Top 7 hình thức Scam NFT phổ biến trên thị trường crypto (P2)

Boy_Keva

🐟Cá Con Lom Dom🐟
Bên cạnh 4 hình thức Scam NFT mình đã đề cập ở phần 1, hôm nay hãy cùng tìm hiểu thêm 3 hình thức Scam NFT phổ biến còn lại trong bài viết này nhé!
:echtrieuphu: :echtrieuphu: :echtrieuphu:

Rug pull​

Mình tin chắc rằng ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến cụm từ phổ biến Rug pull. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách cảnh giác trước các nguy cơ lừa đảo này cho đến khi bản thân chính là nạn nhân của các vụ việc đó. Vậy Rug pull trong NFT xảy ra như thế nào?

Hiểu một cách đơn giản nhất về NFT rug pull scam đó chính là một cá nhân hay một dự án nào đó phát hành ra bộ sưu tập NFT, list bán trên các nền tảng Marketplace và đưa ra hàng loạt kế hoạch hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi đã huy động, nắm chắc trong tay được số tiền mà nhà đầu tư rót vốn vào thì ôm tiền bỏ chạy mà không để lại bất kỳ dấu vết gì.

Và anh chị em biết điều gì sẽ xảy ra rồi đấy? Những kế hoạch phát triển của dự án cuối cùng bị bỏ ngang, giá trị NFT lao dốc không phanh và nhà đầu tư là người phải hứng chịu tất cả thiệt hại này. Chính vì vậy, để tồn tại và kiếm tiền trong thị trường crypto hãy luôn luôn giữ cho mình một chiếc đầu lạnh, hãy nhìn vào những gì dự án làm thay vì chỉ tin vào những gì dự án vẽ ra.

Một ví dụ điển hình của hình thức Rug pull scam NFT đó là bộ sưu tập 10.000 NFT có tên "Evolved Apes" được phát hành vào tháng 10 năm 2021 vừa qua. Sau sự thành công đặc biệt từ bộ sưu tập NFT của Bored Ape Yacht Club thì các tác phẩm này được ra đời, kéo theo sự quan tâm đông đảo của nhà đầu tư.

1651073485608.png

Người dùng đã tậu về những NFT với thiết kế đặc biệt nhằm sử dụng chúng trong một Game blockchain đang trong giai đoạn phát triển để giành về các phần thưởng token. Tuy nhiên, sau đó nhà phát triển của dự án, có biệt danh là Evil Ape đã biến mất ngay khi bán hết số NFT của mình và thu về 798 ETH (trị giá khoảng 2.7 triệu đô tại thời điểm đó). Cuối cùng dự án sụp đổ, game blockchain cũng chỉ là một chiêu trò lừa đảo để câu mồi nhà đầu tư khiến họ phải hứng chịu tất cả thiệt hại.​

NFT giả​

Lĩnh vực NFT mở ra cơ hội cho bất kỳ nhà đầu tư nào tham gia vào thị trường song cũng chính điều này gây ra những rủi ro nhất định. Khi ai cũng có thể đúc NFT của chính mình thì các tác phẩm có giá trị cao của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sẽ dễ dàng bị ăn cắp bản quyền hay là làm giả mạo.

Những nhà đầu tư f0, nếu có nhiều kiến thức và còn hơi mơ hồ về cơ chế vận hành của thị trường có lẽ sẽ khó để phân biệt được đâu là tác phẩm thật và đâu là NFT giả. Việc mua phải các NFT giả mạo trên các nền tảng NFT Marketplace đã từng xảy ra với nhiều người mới dẫn đến tình cảnh mất tiền oan rồi mới biết chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên lúc này tiền đã được giao dịch và không có cách nào để lấy lại.​

Pump & Dump (bơm thổi giá)​

Mình chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến việc bơm thổi giá (Pump & Dump) trong lĩnh vực crypto khi chiêu trò này đã trở nên quá phổ biến với cộng đồng. Giống như đối với coin/token thì với NFT, những kẻ scammers cũng liên tục gom hàng mạnh tay để đẩy lượng cầu của NFT đó tăng lên. Đẩy giá cao lên kéo theo sự FOMO đỉnh điểm của cộng đồng, khiến họ đu đỉnh sau đó tiến hành xả hàng trên đầu các nhà đầu tư.

Khi này những kẻ lừa đảo đã “ăn” được một khoản lợi nhuận khủng trong khi nạn nhân lại thất thoát nguồn vốn. Nếu không kịp thoát hàng trong các trường hợp này thì chắc chắn nhà đầu tư không thể thoát khỏi cảnh thua lỗ thảm hại.

Hy vọng với những thông tin mình vừa chia sẻ, mọi người sẽ cẩn thận hơn khi đầu tư NFT nhé! Chúc anh chị em may mắn và thành công!
:gaudo::gaudo::gaudo:
 
Thẻ
nft nft là gì nft scam scam scammer
Bên trên