Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự? Các lưu ý khi giao dịch với Kháng cự - Hỗ Trợ

Nguoi_doc_sach

🐋Cá Voi Phake🐋

Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự​

Thông thường, rất nhiều tài liệu cho rằng: Kháng cự - hỗ trợ là một vùng giá chứ không phải là một mức giá.

Nhưng theo mình, để có thể giao dịch hiệu quả bạn cần tỉ mỉ trong quá trình vẽ kháng cự hỗ trợ để tìm ra chính xác một mức giá thật sự mạnh để tránh trường hợp đặt lệnh mà không khớp.

Vậy một ngưỡng hỗ trợ - kháng cự mạnh phải thoả điều kiện gì?

Để có thể xác định được đó có phải là ngưỡng kháng cự - hỗ trợ mạnh hay không, cần phải bao gồm 3 yếu tố (nếu thiếu có nghĩa là chưa đủ mạnh):​
  • Đi qua các đỉnh giá.​
  • Đi qua các đáy giá.​
  • Có nến bao trùm đi qua (đây là điểm phá vỡ mạnh, bạn có thể hiểu đơn giản là nơi mọi người đều đồng lòng mua hoặc bán không có sự do dự).​
Những điểm trên đường kháng cự hỗ trợ:

1650344899629.png

Các lưu ý khi giao dịch với Kháng cự - Hỗ Trợ​

Kháng cự - hỗ trợ chỉ mang tính tương đối​

Các đường hỗ trợ - kháng cự dù bạn vẽ tỉ mỉ đến mức nào thì nó cũng chỉ mang tính tương đối, không thể đúng 100%.

Vì lý do đó khi giao dịch bạn nên có các chiến lược cụ thể cũng như lường trước mọi trường hợp (nếu không đi đúng kịch bản thì bạn sẽ làm gì? Tiếp tục giữ hay out lệnh?).​

Kháng cự - hỗ trợ ở hiện tại đáng tin cậy hơn quá khứ​

Các vùng hỗ trợ - kháng cự ở hiện tại sẽ có độ chính xác cao hơn ở quá khứ. Bạn nên thường xuyên điều chỉnh lại các đường kháng cự hỗ trợ đã vẽ trong quá khứ sao cho phù hợp với hiện tại.

Lý giải cho điều này, bạn có thể hiểu đơn giản là ở bất cứ thị trường nào đều có các nhà giao dịch mới vào và các nhà giao dịch cũ rời đi. Mà đường hỗ trợ và kháng cự là tâm lý nuối tiếc của nhà giao dịch ở một thời điểm bất kì, như vậy khi họ rời thị trường thì đường đó cũng dần mất đi độ chính xác.​

Kháng cự ở khung thời gian lớn sẽ chính xác hơn ở khung nhỏ​

Đó là điều tất nhiên! Bạn nên vẽ kháng cự hỗ trợ ở khung lớn sau đó vào khung nhỏ để tìm điểm vào lệnh.​
  • Phân tích khung M5 M15 nên vào khung H1 để vẽ kháng cự hỗ trợ.​
  • Phân tích khung H1 H2 nên vào khung H4 để vẽ kháng cự hỗ trợ.​
  • Phân tích khung H4 nên vào khung D để vẽ kháng cự hỗ trợ.​

Tổng kết​

Vừa rồi mình đã giới thiệu với các bạn cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự và các lưu ý khi giao dịch với Kháng cự - Hỗ Trợ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích nhớ múc cho mình nha <3
:vitdingu::vitdingu::vitdingu:

 
Thẻ
chỉ báo hỗ trợ kháng cự hỗ trợ là gì kháng cự là gì tiền mã hóa
Bên trên