Bitcoin có dẫn thế giới đến siêu lạm phát?

HAIANH

🦀Cua Kỳ Cục🦀
1626029079386.png

“Bong bóng tài chính” trong đó có cả Bitcoin​

Nhà kinh tế học người Anh Bernard Connolly đã đăng tải một bài viết có tiêu đề “Làm thế nào mà bong bóng Bitcoin có thể dẫn đến siêu lạm phát”.

Trong đó, Connolly đã tuyên bố rằng tiền điện tử có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu nếu quyền hạn của các ngân hàng trung ương bị suy yếu. Ông tin rằng các tổ chức này phải ngăn chặn “bong bóng tiền mã hóa” trước khi quá muộn.

Connolly cho biết, nền kinh tế toàn cầu đã tự kéo mình vào một tình huống phức tạp. Vào cuối thiên niên kỷ vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ do Alan Greenspan lãnh đạo đã mắc sai lầm lớn và điều đó đã gây ra tình trạng mất cân bằng trong nền kinh tế. Tại thời điểm đó, Greenspan:

“Đã không tăng lãi suất dài hạn thực tế đúng thời điểm để đáp ứng với những kỳ vọng của giới kinh doanh trong “nền kinh tế mới” được điều khiển bởi internet.”
Do đó, trong những thập kỷ này, đã có sự phân bổ sai nguồn vốn gây ra thâm hụt chi tiêu cho tiêu dùng. Nói cách khác, mọi người chi tiêu quá mức và không có tiền tiết kiệm để chuẩn bị cho nhu cầu về “nền kinh tế mới” và tạo nền tảng cho kỷ nguyên mới sắp đến.

lamphat-1625986915774.jpg
Và trong những thập kỷ tới, nhiều tài sản có thể sẽ bước vào giai đoạn “bong bóng”. Trong đó bao gồm cả cổ phiếu, việc tài sản này bị bong bóng là hoàn toàn hợp lý. Điều này xảy ra bởi tài sản này thiếu ngày đáo hạn và giá của chúng thì có thể tăng mãi mãi. Còn đối với trái phiếu và các tài sản có lợi suất âm thì ngược lại, việc xảy ra bong bóng sẽ trở nên khó hơn.

Không chỉ là cổ phiếu, Connolly tin rằng “bong bóng tiền mã hóa” được tạo ra bởi Bitcoin và các tài sản kỹ thuật số có thể sẽ gây ra những thay đổi kinh hoàng trong việc phân phối của cải.

Tương tự như cổ phiếu, tiền mã hóa không có ngày đáo hạn. Do đó, giá của nó có thể tăng cao khi bỏ qua một khung thời gian xác định.

Bitcoin sẽ gây ra sự nghèo đói trong tương lai và sự hủy diệt thế giới?​

Connolly đưa ra một quan điểm gắn liền với bản chất lạm phát của tiền tệ fiat: Bitcoin sẽ tăng giá đến vô cùng, hoặc là không. Nếu điều sau là đúng, Connolly tin rằng giá của BTC cuối cùng sẽ có xu hướng giảm hoặc được hỗ trợ bởi các tổ chức lớn, chẳng hạn như chính các ngân hàng trung ương.

Ngược lại, nếu giá của BTC có xu hướng tăng lên vô cùng, thì tiền điện tử có thể là một tài sản “làm cạn kiệt tất cả tiềm năng sản xuất của thế giới”. Do đó, sẽ có một cuộc xung đột xảy ra giữa những người tranh dành để nắm giữ nhiều BTC hơn, nhiều tài sản hơn và trong quá trình này, họ sẽ làm mọi người khác nghèo đi.

Do đó, Connolly kêu gọi sự can thiệp ngay lập tức của các chính phủ quốc tế. Anh ấy tuyên bố rằng "bong bóng tiền điện tử" phải được dừng lại ngay bây giờ. Mặt khác, nếu các ngân hàng trung ương không can thiệp vào tiền điện tử bây giờ, nền kinh tế toàn cầu có thể bị ảnh hưởng.

Tác giả cho biết:

Nếu bong bóng tiếp tục phát triển, họ phải tiến hành can thiệp ngay bây giờ, hoặc đối mặt với một cuộc tranh giành khốc liệt trong tương lai để chuyển các khoản nắm giữ tiền mã hóa thành hàng hóa và dịch vụ, điều này sẽ tạo ra siêu lạm phát và phá hủy xã hội.
Cộng đồng tiền mã hóa đã phản ứng tiêu cực với bài báo của Connolly. Người dùng và các chuyên gia nhấn mạnh rằng ấn phẩm không chỉ ra trách nhiệm của các ngân hàng trung ương và chính phủ trong triển vọng kinh tế hiện tại.

Một người bảo vệ Bitcoin, Preston Pysh đã phản hồi lại quan điểm này như sau:

“Bạn (ý chỉ Conolly) hãy chuẩn bị tinh thần cho tiêu đề truyền thông sai lệch này: Bitcoin sẽ phá hủy nền kinh tế toàn cầu. Đừng nhầm lẫn - các ngân hàng trung ương đang gây ra sự lộn xộn này. Giai đoạn = Stage. Họ đang gây ra tình trạng bất ổn xã hội toàn cầu, chia rẽ, phân biệt giữa giàu và nghèo, v.v.”

Tổng kết​

Bong bóng tài chính là cụm từ đã được nhắc đến rất nhiều trong thị trường tài chính, đặc biệt là chứng khoán. Và cho tới khi có sự xuất hiện của Bitcoin, cũng không ít lần Bitcoin bị coi là bong bóng khiến nhiều người lo lắng rằng bong bóng đó sẽ vỡ bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, với sự thật rằng Bitcoin cùng crypto ngày càng được chấp nhận rộng rãi thì câu chuyện về bong bóng hay nỗi lo lắng bong bóng vỡ đã phần nào chìm xuống, nhường chỗ cho những ý tưởng đầu tư mới mọc lên.

Có thể quan điểm của Connolly sẽ nhận được nhiều sự đồng tình nếu đó là khoảng thời gian Bitcoin vừa ra đời. Nhưng với bối cảnh hiện tại điều này trở nên vấn đề gây tranh cãi trong cộng đồng và đặc biệt là những người tin tưởng vào tiền mã hóa.

 
Thẻ
bitcoin bong bóng tài chính bong bóng tiền mã hóa nền kinh tế toàn cầu siêu lạm phát
Bên trên