Chuyengiadautu
🐟Cá Con Lom Dom🐟
Để trả lời cho câu hỏi ở trên, chúng ta cần đi tìm hiểu những thứ cơ bản nhất về Fed, nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao lại cần quan tâm đến Fed tăng lãi xuất, thì bài viết này sẽ cho các bạn câu trả lời và cách thức hành động sau đó.
1. FED là gì?
Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – FED) hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Bắt đầu hoạt động năm 1913 theo “Đạo luật Dự trữ Liên bang” của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 23 tháng 12 năm 1913.
Đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, FED có các vai trò:
- Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn
- Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng
- Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính
- Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
2. Tại sao FED tăng lãi suất?
Trên thị trường tài chính thế giới, mỗi khi FED đưa ra quyết định gì đó, nó đều có sự ảnh hưởng vô cùng lớn không chỉ đối với nền kinh tế Mỹ mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Lý giải cho nguyên nhân này đến từ một lý do duy nhất “Đồng USD”.
Vậy tại sao, FED lại tăng lãi suất? Thông thường khi một nền kinh tế đang có đà tăng trưởng mạnh thì ngân hàng trung ương sẽ đưa ra các chính sách tăng lãi suất nhằm giúp kiểm soát tốt nền kinh tế. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Nhiều nhà kinh tế học đã chỉ ra, xét theo những lần tăng lãi suất trước của FED, đều dựa vào những nguyên nhân sau đây:
Vậy tại sao, FED lại tăng lãi suất? Thông thường khi một nền kinh tế đang có đà tăng trưởng mạnh thì ngân hàng trung ương sẽ đưa ra các chính sách tăng lãi suất nhằm giúp kiểm soát tốt nền kinh tế. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Nhiều nhà kinh tế học đã chỉ ra, xét theo những lần tăng lãi suất trước của FED, đều dựa vào những nguyên nhân sau đây:
- Điều chỉnh lãi suất theo tình hình lạm phát: Lãi suất thực (lãi suất thực tế) = (Lãi suất công bố) – (Lạm phát). Giả sử tỷ lệ lạm phát giữ ở mức 2% thì với lãi suất công bố là 2.25%, lãi suất thực chỉ là 0.25%.
- Tăng lãi suất để ngăn chặn tình trạng vay tiêu dùng quá mức và các bong bóng đang nổi lên trên thị trường nhà ở cũng như thị trường các tài sản khác.
Ngoài những nguyên nhân trên, sẽ còn có rất nhiều những lý do khác ảnh hưởng đến quyết định tăng lãi suất của FED. Việc nắm bắt được chúng sẽ giúp ta nhìn ra được bức tranh toàn cảnh của thị trường.
3. Chúng ta cần làm gì khi FED đã tăng lãi suất 0.25%
Nếu chúng ta nhìn vào thực tế, hiện tại lãi suất gần như bằng 0. Vì vậy việc tăng lãi suất 0.25% sẽ không tác động nhiều đến thị trường hiện tại. Vậy thì, thị trường vẫn có những cơ sở để tăng trưởng trong trung hạn, trước khi những lần tăng lãi suất đó “đủ lớn” để gây áp lực lên dòng tiền đầu cơ trên thị trường tài chính nói chung và crypto nói chung.
Tóm lại việc chúng ta cần làm lúc này:
Tóm lại việc chúng ta cần làm lúc này:
- Quan sát khối lượng giao dịch BTC và xu hướng giá của BTC trong những ngày tới. Nếu giá xác nhận phá qua điểm 45,000USD thì sẽ bắt đầu một mùa tăng trưởng mới.
- Tiến hành phân bổ vốn mua dần vào những đồng coin nền tảng, hoặc những đồng coin trend có dòng tiền từ các quỹ đổ mạnh vào như Web 3, DAO. Đã phần các đồng coin này đều đang ở vị thế mua tốt. Tỷ lệ vốn gợi ý: 20% tổng số vốn.
- Khi thị trường đã xác nhận một xu hướng tăng mới, với khối lượng rõ ràng thì chúng ta có thể phân bổ vốn tiếp theo.
- Nếu trường hợp thị trường tiếp tục sụt giảm, chúng ta sẽ chọn mua ở vùng kháng cự quan trọng của tháng đó là “vùng 30,000 USD”.
Trên đây là một số gợi ý về hành động của chúng ta trong thời gian tới. Thông tin đưa ra nhằm mục đích cho các bạn tham khảo và có góc nhìn đa chiều, không phải là lời khuyên đầu tư. Chúc các bạn đầu tư bình an!