Phương pháp giao dịch với đường hỗ trợ và kháng cự

Nguoi_doc_sach

🐋Cá Voi Phake🐋

Đặt lệnh BUY ngay hỗ trợ và SELL ngay kháng cự​

1650344113899.png

Trên khung D1, trên cặp BTCUSDT xác định vùng kháng cự hỗ trợ như hình, sau đó mình sẽ lên chiến lược BUY khi giá về hỗ trợ và SELL khi giá lên gặp kháng cự.
  • Lệnh đầu tiên: BUY tại hỗ trợ và bán ở kháng cự => Đây là một lệnh đúng.​
  • Lệnh thứ hai: BUY tại hỗ trợ một lần nữa và bán ở kháng cự => Đây là một lệnh đúng.​
  • Lệnh thứ ba: BUY tại hỗ trợ. Tuy nhiên đến lần này giá không đảo chiều đi lên mà lại break xuống phá hỗ trợ này.​
Vậy câu hỏi được đặt ra là: Tại sao mình làm lại lệnh BUY y chang lần trước mà lần này lại thua?
  • Điều này có thể trả lời đơn giản là do mình đặt lệnh tại hỗ trợ kháng cự mà không dùng kèm bất kì công cụ hoặc tín hiệu nào khác.​
  • Ngoài ra, việc đặt lệnh ngay còn có một nhược điểm bạn sẽ rất thường gặp đó là bị quét STOPLOSS. Hỗ trợ kháng cự vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên việc bóng nến bị quét mạnh qua hỗ trợ rồi mới đảo chiều biến lệnh đáng lẽ win thành lose.​

Chờ tín hiệu đảo chiều tại đường hỗ trợ và kháng cự​

Có nhiều công cụ, tín hiệu báo đảo chiều hiệu quả, tùy theo cách bạn lựa chọn cái hợp nhất với mình. Các tín hiệu đó có thể là điểm breakout trendline, tín hiệu đảo chiều của các chỉ báo như: Moving Average, MACD, RSI…

Ở bài viết này, mình sẽ hướng dẫn tín hiệu đảo chiều thông qua các mô hình nến đảo chiều. Có 3 lý do chính cho việc này:​
  • Tín hiệu nến đảo chiều tại hỗ trợ kháng cự là một tín hiệu rất mạnh.​
  • Tín hiệu nến đảo chiều xuất hiện khá sớm giúp cho chúng ta không bỏ lỡ một cơ hội.​
  • Tín hiệu nến đảo chiều cũng cho chúng ta vị trí Stoploss rõ ràng.​
1650344119632.png

Xét ví dụ sau: Cặp giao dịch ETHUSDT có đường hỗ trợ $2,285.

Khi giá hồi về ngay đường hỗ trợ mình sẽ không đặt lệnh liền mà chờ hình thành nến có râu dài ở dưới. Sau đó mình sẽ đặt lệnh BUY ngay ở cây nến sau đó.

Để tránh bị quét Stoploss mình sẽ đặt Stoploss ở vùng giá thấp nhất của cây nến trước đó. Khi sử dụng cách này bạn cần lưu ý % stoploss phải luôn thấp hơn vùng lợi nhuận bạn có được (hạn chế trường hợp bóng nến quá dài).

Đặt lệnh ngay khi đường hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ​

Cách này nghĩa là đặt lệnh ngay khi nhận thấy sự phá vỡ ở vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Cách này thường được áp dụng khi thị trường có xu hướng mạnh. Việc chờ giá hồi về đường hỗ trợ cũ để BUY sẽ không khả dụng vì khả năng cao giá sẽ đi luôn chứ không quay lại.
1650344127070.png

Xét ví dụ sau: Cặp ETHUSDT

Sau khi vẽ kháng cự hỗ trợ cho vùng giá này, mình nhận định đây là một xu hướng tăng, việc chờ giá hồi về hỗ trợ cũ sẽ không khả thi vì nếu rớt về khi đó giá cũng phá xu hướng tăng này là khả năng cao sẽ giảm luôn chứ không đảo chiều.

Vậy mình sẽ chờ giá break hẳn đường kháng cự trên và vào lệnh ở cây nến tiếp theo. Khi đó đường kháng cự này sẽ đóng vai trò là đường hỗ trợ mới.

Chiến lược này sẽ có một khuyết điểm là đối với những bạn vẽ kháng cự không chuẩn sẽ rất dễ bị bẫy hoặc giao dịch trong lúc thị trường bất ổn định, bị làm giá. Vậy làm thế nào để khắc phục khuyết điểm này?

Chờ giá quay lại đường hỗ trợ và kháng cự vừa bị phá vỡ​

Kháng cự khi bị phá vỡ sẽ trở thành hỗ trợ, và ngược lại. Vì vậy bạn hãy chờ vùng kháng cự đó bị phá vỡ rõ ràng và tìm cơ hội khi giá quay lại vùng đó mới vào lệnh (gọi là retest).

Khi giá quay lại vùng kháng cự vừa phá thì đường đó sẽ trở thành hỗ trợ, bạn có thể áp dụng phương pháp giao dịch ở trên để vào lệnh.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích nhớ múc cho mình nha <3​

:gaungu::gaungu::gaungu:
 
Thẻ
chỉ báo hỗ trợ kháng cự hỗ trợ là gì kháng cự là gì tiền mã hóa
Bên trên