3 Kỹ năng cơ bản trong quản lý vốn bạn cần biết để sống sót với nghề trading

hgiang28

🐋Cá Voi Phake🐋
Một trader thành công không có đồng nghĩa rằng họ là những nhà giao dịch giỏi, mà đúng hơn họ là những người quản lý giỏi. Việc quản lý tốt rủi ro được xem là chìa khóa dẫn tới thành công lâu dài.

:vitsot: :vitsot: :vitsot:

Hãy tưởng tượng bạn và tôi đang chơi trò tung đồng xu, nếu đồng xu ra mặt hình thì bạn thua và ngược lại. Bạn có mức rủi ro là $10 cho mỗi lần chơi, còn tôi rủi ro $1. Ngay cả khi tôi có ít vốn hơn, tôi cũng không có nhiều sợ hãi – bởi vì cần đến 100 lần thua liên tục tôi mới bị loại khỏi cuộc chơi. Chúng ta có thể chơi thời gian dài, trừ khi hai sàn giao dịch thu phí trên mỗi giao dịch (commission).

1. Tồn tại đặt lên hàng đầu

Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất trong quản lý vốn là đảm bảo sự tồn tại. Bạn cần tránh những rủi ro khiến bạn bị loại khỏi việc trading. Mục tiêu thứ hai là tăng thu nhập từ từ, và mục tiêu cuối cùng là tăng mức lời lên.

Người thất bại thường đặt toàn bộ vốn vào một giao dịch. Họ tiếp tục giao dịch vẫn cùng khối lượng hoặc hơn mức đó. Hầu hết người thua lỗ cố gắng thoát khỏi hố sâu mà họ đã đào ra. Quản lý tài chính tốt giúp bạn tránh khỏi cái hố đó ngay từ lúc ban đầu.

Tồn tại đặt lên hàng đầu

Nếu bạn lún càng sâu, bạn sẽ càng khó thoát khỏi. Nếu bạn thua lỗ 10%, bạn cần tới 11% để quay lại mức ban đầu, nhưng nếu bạn lỗ 20% bạn cần tới 25% thu lại để về mức cũ. Và nếu bạn thua lỗ tới 40%, bạn cần kiếm lại tới 67%. Và, với mức thua lỗ là 50% bạn cần tới 100% để thu lại như lúc đầu.

2. Làm giàu từ từ

Người mới tham gia lĩnh vực trading thường cố gắng làm giàu thật nhanh. Họ có thể chiến thắng trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài họ sẽ trả lại thị trường tất cả bởi các rủi ro lớn.

Bạn có biết, một người kiếm được 25% lợi nhuận hàng năm là có thể trở thành ông vua của Wall Street. Một trader có khả năng nhân đôi số vốn chỉ trong một năm được coi là ngôi sao trong lĩnh vực này. Nếu bạn tạo ra được 30% lợi nhuận trong một năm, tôi đảm bảo người ta sẽ mang tiền đến cho bạn quản lý (làm phép so sánh với việc gửi tiết kiệm ở ngân hàng để lấy lãi suất)

:vitdingu::vitdingu::vitdingu:

3. Mức rủi ro bao nhiêu?

Hầu hết các trader đều bị tiêu diệt bởi một trong hai viên đạn: sự bất cẩn và cảm xúc. Một trader khi vượt qua sự bất cẩn và đạt được một mức độ thành công nhất định, khi sự tự tin của anh tăng lên, anh ta sẽ ngẩng cao đầu khỏi chiến hào – và viên đạn thứ hai xuất hiện. Sự tự tin làm cho anh ta trở nên tham lam hơn, anh ta bắt đầu tăng mức rủi ro trong một giao dịch, và các thua lỗ liên tục sẽ khiến anh ta bị loại khỏi cuộc chiến.

Một người trader chuyên nghiệp không cho phép thua lỗ một phần nhỏ phần trăm vốn của họ trong một giao dịch. Các cuộc kiểm tra cho thấy rằng mức rủi ro lớn nhất mà một trader chấp nhận thua lỗ trong một giao dịch vào khoảng 2% vốn. Giới hạn này bao gồm cả phí giao dịch (commission) và slippage. Nếu bạn có tài khoản là $2000, bạn không nên rủi ro quá $40 trong mỗi giao dịch.

Mức rủi ro bao nhiêu?

Hầu hết những trader nghiệp dư đều lắc đầu ngao ngán khi họ nghe được điều trên. Bởi lẽ rất nhiều trong số họ có số vốn nhỏ và quy tắc 2% đã làm tan tác giấc mơ làm giàu nhanh. Phần lớn những nhà trader chuyên nghiệp đều cho rằng 2% là quá cao, họ không cho phép bản thân rủi ro hơn 1% cho tới 1.5% vốn cho mỗi giao dịch.

Quy tắc 2% giúp bạn tránh được những tổn thất lớn mà thị trường có thể gây ra cho tài khoản của bạn. Cho dù có tới một chuỗi 5 hoặc 6 thua lỗ liên tục cũng sẽ không loại được bạn khỏi thị trường.

Mỗi khi bạn xem xét một tín hiệu giao dịch, kiểm tra điểm dừng lỗ, nếu điểm cắt lỗ đó lớn hơn 2% vốn của bạn – hãy bỏ qua tín hiệu giao dịch đó, chờ đợi một điểm vào ít rủi ro hơn. Chờ đợi có thể làm giảm đi sự hứng thú của bạn nhưng khả năng lợi nhuận sẽ lớn hơn.

:Vitgiandu::Vitgiandu::Vitgiandu:
 
Thẻ
crypto kinh nghiệm trade kinh nghiệm trading kinh nghiệm đầu tư thị trường crypto
Bên trên