traderno1
🐋Cá Voi Phake🐋
Solana (SOL) đang nổi lên như một sự thay thế cho gã khổng lồ blockchain Ethereum (ETH), với tốc độ giao dịch có thể lên tới hàng chục nghìn TPS, thời gian tạo khối chỉ 400ms và phí giao dịch gần như bằng không, Solana network thực sự là một đối thủ đáng gờm của bất kỳ mạng lưới blockchain nào khác trên thị trường. Vậy Solana là gì? Nó có gì đặc biệt? Tạo ví lưu trữ và Mua bán SOL Coin ở đâu? Sàn giao dịch Solana nào uy tín, an toàn? Có nên đầu tư vào SOL không? Anh em hãy cùng tôi tìm hiểu nhé.
Solana token (SOL) là token gốc của blockchain Solana. SOL sẽ được sử dụng với những mục đích đặc trưng của một token gốc trên nền tảng blockchain như:
Tổng cung ban đầu của SOL coin là 500 triệu coin SOL và được phân bổ theo từng phần bên dưới:
Số lượng lưu hành ban đầu của Solana là 16,350,633 SOL (3.27%) và 11,365,067 SOL (2.27%) đã được đốt và loại bỏ khỏi nguồn cung.
Như vậy, Solala sẽ vesting 472,284,300 SOL (94.46%) chi tiết như sau:
Hình thành từ năm 2017 bởi người sáng lập Anatoly Yakovenko, tới đầu tháng 2 năm 2018 thì Solana ra mắt testnet và chính thức khởi chạy mainnet vào tháng 3 năm 2020 sau khi huy động được hàng chực triệu đô la từ việc bán token cũng như quỹ đầu tư. Điều này cho thấy Solana rất chăm chút cho sản phẩm của mình, vì thông thường các dự án blockchain chỉ mất khoảng nửa thời gian của Solana để tung ra mainnet, thậm chí sớm hơn.
Kể từ khi khởi chạy mainnet, Solana đã chứng kiến đà tăng trưởng vượt bậc. Đến đầu năm 2021, hệ sinh thái Solana đã chào đón hơn 100 dự án ở các lĩnh vực khác nhau tham gia và hiện vẫn đang tiếp tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng của Solana sẽ gây áp lực lên Ethereum và nền tảng blockchain của Binance – Binance Smart Chain – trong thời gian tới.
Cộng hưởng nhiều yếu tố từ khả năng áp dụng thực tế trong không gian tài chính, đội ngũ phát triển chất lượng và các nhà đầu tư lớn, Solana được đánh giá là một dự án rất tiềm năng và đáng để đầu tư dài hạn. Tất nhiên, bạn đọc cũng cần có những nghiên cứu riêng trước khi đưa ra quyết định đầu tư, mọi thông tin trong bài viết này chỉ là tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư.
CŨNG QUY MÔ PHẾT ANH EM NHỈ...KKKK!!!!
Cơ chế đồng thuận của Solana có gì đặc biệt?
Để có được khả năng mở rộng cao, bên cạnh thuật toán đồng thuậnProof of Stake (PoS), Solana đã phải kết hợp 8 chức năng sau đây:- Giải pháp Proof of History (PoH): Thuật toán đồng thuận xác minh thứ tự và thời gian giữa các giao dịch, giúp giảm tải cho các nút mạng (nodes) trong quá trình xử lý khối bằng cách cung cấp một phương tiện mã hóa thời gian vào Blockchain.
- Cơ chế đồng thuận Tower BFT: Một phiên bản PoH của cơ chế đồng thuận PBFT – cơ chế tập trung vào việc cung cấp một bản sao máy trạng thái, chịu được các lỗi Byzantine (các nút độc hại). Thuật toán này được thiết kế để hoạt động trong những hệ thống không đồng bộ và được tối ưu hóa để có hiệu suất cao.
- Giao thức truyền chuỗi khối Turbine: Bằng cách chia các dữ liệu thành các đơn vị nhỏ hơn, giao thức này giúp dữ liệu được truyền đến mọi nút mạng bên trong blockchain dễ dàng hơn. Điều này giúp Solana giải quyết vấn đề băng thông và tăng khả năng giải quyết các giao dịch nhanh hơn.
- Công cụ xử lý giao dịch song song Sealevel: Các hợp đồng thông minh (smart contract) chạy song song với nhau để đạt được thời gian chạy hiệu quả hơn cho Solana.
- Giao thức chuyển tiếp giao dịch ít mempool Gulfstream: Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhận và chuyển tiếp giao dịch ngay cả trước khi tập hợp xong các khối chờ xác nhận tiếp theo trên Solana.
- Bộ nhớ mở rộng theo chiều ngang Cloudbreak: Thiết lập cấu trúc dữ liệu nơi các giao dịch được xử lý trong một phần mềm có chức năng tận dụng mọi phần cứng chịu trách nhiệm lập chỉ mục dữ liệu, giúp Solana đạt được khả năng mở rộng cao mà không có rủi ro về phân mảnh cơ sở dữ liệu.
- Đơn vị xử lý giao dịch Pipelining: Khi có một luồng dữ liệu đầu vào cần được xử lý theo một chuỗi các bước và có các phần cứng khác nhau chịu trách nhiệm cho từng bước, Pipelining sẽ đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của phần cứng luôn hoạt động hiệu quả.
- Lưu trữ dữ liệu Archivers: Cho phép mọi nút mạng sao chép thông tin từ chuỗi khối theo không gian có sẵn trên phần cứng của chúng.
Thông tin chi tiết về SOL coin
Solana token (SOL) là token gốc của blockchain Solana. SOL sẽ được sử dụng với những mục đích đặc trưng của một token gốc trên nền tảng blockchain như:
- Stake: Solana đang trong quá trình kích hoạt phần thưởng lạm phát cho việc stake token SOL để đổi lấy năng lượng và hỗ trợ mạng.
- Phí: SOL sẽ được dùng để thanh toán các loại phí trong mạng lưới blockchain của Solana như smart contract fee, transactions fee,…
- Phần thưởng: SOL được dùng làm reward cho các Nodes/Staker nhằm đảm bảo mạng lưới sẽ hoạt động ổn định trong thời gian dài.
- Quản trị: SOL sẽ được dùng để bỏ phiếu về các hoạt động quản trị trong mạng lưới của Solana trong tương lai.
Thông tin cơ bản về SOL token
- Mã: SOL
- Loại Token: Utility Token
- Blockchain: Solana
- Tiêu chuẩn Token: SPL
- Đơn vị thay thế: Lamport (1 SOL = 2^34 Lamport) – giống với sts của BTC
- Block time – Thời gian để thực hiện 1 khối: 400ms
- Thời gian giao dịch trung bình: 50,000 – 65,000 TPS
- Thuật toán đồng thuận: POS & POH
- Tổng cung tối đa: 1.000.000.000 SOL
- Tổng cung khởi tạo: 500.000.000 SOL
- Nguồn cung lưu hành: 272.637.427,58 SOL
Phân bổ SOL coin
Tổng cung ban đầu của SOL coin là 500 triệu coin SOL và được phân bổ theo từng phần bên dưới:
- Bán trong vòng seed sale: 16.23%.
- Bán trong vòng Founding Sale: 12.92%.
- Bán trong vòng Validator Sale: 5.18%.
- Bán trong vòng Strategic Sale: 1.88%.
- Đấu giá trên CoinList: 1.64%.
- Đội ngũ phát triển: 12.79%.
- Solana Foundation: 10.46%.
- Ngân sách hoạt động cộng đồng: 38.89%.
Lịch phát hành SOL token
Như vậy, Solala sẽ vesting 472,284,300 SOL (94.46%) chi tiết như sau:
- Sale: 100% SOL được vested vào ngày 07/01/2021.
- Team: Vào ngày 07/01/2021, SOL coin của team sẽ bắt đầu được unlock với số lượng là 31,250,000 SOL, và ½ số coin còn lại sẽ được vesting dần dần qua 24 tháng.
- Phát triển cộng đồng: Bắt đầu Vesting từ 01/05/2020 với 8,000,000 SOL mỗi tháng và kết thúc vào 07/01/2021.
- Foundation: Được mở khóa toàn bộ vào 07/01/2021.
Có nên đầu tư vào Solana (SOL) không?
Câu hỏi của nhiều anh em nè!!!Hình thành từ năm 2017 bởi người sáng lập Anatoly Yakovenko, tới đầu tháng 2 năm 2018 thì Solana ra mắt testnet và chính thức khởi chạy mainnet vào tháng 3 năm 2020 sau khi huy động được hàng chực triệu đô la từ việc bán token cũng như quỹ đầu tư. Điều này cho thấy Solana rất chăm chút cho sản phẩm của mình, vì thông thường các dự án blockchain chỉ mất khoảng nửa thời gian của Solana để tung ra mainnet, thậm chí sớm hơn.
Kể từ khi khởi chạy mainnet, Solana đã chứng kiến đà tăng trưởng vượt bậc. Đến đầu năm 2021, hệ sinh thái Solana đã chào đón hơn 100 dự án ở các lĩnh vực khác nhau tham gia và hiện vẫn đang tiếp tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng của Solana sẽ gây áp lực lên Ethereum và nền tảng blockchain của Binance – Binance Smart Chain – trong thời gian tới.
Cộng hưởng nhiều yếu tố từ khả năng áp dụng thực tế trong không gian tài chính, đội ngũ phát triển chất lượng và các nhà đầu tư lớn, Solana được đánh giá là một dự án rất tiềm năng và đáng để đầu tư dài hạn. Tất nhiên, bạn đọc cũng cần có những nghiên cứu riêng trước khi đưa ra quyết định đầu tư, mọi thông tin trong bài viết này chỉ là tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư.
CŨNG QUY MÔ PHẾT ANH EM NHỈ...KKKK!!!!
Solana là một blockchain đơn chuỗi (không có có layer 2).
Binance là một sàn giao dịch được thành lập bởi Changpeng Zhao và đứng đầu thế giới về khối lượng giao dịch.
Đính kèm
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: