mã xác minh Google Authenticator, mã xác mình gửi đến email và sms của nạn nhân). Như vậy kẻ lừa đảo đã thực hiện thành công chiếm quyền truy cập tài khoản Binance của nạn nhân. Sau đó đối tượng sẽ tiến hành bán tài sản trên P2P hoặc rút về ví khác. Trong trường hợp giao dịch P2P đang tranh chấp, nếu nạn nhân nghe theo tài khoản giả mạo Binance mà xác nhận giải phóng, nạn nhân sẽ bị mất tài sản.
Bạn cần làm gì để bảo vệ tài sản?
Đầu tiên và trên hết, người dùng cần lưu ý không được cung quét bất kỳ mã QR nào mà không phải được cung cấp trên website hoặc ứng dụng chính thức của Binance, đặc biệt là cung cấp qua mạng xã hội. Tiếp theo, trong bất cứ trường hợp nào, cũng không được cung cấp các mã xác minh, kể cả cho nhân viên của Binance. Các mã xác minh này là các mã được gửi riêng cho người dùng Binance, dùng để xác nhận các giao dịch hoặc thao tác quan trọng, chỉ có người dùng Binance biết các mã xác minh này.
Nếu gặp trường hợp số tiền chuyển khoản giống như trong trường hợp này, hãy ngay lập tức báo ngay cho bộ phận Hỗ trợ khách hàng của Binance P2P can thiệp, hoặc đặt câu hỏi cho cộng đồng người dùng Binance (Facebook, Telegram) để được hỗ trợ.
Lừa đảo liên quan đến các nền tảng thanh toán quốc tế
Hiện tại có nhiều người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài và sử dụng các nền tảng thanh toán quốc tế như PayPal hay Skrill để gửi và nhận tiền. Vì đây là các nền tảng thanh toán phổ biến trên thế giới, các đối tượng cũng sẽ tìm cách để lừa đảo khi giao dịch P2P lựa chọn những nền tảng này làm phương thức thanh toán.
Một trong những thủ đoạn lừa đảo là giả email xác nhận thanh toán (Kẻ lừa đảo sẽ đóng vai người mua tiền mã hóa trong trường hợp này). Bill thanh toán giả sẽ được gửi đến email của nạn nhân, thông báo xác nhận thanh toán, và tiền đang/đã được chuyển đến tài khoản của nạn nhân. Thực tế, kẻ lừa đảo không hề thanh toán cho giao dịch này.
Trong hình này, giao dịch diễn ra với phương thức thanh toán là Skrill. Kẻ lừa đảo sẽ tạo một email mạo danh Skrill. Hãy chú ý tên miền, đây không phải là địa chỉ email chính thức của Skrill, mà là Gmail, địa chỉ mà ai cũng có thể tạo miễn phí được. Sau đó, hắn soạn nội dung thông báo chuyển tiền thành công từ địa chỉ email mạo danh trên, và gửi đến nạn nhân, nhằm đánh lừa người bán rằng hắn đã thanh toán và yêu cầu người bán mở khóa tiền mã hóa.
Kẻ lừa đảo sẽ thành công khi nào?
Với những thủ đoạn này. người dùng sẽ bị mất tài sản nếu xác nhận mở khoá tiền mã hoá vì tin rằng tiền đã/đang được ghi có trong tài khoản (Skrill) của mình. Khi người dùng phát hiện và báo cáo, thông thường kẻ lừa đảo đã kịp rút về ví của chúng ở ngoài Binance.
Bạn cần làm gì để bảo vệ tài sản?
Đầu tiên, người dùng cần tìm hiểu kỹ phương thức ghi có của các nền tảng thanh toán cũng như mẫu email và địa chỉ email xác nhận. Các nội dung thông báo từ những nền tảng này đều được gửi đi từ những địa chỉ email chính thức với tên miền của công ty, không phải từ Gmail. Hãy chú ý điều này! Đối với các địa chỉ email tự nhận là từ Binance, người dùng có thể xác minh các địa chỉ này tại
Hy vọng đây sẽ là kinh nghiệm bổ ích cho anh em. Hãy cẩn thận nhé! Vì ngoài những chiêu trò này ra mỗi ngày bọn chúng sẽ nghĩ ra nhiều chiêu trò mới mẻ. Mình sẽ cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích mỗi ngày giúp bạn tránh xa lừa đảo!!!
Binance là một sàn giao dịch được thành lập bởi Changpeng Zhao và đứng đầu thế giới về khối lượng giao dịch.