Chuyengiadautu
🐟Cá Con Lom Dom🐟
Tháng 6 năm 2011
Đây có lẽ là cú sập kinh hoàng nhất của Bitcoin với khoảng sụt giảm lên tới 99.99% chỉ trong 1 ngày. Vào thời điểm ấy, CoinMarketCap vẫn chưa theo dõi giá Bitcoin và thậm chí Coinbase vẫn chưa xuất hiện. Khi đó, Bitcoin chủ yếu chỉ được giao dịch trên sàn Mt.Gox và có sự tăng trưởng khoảng 60% từ $2 lên $32 trong suốt nửa đầu năm 2011.
Sau đó, Bitcoin đã hạ nhiệt trở lại vùng giá khoảng $17.5 ngay khi một vụ hack xảy ra trên sàn giao dịch khiến đồng tiền mã hóa lâu đời này được bán với mức giá $0.01, tương đương với mức giảm 99.99% trong một ngày. Tuy nhiên, mức giá đó không kéo dài quá lâu, đó chỉ là một sự cố flash có nguồn gốc từ những cuộc xâm nhập hệ thống độc hại.
Sau đó, Bitcoin đã hạ nhiệt trở lại vùng giá khoảng $17.5 ngay khi một vụ hack xảy ra trên sàn giao dịch khiến đồng tiền mã hóa lâu đời này được bán với mức giá $0.01, tương đương với mức giảm 99.99% trong một ngày. Tuy nhiên, mức giá đó không kéo dài quá lâu, đó chỉ là một sự cố flash có nguồn gốc từ những cuộc xâm nhập hệ thống độc hại.
Tháng 12 năm 2013
Năm 2013 được xem như một “đốm sáng” trên một đường thẳng trong vòng đời của Bitcoin. Đầu tháng 12 năm 2013, giá của Bitcoin đã chạm đến cột mốc cao nhất mọi thời đại là $1,151, trong khi chỉ 1 tháng trước đó giá của BTC chỉ loanh quanh ở mức $200.
Tuy nhiên đến giữa tháng 12 năm 2013, giá của đồng coin này đã giảm đi hơn một nửa sau lệnh cấm tiền mã hóa đầu tiên của Trung Quốc. Theo đó, quốc gia này đã ra lệnh cấm các ngân hàng thực hiện bất kỳ các giao dịch nào liên quan đến loại tài sản này.
Sau sự kiện đó, giá của Bitcoin đã phải vật lộn rất nhiều trên chặn đường phát triển của mình. Đỉnh điểm là vào tháng 1 năm 2015, BTC đã rớt xuống lại dưới vùng giá $200 và phải mất đến gần 2 năm thì mới bắt đầu có dấu hiệu hồi phục để trở lại mức giá kỷ lục trước đó.
Tuy nhiên đến giữa tháng 12 năm 2013, giá của đồng coin này đã giảm đi hơn một nửa sau lệnh cấm tiền mã hóa đầu tiên của Trung Quốc. Theo đó, quốc gia này đã ra lệnh cấm các ngân hàng thực hiện bất kỳ các giao dịch nào liên quan đến loại tài sản này.
Sau sự kiện đó, giá của Bitcoin đã phải vật lộn rất nhiều trên chặn đường phát triển của mình. Đỉnh điểm là vào tháng 1 năm 2015, BTC đã rớt xuống lại dưới vùng giá $200 và phải mất đến gần 2 năm thì mới bắt đầu có dấu hiệu hồi phục để trở lại mức giá kỷ lục trước đó.
Tháng 12 năm 2017
Bitcoin đã có một đợt phát triển tuyệt vời vào năm 2017, khi đó giá của đồng coin này đã tăng gần 20 lần và đạt mức cao nhất mọi thời đại là $19,497 vào ngày 15 tháng 12 năm 2017. Tuy nhiên, chỉ 6 ngày sau giá của BTC đã giảm 29% ở mức $13,831.
Tình hình của Bitcoin vẫn không mấy khả quan khi bước sang năm 2018, nó tiếp tục giảm xuống dưới $7,000 vào đầu tháng 2 năm 2018 và trong 9 tháng sau đó, giá BTC biến động liên tục trong khoảng $6,000 đến $10,000.
Vào tháng 11, mọi thứ tưởng chừng như đã đi vào quỹ đạo khi BTC được giao dịch ổn định ở vùng giá $6,300. Nhưng chỉ 1 tháng sau đó, giá của động coin này đã đột ngột dump mạnh về dưới mức $3,300.
Tình hình của Bitcoin vẫn không mấy khả quan khi bước sang năm 2018, nó tiếp tục giảm xuống dưới $7,000 vào đầu tháng 2 năm 2018 và trong 9 tháng sau đó, giá BTC biến động liên tục trong khoảng $6,000 đến $10,000.
Vào tháng 11, mọi thứ tưởng chừng như đã đi vào quỹ đạo khi BTC được giao dịch ổn định ở vùng giá $6,300. Nhưng chỉ 1 tháng sau đó, giá của động coin này đã đột ngột dump mạnh về dưới mức $3,300.
Tháng 3 năm 2020
Sẽ thật thiếu sót nếu không đề cập đến cú sập của Bitcoin trước tác động của đại dịch COVID-19. Đại dịch bùng nổ dường như đã đóng băng tất cả mọi thứ, khi ấy các nhà đầu tư bắt đầu tích trữ tiền mặt và các tài sản thanh khoản khiến cho thị trường chứng khoán sụp đổ. Thị trường tiền mã hóa cũng không ngoại lệ, chỉ trong 1 ngày giá BTC đã giảm 37% từ $7,911 xuống còn $4,970.
Tuy nhiên, các chính sách và biện pháp của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã được đưa ra kịp thời nhằm hỗ trợ và thúc đẩy cho nền kinh tế tiếp tục phát triển. Theo đó, dòng tiền lại một lần nữa chảy qua thị trường tiền mã hóa. Cùng với đó, việc MicroStrategy và Tesla đã gián tiếp đưa ra sự ủng hộ với đồng tiền mã hóa này đã đóng một vai trò lớn trong việc đưa Bitcoin lên mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2021.
Tuy nhiên, các chính sách và biện pháp của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã được đưa ra kịp thời nhằm hỗ trợ và thúc đẩy cho nền kinh tế tiếp tục phát triển. Theo đó, dòng tiền lại một lần nữa chảy qua thị trường tiền mã hóa. Cùng với đó, việc MicroStrategy và Tesla đã gián tiếp đưa ra sự ủng hộ với đồng tiền mã hóa này đã đóng một vai trò lớn trong việc đưa Bitcoin lên mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2021.
Tháng 5 năm 2021
Mặc kệ cho sự ảnh hưởng của COVID, không gian tiền mã hóa vẫn tiếp tục phát triển. Đầu năm 2021, thị trường crypto ngập tràng các đối thủ cạnh tranh với Ethereum như Solana, các đồng coin/ token của các dự án DeFi (tài chính phi tập trung) và thậm chí là làn sóng của memecoin như Shiba Inu (SHIB) hay Dogecoin (DOGE). Vào giữa tháng 4 năm 2021, giá BTC đã đạt đến một mức cao kỷ lục khác là $63,314.
Đến ngày 7 tháng 5, BTC vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, mặc dù ở mức giá giảm nhẹ xuống còn $58,803. Tuy nhiên đến ngày 13 tháng 5, sau tin Tesla từ chối việc thanh toán bằng Bitcoin đã khiến cho toàn bộ thị trường tiền mã hóa chao đảo. Chỉ một tuần sau tin tức chấn động đó, giá BTC chỉ còn $34,770. Bên cạnh đó, tổng vốn hoá thị trường crypto cũng ghi nhận sự mất mát khổng lồ khi giảm từ 2.39 nghìn tỷ đô xuống còn 1.58 nghìn tỷ đô, tương đương ⅓ giá trị.
Đến ngày 7 tháng 5, BTC vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, mặc dù ở mức giá giảm nhẹ xuống còn $58,803. Tuy nhiên đến ngày 13 tháng 5, sau tin Tesla từ chối việc thanh toán bằng Bitcoin đã khiến cho toàn bộ thị trường tiền mã hóa chao đảo. Chỉ một tuần sau tin tức chấn động đó, giá BTC chỉ còn $34,770. Bên cạnh đó, tổng vốn hoá thị trường crypto cũng ghi nhận sự mất mát khổng lồ khi giảm từ 2.39 nghìn tỷ đô xuống còn 1.58 nghìn tỷ đô, tương đương ⅓ giá trị.
Hiện tại
Tình hình của Bitcoin dạo gần đây cũng không mấy khả quan khi liên tục bị tác động bởi những tin tức tiêu cực. Tuy nhiên suy cho cùng thì tình hình vẫn chưa đến nỗi tệ như cú sập chớp nhoáng 99.99% trước đó hay cuộc suy thoái kéo dài năm 2017-2018.
Những cú sập của thị trường vẫn thường được theo sau bởi những đợt bùng nổ lớn, từ những điểm thấp sẽ dẫn đến những cột mốc cao mới. Cũng có thể nói một cách ngược lại, không có gì sẽ tăng mãi, những cú sập mạnh nhất thường bắt nguồn từ những đợt bán tháo từ các mức cao kỷ lục. Thị trường crypto vẫn đang tiếp diễn, hãy cùng chờ đón xem tương lai nào cho Bitcoin cũng như những đồng tiền mã hóa khác trong thời gian tới nhé!
Những cú sập của thị trường vẫn thường được theo sau bởi những đợt bùng nổ lớn, từ những điểm thấp sẽ dẫn đến những cột mốc cao mới. Cũng có thể nói một cách ngược lại, không có gì sẽ tăng mãi, những cú sập mạnh nhất thường bắt nguồn từ những đợt bán tháo từ các mức cao kỷ lục. Thị trường crypto vẫn đang tiếp diễn, hãy cùng chờ đón xem tương lai nào cho Bitcoin cũng như những đồng tiền mã hóa khác trong thời gian tới nhé!