Cách sử dụng Fibonacci & Kênh giá trong giao dịch

melamgiau

🦀Cua Kỳ Cục🦀
1625712696000.png

Tổng quan về Fibonacci​

Trước khi nói về các ứng dụng của Fibonacci trong Trading thì mình sẽ giới thiệu ngắn gọn về Fibonacci.

Lịch sử hình thành dãy Fibonacci​

Dãy Fibonacci do một nhà toán học người Ý khám phá ra vào thế kỷ thứ 12 ở Ý.

Cụ thể ông khám ra dãy số Fibonacci (0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144...), số sau bằng tổng của hai số đầu cộng lại. Mỗi số trong dãy số có tỷ lệ 61.8%, 38.2% của số tiếp theo nữa và bằng 23.6% của số tiếp theo nữa.

cach-su-dung-fibonacci-kenh-gia-trong-giao-dich.png

Tỷ lệ vàng Fibonacci xuất hiện trong tự nhiên

Tỷ lệ vàng còn xuất hiện rất nhiều trong tự nhiên anh em có thể Search để tìm hiểu thêm.

Các ứng dụng của Fibonacci trong Trading​

Fibonacci được đưa vào rất nhiều công cụ trong Trading. Bài viết ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu cho anh em 2 công cụ được đại đa số Trader sử dụng đó là Fibonacci Retracement và Fibonacci mở rộng dựa trên xu hướng.

1. Fibonacci Retracement

Công cụ Fibonacci Retracement được dùng để xác định các vùng giá hồi sau các con sóng.

Để sử dụng công cụ trước tin anh em xác định những điểm Swing High và Swing Low của cơn sóng. Theo kinh nghiệm của mình thì anh em nên chọn điểm Swing High cao nhất và Swing Low thấp nhất trong con sóng.

cach-su-dung-fibonacci-kenh-gia-trong-giao-dich-2.png
Trong bảng công cụ của Tradingview anh em chọn là Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement).

cach-su-dung-fibonacci-kenh-gia-trong-giao-dich-3.png
Đối với xu hướng tăng anh em chấm một điểm tại đáy và kéo lên đỉnh.

Đối với xu hướng giảm anh em chấm một điểm tại đỉnh và kéo xuống đáy.

cach-su-dung-fibonacci-kenh-gia-trong-giao-dich-4.png
Như trong hình mình kéo từ dưới lên và anh em có thể thấy giá hồi lại rất tốt ở các điểm Fibonacci. Các mức Fibonacci quan trọng cần được xem xét và đánh dấu đó là 0.618, 0.5, 0.382.

Một ví dụ khác ở khung thời gian cao hơn.

cach-su-dung-fibonacci-kenh-gia-trong-giao-dich-5.png
Trên hình là Chart tuần của BTC/USDT. Công cụ Fibonacci Retracement cũng chứng tỏ hiệu quả với các mốc thời gian dài hơi như Chart tuần.

Sau khi giá tạo đáy thì có một cú hồi mạnh mẽ lên Fibo 0.618 và sau đó tiếp tục giảm sâu. Hiện tại đã Test lại Fibo 0.236, để biết nó có thể là đáy của đợt giảm kỳ này không thì cần thêm các công cụ khác.

Lưu ý:

Một số điểm lưu ý cho anh em đó là điểm cốt lõi của việc sử dụng Fibonacci chính là tìm kiếm các vùng hỗ trợ kháng cự, do đó nên chọn lựa những vùng hợp lưu với các hành động giá để có hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, anh em không nên giao dịch với một mốc Fibonacci nhiều lần vì số lần bị kiểm tra càng nhiều, khả năng bị breakout càng tăng.

2. Fibonacci mở rộng dựa trên xu hướng (Fibo Extension)

Fibonacci Extension là phần mở rộng của Fibonacci Retracement. Extension thường dùng tỉ lệ 1.618 để xác định các cản hoặc hỗ trợ tiếp theo.

Cũng giống Fibonacci Retracement thì anh em cũng cần xác định những điểm Swing High và Swing Low của cơn sóng và điểm mà giá hồi lại.

cach-su-dung-fibonacci-kenh-gia-trong-giao-dich-6.png
Để xác định những hỗ trợ tiềm năng thì anh em kéo từ đỉnh xuống đáy rồi tới điểm hồi cao nhất.

Để xác định những kháng cự tiềm năng thì anh em kéo từ đáy lên đỉnh rồi tới điểm hồi thấp nhất.

Ví dụ:

cach-su-dung-fibonacci-kenh-gia-trong-giao-dich-7.png
Như trên hình nếu anh em dự đoán sau đó là một giai đoạn tăng giá thì anh em có thể dùng công cụ Fibonacci Extension để dự đoán các kháng cự tiềm năng khi giá tăng mạnh.

Vừa rồi là 2 cách sử dụng Fibonacci Retracement và Fibonacci Extension. Ở phần tiếp theo, mình sẽ giới thiệu với anh em về kênh giá và các ứng dụng của nó trong Trading.

Tổng quan về kênh giá (channel)​

Kênh giá là một công cụ được sáng tạo nhằm để dự đoán các mức giá hỗ trợ, kháng cự tiềm năng của giá.

Có ba loại kênh giá thường gặp:

  • Kênh giá tăng, giá tạo các Swing High và Swing Low cao dần.
  • Kênh giá giảm, giá tạo các Swing high và Swing Low thấp dần.
  • Kênh giá ngang, giá đi trong một khoảng Range.

Cách xác định một kênh giá​

Để xác định được một kênh giá tăng thì anh em cần xác định được Trendline của giá. Sau khi xác định được Trendline thì anh em chỉ cần vẽ một đường thẳng song song với Trendline sau cho đi qua nhiều đáy (kênh giá giảm), nhiều đỉnh (kênh giá giảm) nhất.

Anh em quan sát Chart H4 BTC/USDT.

cach-su-dung-fibonacci-kenh-gia-trong-giao-dich-8.png
Trên Chart thì ta có thể xác định được đây đang là một Trend giảm điển hình với cấu trúc các Swing high giảm dần và các Swing Low giảm dần.

Như điểm mình đánh dấu được màu vàng trên Chart là hai điểm Swing High nối hai điểm đó lại thì ta có một đường Trendline giảm và anh em chỉ cần kẻ một đường song song với Trendline giảm đó và đi qua nhiều đáy nhất là ta có một kênh giá giảm.

cach-su-dung-fibonacci-kenh-gia-trong-giao-dich-9.png
Như lý thuyết ở trên mình đã vẽ được 1 kênh giá giảm cho Chart H4 của BTC/USDT.

Cạnh trên của kênh giá đóng vai trò là kháng cự cho giá và cạnh dưới của kênh giá đóng vai trò là hỗ trợ cho giá.

Lưu ý cho anh em là chúng ta không nhất thiết phải chỉnh lại kênh giá cho nó khớp hành động giá. Anh em chỉ vẽ một lần và để giá chạy, sau đó xem quan sát hành động giá khi nó tiến gần các cạnh trên và cạnh dưới của kênh giá.

Giao dịch với kênh giá​

Để giao dịch hiệu quả với kênh giá anh em có thể kết hợp thêm công cụ Fibonacci Retracement và các kháng cự hỗ trợ động.

cach-su-dung-fibonacci-kenh-gia-trong-giao-dich-10.png
Như trọng Chart giá tiếp xúc với cạnh dưới của kênh giá giảm và sau đó rút chân lên hình thành một cây Pin Bar tăng, giá cũng tạo Swing Low thấp hơn nhưng khối lượng lại chỉ ở mức trung bình. Với mấy điểm đó thì anh em có thể vào một lệnh Buy khi kết thúc cây Pin Bar với Stop Loss là điểm thấp nhất của cây Pin Bar.
 
Thẻ
giao dịch hiệu quả kênh giá sổ tay nhà đầu tư tỷ lệ vàng đường fibonnaci
Bên trên