Satoshi
🐋Cá Voi Phake🐋
Indicator (chỉ báo) là một trong ba công cụ phân tích kỹ thuật, bên cạnh Candle Pattern, Chart Pattern. Trong đó, Indicator được sử dụng phổ biến hơn nhờ đơn giản và dễ áp dụng.
Tùy thuộc vào từng trường phái mà có các Indicator khác nhau. Trong bài viết này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu Indicator là gì, các loại chỉ báo phổ biến và cách phân loại.
"dzoo nhe"
Các chỉ báo kỹ thuật thường được sử dụng theo khung thời gian và cặp tiền tệ. Nhà đầu tư có thể xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả, mang về nhiều lợi nhuận khi kết hợp các chỉ báo đúng cách. Với mỗi loại Indicator sẽ có cách tính khác nhau, thành phần khác nhau.
Có những loại Indicator chỉ gồm một thành phần như MA, RSI, CCI,… Có loại Indicator gồm nhiều thành phần như MACD, Bollinger Bands,… Mỗi giá trị của chỉ báo đại diện cho mỗi phiên giao dịch tương ứng. Tập hợp các giá trị chỉ báo trên cùng trục số sẽ tạo nên biểu đồ.
Dựa trên cách phân loại này, chỉ báo được chia ra làm hai loại là
Các loại chỉ báo nhanh phổ biến như CCI, RSI, Stochastic,… Các chỉ báo thường giới hạn phạm vi dao động bởi 2 giá trị. Giá trị giới hạn sẽ tùy thuộc vào từng điều kiện thị trường.
Ví dụ: với chỉ báo CCI giá trị giới hạn sẽ là -100 và 100 hoặc -200 và 200, chỉ báo RSI và Stochastic thì dao động giữa 2 đường giới hạn là 0 và 100.
Dựa vào đường giới hạn này, khi các chỉ báo tiến sát đường biên trên thì rơi vào vùng giá mua, thị trường sẽ điều chỉnh giảm. Ngược lại, thị trường sẽ điều chỉnh tăng, rơi vào vùng giá bán khi chỉ báo tiến sát đường biên dưới.
Tùy vào loại chỉ báo khác nhau sẽ có các ngưỡng mua, bán khác nhau. Với chỉ báo RSI ngưỡng mua và bán là 70 – 30, Stochastic là 80 – 20.
Thông thường mỗi chỉ báo sẽ cung cấp rất nhiều tín hiệu giao dịch cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải tín hiệu nào cũng sẽ đáng tin cậy.
Trong Trading, chỉ báo nhanh thường được sử dụng trong các thị trường có xu hướng. Chiến lược giao dịch hiệu quả nhất là giao dịch thuận theo chiều xu hướng. Khi thị trường đang có xu hướng tăng, một tín hiệu vào lệnh Buy sẽ mang lại hiệu quả giao dịch tốt hơn so với một tín hiệu vào lệnh Sell.
Trong đầu tư Forex, có 2 loại tín hiệu mạnh được tạo ra từ chỉ báo nhanh là:
Tuy nhiên, chỉ báo nhanh thường tạo ra rất nhiều tín hiệu, không phải tín hiệu nào cũng đáng tin cậy, có rất nhiều tín hiệu ảo được tạo ta. Nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng để áp dụng khi giao dịch, nếu chọn nhầm chỉ báo ảo sẽ rất rủi ro.
Một số chỉ báo chậm cung cấp các tín hiệu giao dịch đáng tin cậy như MACD, MA, Momentum,…
Các Indicator này sẽ dao động quanh một đường trung tâm. Tùy thuộc vào từng loại chỉ báo mà sẽ dao động quanh 1 đường cụ thể. Cụ thể,chỉ báo MACD thường sẽ dao động quanh đường 0, chỉ báo Momentum sẽ dao động quanh đường 100, còn MA sẽ di động dọc theo đường giá.
Chỉ báo chậm tạo ra các tín hiệu được giao cắt với các đường trung tâm. Tuy nhiên, trong các giao dịch Forex, so với tín hiệu phân kỳ/hội tụ được tạo ra giữa chỉ báo và đường giá, các tín hiệu mang lại hiệu quả kém hơn.
Với chỉ báo chậm, các Trader sẽ không nắm bắt cơ hội vào lệnh khi giá đạt đỉnh hoặc chạm đáy do các chỉ báo phát ra tín hiệu trễ. Tuy nhiên, nếu thị trường có sự biến động mạnh, chỉ báo này sẽ giúp các Trader mang về khoản lợi nhuận cao.
Cơ hội giao dịch với chỉ báo chậm sẽ thấp khi xu hướng kéo dài, các tín hiệu được tạo ra ít. Vì vậy, trong thị trường Sideway, nhóm chỉ báo này không phù hợp để áp dụng giao dịch.
So với chỉ báo nhanh, chỉ báo chậm thường mang lại lợi nhuận ổn định, an toàn cho các nhà đầu tư nhờ tín hiệu tốt và chính xác. Tuy nhiên, do tín hiệu được hình thành trễ, nhà đầu tư không nắm bắt được cơ hội vào lệnh khi thị trường đạt đỉnh hoặc đáy, vì vậy lợi nhuận kiếm được sẽ ít hơn.
Ngoài ra, mỗi chỉ báo cũng chỉ hiệu quả với mục đích nhất định, nếu bạn chọn sai mục đích thì chỉ báo sẽ không thể phát huy tác dụng của bản thân trong việc dự đoán.
Ví dụ chỉ báo đường trung bình cộng chỉ phù hợp để xác định xu hướng của thị trường. Chỉ báo động lượng – Momentum giúp xác định thời điểm thị trường giảm dần và khả năng đảo chiều của thị trường hiệu quả.
Không có loại chỉ báo nào là tốt nhất trong tất cả trường hợp. Chỉ báo tốt nhất là chỉ báo phù hợp nhất với thị trường và mục đích giao dịch của nhà đầu tư.
Các chỉ số này giúp nhà đầu tư biết được một xu hướng mới có thể bắt đầu khi giá vượt quá mức trung bình động với một giá trị tăng thêm. Đây là một trong số những Indicator tốt nhất hỗ trợ các nhà đầu tư giao dịch Forex. Chúc anh em may mắn!
oki hăm?
Tùy thuộc vào từng trường phái mà có các Indicator khác nhau. Trong bài viết này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu Indicator là gì, các loại chỉ báo phổ biến và cách phân loại.
"dzoo nhe"
Indicator là gì?
Indicator hay chỉ báo kỹ thuật được tạo nên từ các phép tính trong lịch sử dựa trên khối lượng hoặc giá cả của các tài sản. Dựa vào Indicator sẽ giúp các nhà đầu tư thấy được xu hướng đồng tiền sẽ di chuyển. Trong giao dịch, các Indicator thường được nhà đầu tư áp dụng để tối ưu hóa các chiến dịch.Các chỉ báo kỹ thuật thường được sử dụng theo khung thời gian và cặp tiền tệ. Nhà đầu tư có thể xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả, mang về nhiều lợi nhuận khi kết hợp các chỉ báo đúng cách. Với mỗi loại Indicator sẽ có cách tính khác nhau, thành phần khác nhau.
Có những loại Indicator chỉ gồm một thành phần như MA, RSI, CCI,… Có loại Indicator gồm nhiều thành phần như MACD, Bollinger Bands,… Mỗi giá trị của chỉ báo đại diện cho mỗi phiên giao dịch tương ứng. Tập hợp các giá trị chỉ báo trên cùng trục số sẽ tạo nên biểu đồ.
Phân loại Indicator
Có hàng trăm loại chỉ báo trên thị trường, tương ứng với đó là rất nhiều cách phân loại chỉ báo. Trong bài viết này, mình sẽ tập trung phân loại chỉ báo theo cách cơ bản nhất, dựa vào độ trễ của tín hiệu do Indicator tạo ra so với chuyển động của giá.Dựa trên cách phân loại này, chỉ báo được chia ra làm hai loại là
- Leading Indicator tức chỉ báo nhanh
- Lagging Indicator tức chỉ báo chậm
Chỉ báo nhanh (Leading Indicator)
Leading Indicator – chỉ báo nhanh hay còn gọi là chỉ báo dao động. Đây là loại chỉ báo dùng dự đoán xu hướng giá, cung cấp các tín hiệu đi trước sự biến động của giá. Nghĩa là giá sẽ dịch chuyển theo các xu hướng do tín hiệu đã cung cấp trước đó.Các loại chỉ báo nhanh phổ biến như CCI, RSI, Stochastic,… Các chỉ báo thường giới hạn phạm vi dao động bởi 2 giá trị. Giá trị giới hạn sẽ tùy thuộc vào từng điều kiện thị trường.
Ví dụ: với chỉ báo CCI giá trị giới hạn sẽ là -100 và 100 hoặc -200 và 200, chỉ báo RSI và Stochastic thì dao động giữa 2 đường giới hạn là 0 và 100.
Dựa vào đường giới hạn này, khi các chỉ báo tiến sát đường biên trên thì rơi vào vùng giá mua, thị trường sẽ điều chỉnh giảm. Ngược lại, thị trường sẽ điều chỉnh tăng, rơi vào vùng giá bán khi chỉ báo tiến sát đường biên dưới.
Tùy vào loại chỉ báo khác nhau sẽ có các ngưỡng mua, bán khác nhau. Với chỉ báo RSI ngưỡng mua và bán là 70 – 30, Stochastic là 80 – 20.
Thông thường mỗi chỉ báo sẽ cung cấp rất nhiều tín hiệu giao dịch cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải tín hiệu nào cũng sẽ đáng tin cậy.
Trong Trading, chỉ báo nhanh thường được sử dụng trong các thị trường có xu hướng. Chiến lược giao dịch hiệu quả nhất là giao dịch thuận theo chiều xu hướng. Khi thị trường đang có xu hướng tăng, một tín hiệu vào lệnh Buy sẽ mang lại hiệu quả giao dịch tốt hơn so với một tín hiệu vào lệnh Sell.
Trong đầu tư Forex, có 2 loại tín hiệu mạnh được tạo ra từ chỉ báo nhanh là:
- Tín hiệu quá mua (overbought), tín hiệu quá bán (oversold)
- Tín hiệu phân kỳ/hội tự (divergence/convergence) nằm giữa chỉ báo và đường giá.
Tuy nhiên, chỉ báo nhanh thường tạo ra rất nhiều tín hiệu, không phải tín hiệu nào cũng đáng tin cậy, có rất nhiều tín hiệu ảo được tạo ta. Nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng để áp dụng khi giao dịch, nếu chọn nhầm chỉ báo ảo sẽ rất rủi ro.
Chỉ báo chậm (Lagging Indicator)
Lagging Indicator hay còn gọi là chỉ báo chậm, chỉ báo động lượng. Khác với chỉ báo nhanh, đây là loại chỉ báo dùng để cung cấp các tín hiệu sau khi xu hướng đã được hình thành. Với chỉ báo chậm, từ khi bắt đầu một xu hướng giao dịch mới, các biến động giá đã đi được một đoạn thì chỉ báo chậm mới cung cấp các tín hiệu cho nhà đầu tư.Một số chỉ báo chậm cung cấp các tín hiệu giao dịch đáng tin cậy như MACD, MA, Momentum,…
Các Indicator này sẽ dao động quanh một đường trung tâm. Tùy thuộc vào từng loại chỉ báo mà sẽ dao động quanh 1 đường cụ thể. Cụ thể,chỉ báo MACD thường sẽ dao động quanh đường 0, chỉ báo Momentum sẽ dao động quanh đường 100, còn MA sẽ di động dọc theo đường giá.
Chỉ báo chậm tạo ra các tín hiệu được giao cắt với các đường trung tâm. Tuy nhiên, trong các giao dịch Forex, so với tín hiệu phân kỳ/hội tụ được tạo ra giữa chỉ báo và đường giá, các tín hiệu mang lại hiệu quả kém hơn.
Với chỉ báo chậm, các Trader sẽ không nắm bắt cơ hội vào lệnh khi giá đạt đỉnh hoặc chạm đáy do các chỉ báo phát ra tín hiệu trễ. Tuy nhiên, nếu thị trường có sự biến động mạnh, chỉ báo này sẽ giúp các Trader mang về khoản lợi nhuận cao.
Cơ hội giao dịch với chỉ báo chậm sẽ thấp khi xu hướng kéo dài, các tín hiệu được tạo ra ít. Vì vậy, trong thị trường Sideway, nhóm chỉ báo này không phù hợp để áp dụng giao dịch.
So với chỉ báo nhanh, chỉ báo chậm thường mang lại lợi nhuận ổn định, an toàn cho các nhà đầu tư nhờ tín hiệu tốt và chính xác. Tuy nhiên, do tín hiệu được hình thành trễ, nhà đầu tư không nắm bắt được cơ hội vào lệnh khi thị trường đạt đỉnh hoặc đáy, vì vậy lợi nhuận kiếm được sẽ ít hơn.
Nên sử dụng Leading Indicator hay Lagging Indicator?
Câu hỏi chung của nhiều Trader đặt ra là trong giao dịch, nên lựa chọn chỉ báo nhanh hay chậm để sử dụng? Để tìm ra câu trả lời, chúng ta cùng phân tích lại một chút lợi thế của từng loại chỉ báo nhé.- Với chỉ báo nhanh, nhà đầu tư sẽ sớm nắm bắt được xu hướng giá. Nhờ đó, nhà đầu tư có nhiều cơ hội hơn trong việc giao dịch, thu được khoản lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, sẽ thật rủi ro nếu chọn lựa nhầm các tín hiệu ảo, tín hiệu gây nhiễu.
- Ngược lại, với chỉ báo chậm, các tín hiệu được hình thành khá trễ so với xu hướng, nhà đầu tư bỏ lỡ các cơ hội bắt đáy hoặc đỉnh biến động giá, dẫn đến lợi nhuận mang về không cao. Bù lại đây là khoản lợi nhuận an toàn do ít các tín hiệu ảo.
Ngoài ra, mỗi chỉ báo cũng chỉ hiệu quả với mục đích nhất định, nếu bạn chọn sai mục đích thì chỉ báo sẽ không thể phát huy tác dụng của bản thân trong việc dự đoán.
Ví dụ chỉ báo đường trung bình cộng chỉ phù hợp để xác định xu hướng của thị trường. Chỉ báo động lượng – Momentum giúp xác định thời điểm thị trường giảm dần và khả năng đảo chiều của thị trường hiệu quả.
Không có loại chỉ báo nào là tốt nhất trong tất cả trường hợp. Chỉ báo tốt nhất là chỉ báo phù hợp nhất với thị trường và mục đích giao dịch của nhà đầu tư.
Một số Indicator phổ biến
Trên thị trường có hơn trăm loại chỉ báo, nhà đầu tư nên lựa chọn chỉ báo nào để giao dịch hiệu quả nhất. Dưới đây là ba loại chỉ báo phổ biến, có độ tin cậy cao mà nhà đầu tư có thể tham khảoMoving Average – Trung bình di chuyển
Đây là loại chỉ báo giúp xác định xu hướng của thị trường trong khoảng thời gian nhất định. Moving Average được chia làm hai loại là:- Simple Moving Average (SMA) – Trung bình di chuyển đơn giản là giá trung bình cộng trong một khoảng thời gian cụ thể. Ví dụ khi đề cập đến SMA 20 ngày sẽ là mức trung bình giá đóng của 20 ngày trước đó.
- Exponential Moving Average (EMA) – Trung bình di chuyển theo cấp số nhân là chỉ số tập trung vào giá trong thời gian gần đây. Chỉ số EMA đáp ứng các thay đổi giá nhanh hơn SMA.
Đường di chuyển phân kỳ/hội tụ trung bình (MACD)
Đây là nhóm chỉ báo thể hiện các giai đoạn của thị trường. MACD được dùng để đánh giá động lượng, đo lường các xu hướng trên thị trường. Việc tính toàn độ phân kỳ giữa EMA nhanh hơn và chậm hơn giúp nhà đầu tư xác định các xu hướng của thị trường và xu hướng điều chỉnh trong thời gian tới.Bollinger Bands – chỉ báo đo lường độ biến động của thị trường
Kênh biến động giúp nhà đầu tư xác định xu hướng của thị trường. Bất kỳ chỉ báo nào cũng cần bao gồm một số kênh biến động nhất định.Các chỉ số này giúp nhà đầu tư biết được một xu hướng mới có thể bắt đầu khi giá vượt quá mức trung bình động với một giá trị tăng thêm. Đây là một trong số những Indicator tốt nhất hỗ trợ các nhà đầu tư giao dịch Forex. Chúc anh em may mắn!
oki hăm?