Hako
🐋Cá Voi Phake🐋
Staking là gì?
Trước khi hiểu về staking anh chị em cần phải tìm hiểu về thuật toán đồng thuận cổ phần PoS – Proof of Stake trước.
PoS được biết đến là 1 thuật toán đồng thuận mới mẻ đối với một số loại tiền mã hóa. Cơ chế này sẽ tạo ra các khối mới được thêm vào blockchain, các khối này sẽ được đặt bởi những người sở hữu một số lượng đồng tiền mã hóa để giúp xác thực một giao dịch mới trên nền tảng. Những người tham gia PoS sẽ được nhận phần thưởng để khích lệ cho những đóng góp của họ (gồm phần thưởng khối và phí giao dịch).
Nói tóm lại, Staking chính là việc lưu trữ 1 số lượng đồng tiền mã hóa nhất định trong ví của 1 dự án Blockchain trong 1 khoảng thời gian nhất định để nhận được phần thưởng sau đó. Số lượng phần thưởng anh chị em nhận được sẽ phụ thuộc vào sự đầu tư ban đầu, gồm có: Số lượng coin stake, thời lượng stake.
Việc này cũng tương tự như việc gửi tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng và rút lãi khi đến kỳ hạn.
PoS được biết đến là 1 thuật toán đồng thuận mới mẻ đối với một số loại tiền mã hóa. Cơ chế này sẽ tạo ra các khối mới được thêm vào blockchain, các khối này sẽ được đặt bởi những người sở hữu một số lượng đồng tiền mã hóa để giúp xác thực một giao dịch mới trên nền tảng. Những người tham gia PoS sẽ được nhận phần thưởng để khích lệ cho những đóng góp của họ (gồm phần thưởng khối và phí giao dịch).
Nói tóm lại, Staking chính là việc lưu trữ 1 số lượng đồng tiền mã hóa nhất định trong ví của 1 dự án Blockchain trong 1 khoảng thời gian nhất định để nhận được phần thưởng sau đó. Số lượng phần thưởng anh chị em nhận được sẽ phụ thuộc vào sự đầu tư ban đầu, gồm có: Số lượng coin stake, thời lượng stake.
Việc này cũng tương tự như việc gửi tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng và rút lãi khi đến kỳ hạn.
Phân loại Staking
Có 2 loại hình Staking như sau:
- Staking với cơ chế đồng thuận PoS: Như khái niệm đã nêu ở trên, anh chị em dùng 1 số lượng tiền mã hóa nhất định để staking và nhận lại phần thưởng cho hoạt động xác minh giao dịch. Loại hình staking này sẽ được thực hiện và tác động trực tiếp đến mạng lưới Blockchain. Một số các dự án có cơ chế Staking được biết đến như TomoChain, IOST, WAX, TRX, …
- Staking bằng cách ủy thác: Anh chị em gửi lại đồng coin vào ví của nhóm phát triển dự án (không phải Blockchain riêng) và sẽ nhận được lợi nhuận định kỳ. Loại hình Staking này không cần trực tiếp tham gia vào việc xác thực các giao dịch hay bất cứ nhiệm vụ gì liên quan tới các hoạt động trong mạng lưới mà vẫn được gọi là staking. Loại hình này không khác gì đầu tư ủy thác. Ví dụ: stake KCS (Kucoin Share) trên sàn Kucoin để nhận thưởng thêm KCS. Phần thưởng KCS anh chị em nhận được là từ lợi nhuận thu được của sàn chứ không phải từ việc tham gia trên mạng lưới để tạo khối mới và xác minh giao dịch.
Staking hoạt động như thế nào?
Như anh chị em đã biết, staking là quá trình lưu trữ tiền mã hóa để nhận lại phần thưởng nhờ sự đóng góp cho các hoạt động trên mạng blockchain. Staking được sử dụng phổ biến trên các mạng áp dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS) hoặc một trong các biến thể như DPoS.
Không giống như các blockchain Proof of Work (PoW) hoạt động dựa vào việc đào tiền mã hóa (mining) để xác minh và xác thực các khối mới, các blockchain sử dụng PoS sẽ tạo ra và xác thực các khối mới thông qua việc staking. Điều này cho phép các khối được tạo ra mà không phải phụ thuộc vào các thiết bị đào (ASICs). Các node xác thực PoS được lựa chọn dựa trên số lượng tiền mà họ cam kết đóng cổ phần mà không cần phải cạnh tranh dựa trên khối lượng công việc tính toán như PoW.
Thông thường, những người đóng góp cổ phần nhiều hơn sẽ có nhiều khả năng được chọn làm người xác thực cho khối tiếp theo. Trong khi cơ chế khai thác (của PoS) đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể vào các thiết bị phần cứng, thì staking yêu cầu phải đầu tư (và nắm giữ) tiền mã hóa với số lượng trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi blockchain PoS có một loại tiền mã hóa đại diện để đóng góp cổ phần.
Bên cạnh đó, cơ chế này sẽ tạo ra các khối thông qua staking cho phép nâng cao khả năng mở rộng mạng lưới. Đây chính là lý do khiến cho mạng lưới Ethereum quyết định sẽ chuyển từ PoW sang PoS, trong bản nâng cấp Ethereum Casper.
Ngoài ra, một số chuỗi còn áp dụng mô hình Delegated Proof of Staking (DPoS) (Bằng chứng Cổ phần được Ủy quyền). Mô hình này cho phép người dùng thông báo sự hỗ trợ của mình thông qua những người tham gia khác của mạng. Nói theo cách khác, một người tham gia được ủy quyền sẽ thay mặt những người dùng khác để ra quyết định.
Những người xác thực được ủy quyền (các node) là những người xử lý các hoạt động chính và quản trị tổng thể của mạng blockchain. Họ sẽ tham gia vào các quá trình để đạt được sự đồng thuận và xác định các tham số quản trị quan trọng.
>>> Trên đây là những thông tin cơ bản về Staking và nguyên lý hoạt động của staking. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp anh chị em hiểu thêm về thị trường tiền mã hóa và có quyết định đầu tư đúng đắn.
Không giống như các blockchain Proof of Work (PoW) hoạt động dựa vào việc đào tiền mã hóa (mining) để xác minh và xác thực các khối mới, các blockchain sử dụng PoS sẽ tạo ra và xác thực các khối mới thông qua việc staking. Điều này cho phép các khối được tạo ra mà không phải phụ thuộc vào các thiết bị đào (ASICs). Các node xác thực PoS được lựa chọn dựa trên số lượng tiền mà họ cam kết đóng cổ phần mà không cần phải cạnh tranh dựa trên khối lượng công việc tính toán như PoW.
Thông thường, những người đóng góp cổ phần nhiều hơn sẽ có nhiều khả năng được chọn làm người xác thực cho khối tiếp theo. Trong khi cơ chế khai thác (của PoS) đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể vào các thiết bị phần cứng, thì staking yêu cầu phải đầu tư (và nắm giữ) tiền mã hóa với số lượng trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi blockchain PoS có một loại tiền mã hóa đại diện để đóng góp cổ phần.
Bên cạnh đó, cơ chế này sẽ tạo ra các khối thông qua staking cho phép nâng cao khả năng mở rộng mạng lưới. Đây chính là lý do khiến cho mạng lưới Ethereum quyết định sẽ chuyển từ PoW sang PoS, trong bản nâng cấp Ethereum Casper.
Ngoài ra, một số chuỗi còn áp dụng mô hình Delegated Proof of Staking (DPoS) (Bằng chứng Cổ phần được Ủy quyền). Mô hình này cho phép người dùng thông báo sự hỗ trợ của mình thông qua những người tham gia khác của mạng. Nói theo cách khác, một người tham gia được ủy quyền sẽ thay mặt những người dùng khác để ra quyết định.
Những người xác thực được ủy quyền (các node) là những người xử lý các hoạt động chính và quản trị tổng thể của mạng blockchain. Họ sẽ tham gia vào các quá trình để đạt được sự đồng thuận và xác định các tham số quản trị quan trọng.
>>> Trên đây là những thông tin cơ bản về Staking và nguyên lý hoạt động của staking. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp anh chị em hiểu thêm về thị trường tiền mã hóa và có quyết định đầu tư đúng đắn.