Jueviole9897
🐋Cá Voi Phake🐋
Uptrend là gì?
Uptrend hay còn gọi là xu hướng tăng giá của thị trường. Với xu hướng này, giá của chứng khoán/ tiền mã hóa sẽ tăng liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó tạo ra các đỉnh mới cao hơn các đỉnh cũ, đồng thời đáy mới cao hơn đáy cũ.
Một số mô hình Uptrend phổ biến thường gặp
Mô hình 1: Xu hướng tăng hoàn hảo nhất
Xu hướng tăng được coi là hoàn hảo nhất khi mà nó vẽ được một đường Trendline - đường xu hướng. Trong xu hướng Uptrend, trendline sẽ nối các đáy lại với nhau thành một đường thẳng. Một xu hướng tăng được xem là hoàn hảo khi nó vẽ được 1 đường Trendline. Trendline đóng vai trò như một đường hỗ trợ cho thị trường. Một khi giá chạm vào đường trendline thì nó sẽ tăng trở lại.
Trong giai đoạn Uptrend, anh chị em chỉ cần vẽ 1 đường thẳng nối 3 đáy lại với nhau là đã có được 1 đường trendline tăng. Đây chính là trường hợp hoàn hảo nhất của xu hướng Uptrend.
Trong giai đoạn Uptrend, anh chị em chỉ cần vẽ 1 đường thẳng nối 3 đáy lại với nhau là đã có được 1 đường trendline tăng. Đây chính là trường hợp hoàn hảo nhất của xu hướng Uptrend.
Mô hình 2: Giá vượt kháng cự và đi vào Uptrend
Mô hình này có 2 dấu hiệu rõ ràng như sau:
Dấu hiệu 1: Giá đang sideway (đi ngang), sau đó phá kháng cự (break out) và tăng lên. Từ đó, đỉnh (2) trong tương lai chắc chắn sẽ cao hơn đỉnh (1).
Dấu hiệu 2: Giá Retest trở lại vùng kháng cự vừa mới vượt qua, sau đó bật tăng trở lại => Tạo đáy (B) cao hơn đáy (A).
Nói tóm lại, thị trường Sideway (đi ngang) trong 1 khoảng thời gian nhất định. Sau đó Break out (vượt kháng cự) và tăng lên mạnh mẽ tạo nên mô hình Uptrend này.
Dấu hiệu 1: Giá đang sideway (đi ngang), sau đó phá kháng cự (break out) và tăng lên. Từ đó, đỉnh (2) trong tương lai chắc chắn sẽ cao hơn đỉnh (1).
Dấu hiệu 2: Giá Retest trở lại vùng kháng cự vừa mới vượt qua, sau đó bật tăng trở lại => Tạo đáy (B) cao hơn đáy (A).
Nói tóm lại, thị trường Sideway (đi ngang) trong 1 khoảng thời gian nhất định. Sau đó Break out (vượt kháng cự) và tăng lên mạnh mẽ tạo nên mô hình Uptrend này.
Mô hình 3: Uptrend tạo các ngưỡng cản (hỗ trợ/kháng cự)
Đây là 1 trong 3 mô hình Uptrend siêu kinh điển mà anh chị em cần phải ghi nhớ.
Khi giá tăng và hình thành đỉnh mới, tạo thành vùng kháng cự. Giá vượt đỉnh (Break out vùng kháng cự) tăng lên thì vùng kháng cự cũng trở thành vùng hỗ trợ. Cái này gọi chung là cản. Giá giảm trở lại, chạm vào cản này và tiếp tục bật lên. Quá trình Uptrend cứ thế và lặp đi lặp lại
Khi giá tăng và hình thành đỉnh mới, tạo thành vùng kháng cự. Giá vượt đỉnh (Break out vùng kháng cự) tăng lên thì vùng kháng cự cũng trở thành vùng hỗ trợ. Cái này gọi chung là cản. Giá giảm trở lại, chạm vào cản này và tiếp tục bật lên. Quá trình Uptrend cứ thế và lặp đi lặp lại
Mô hình 4: Một số mô hình Uptrend khác
Không phải tất cả các mô hình Uptrend đều giống nhau. Đôi khi Uptrend chỉ đơn giản tạo ra các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, các đáy sau cao hơn đáy trước, và không tuân theo bất cứ quy luật nào.
1. Giá vào xu hướng tăng, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Nhưng các đáy sau bằng đáy trước.
1. Giá vào xu hướng tăng, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Nhưng các đáy sau bằng đáy trước.
2. Uptrend theo mô hình bậc thang: Giá vượt đỉnh (1) tạo đỉnh (2) cao hơn. Sau đó đi ngang tạo đáy (B) cao hơn đáy (A). Giá tiếp tục tăng lên, tạo đỉnh (3) cao hơn đỉnh (2). Và rồi đi ngang…. Cứ như thế, thị trường tạo xu hướng tăng như 1 mô hình bậc thang.
3. Mô hình Uptrend với giá dao động mạnh. Đây là mô hình Uptrend vẫn thỏa mãn các điều kiện: đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Nhưng mô hình này không đẹp khi so với các mẫu Uptrend khác.
Khi nào thì Uptrend kết thúc?
Câu trả lời cho vấn đề này rất đơn giản: Khi các nguyên tắc của Uptrend bị phá vỡ, đỉnh sau không còn cao hơn đỉnh trước và đáy sau cũng không còn cao hơn đáy trước thì xu hướng Uptrend đã kết thúc.
Khi Uptrend kết thúc, thị trường khả năng sẽ rơi vào Sideway (Đi ngang) để tích lũy và tăng tiếp. Một khả năng khác là rơi vào Downtrend (xu hướng giảm).
Hy vọng với những thông tin này, anh chị em sẽ có thêm kiến thức để đầu tư đúng đắn và thu được lợi nhuận “khủng”!
Khi Uptrend kết thúc, thị trường khả năng sẽ rơi vào Sideway (Đi ngang) để tích lũy và tăng tiếp. Một khả năng khác là rơi vào Downtrend (xu hướng giảm).
Hy vọng với những thông tin này, anh chị em sẽ có thêm kiến thức để đầu tư đúng đắn và thu được lợi nhuận “khủng”!