NguyenATuan
🐋Cá Voi Phake🐋
Quản lý danh mục là gì? Yếu tố nào tạo nên một danh mục đầu tư hiệu quả? Thiết kế danh mục đầu tư hiệu quả trong Crypto như thế nào? Quản lý vốn và lập kế hoạch đầu tư là rất quan trọng trong bất kể thị trường tài chính nào từ chứng khoán đến Crypto. Thiết kế được một danh mục và kế hoạch giải ngân một cách khoa học sẽ giúp anh em đạt được rất nhiều lợi ích không chỉ trong thị trường mà còn trong cả đời sống hàng ngày.
Vậy tại sao lại là nhiều loại tài sản chứ không phải “all in" một tài sản với mức sinh lời cao nhất?
Lấy ví dụ đơn giản: Một danh mục gồm các token AMM top thuộc nhiều hệ sinh thái khác nhau. Với Portfolio này, anh em sẽ có lợi nhuận rất tốt nếu Category AMM hút dòng tiền, nhưng đồng thời cũng bỏ lỡ các cơ hội ở các Category khác. Chưa kể đến rủi ro dòng tiền không đi vào AMM trong giai đoạn đó nữa.
Quy trình này sẽ gồm 3 bước là Planning, Execution và Feedback.
Bước đầu tiên là Planning, trong bước này anh em sẽ cần phải xác định các yếu tố sau:
Mục tiêu của bước này sẽ là giúp anh em đưa ra được danh mục đầu tư phù hợp nhất tối ưu được lợi nhuận và phân bổ rủi ro.
Bước cuối cùng là Feedback, do thị trường tài chính nói chung và crypto nói riêng luôn biến động nên việc theo dõi, đánh giá và tái phân bổ nguồn vốn một cách thường xuyên là luôn cần thiết.
Hai lợi ích đầu tiên của việc có một kế hoạch đầu tư và Portfolio khoa học đó chính là tối ưu được lợi nhuận & phân bổ được rủi ro để đạt được mục tiêu tài chính của bản thân như mình đã đề cập bên trên.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các lợi ích khác có thể kể đến như:
Quản lý danh mục - Nhân tố quan trọng trong đầu tư
Danh mục đầu tư là gì?
Danh mục đầu tư (hay Portfolio) có thể hiểu đơn giản là một “bộ sưu tập" gồm các loại tài sản khác nhau (Chứng khoán, hàng hoá, bất động sản, crypto,…).Vậy tại sao lại là nhiều loại tài sản chứ không phải “all in" một tài sản với mức sinh lời cao nhất?
- Rất đơn giản vì tương lai là rất bất định và khoản đầu tư nào cũng có rủi ro, do đó chúng ta không thể “all in” rồi khi rủi ro xảy ra, tài sản mà chúng ta dành dụm và tiết kiệm trong một khoảng thời gian dài “không cánh mà bay".
- Hơn nữa, việc có một Portfolio cũng sẽ giúp anh em không bỏ lỡ các cơ hội sinh lời cao khi sở hữu nhiều loại tài sản khác nhau.
Lấy ví dụ đơn giản: Một danh mục gồm các token AMM top thuộc nhiều hệ sinh thái khác nhau. Với Portfolio này, anh em sẽ có lợi nhuận rất tốt nếu Category AMM hút dòng tiền, nhưng đồng thời cũng bỏ lỡ các cơ hội ở các Category khác. Chưa kể đến rủi ro dòng tiền không đi vào AMM trong giai đoạn đó nữa.
Quản lý danh mục đầu tư là gì?
Quản lý danh mục đầu tư là các hoạt động bao gồm:- Lựa chọn các loại tài sản để tạo thành một danh mục.
- Phân bổ vốn một cách thích hợp để tối ưu giữa lợi nhuận và rủi ro của danh mục.
- Theo dõi danh mục để có thể tái phân bổ vốn hoặc thay thế các tài sản mới sao cho phù hợp.
03 bước cơ bản để thiết lập một danh mục đầu tư
Quy trình này sẽ gồm 3 bước là Planning, Execution và Feedback.
Bước đầu tiên là Planning, trong bước này anh em sẽ cần phải xác định các yếu tố sau:
- Mục tiêu danh mục: Xác định được mục tiêu sẽ giúp anh em có được đích đến rõ ràng để phục vụ cho các bước sau như lựa chọn tài sản trong danh mục, phân bổ vốn hay thời gian đầu tư,… Mục tiêu đầu tư phải phù hợp với khả năng và kiến thức mà anh em có trên thị trường.
- Khẩu vị rủi ro: Xác định khẩu vị rủi ro sẽ giúp việc lựa chọn các tài sản đầu tư dễ dàng hơn.
- Thời gian đầu tư: Cũng tương tự như xác định khẩu vị rủi ro và mục tiêu danh mục, khoảng thời gian đầu tư cũng rất cần thiết trong kế hoạch tài chính. Một khoảng thời gian đầu tư dài thường sẽ có mức độ rủi ro thấp hơn so với khoảng thời gian đầu tư ngắn với cùng một mục tiêu.
- Thanh khoản cần thiết: Một cách hiểu đơn giản, nếu anh em có vốn nhỏ thì tham gia retroactive, airdrop hoặc IDO với một lượng allocation vừa phải sẽ giúp anh em tăng portfolio rất nhanh. Nhưng đối với người có nguồn vốn lớn thì lợi nhuận thu được từ các hoạt động trên gần như không đáng kể, họ sẽ phải có cách phân bổ vốn khác để phù hợp với tài khoản của mình.
Mục tiêu của bước này sẽ là giúp anh em đưa ra được danh mục đầu tư phù hợp nhất tối ưu được lợi nhuận và phân bổ rủi ro.
Bước cuối cùng là Feedback, do thị trường tài chính nói chung và crypto nói riêng luôn biến động nên việc theo dõi, đánh giá và tái phân bổ nguồn vốn một cách thường xuyên là luôn cần thiết.
Lời kết
Như vậy, thông qua bài viết, mình đã giới thiệu cho anh em một cách tổng quan nhất về cách xây dựng cũng như quản lý danh mục đầu tư một cách khoa học nhé!Tại sao chúng ta nên có một kế hoạch đầu tư cụ thể và khoa học?
Vậy lợi ích của việc có một danh mục đầu tư và phương thức quản trị danh mục khoa học là gì?Hai lợi ích đầu tiên của việc có một kế hoạch đầu tư và Portfolio khoa học đó chính là tối ưu được lợi nhuận & phân bổ được rủi ro để đạt được mục tiêu tài chính của bản thân như mình đã đề cập bên trên.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các lợi ích khác có thể kể đến như:
- Có một tâm lý thoải mái khi đầu tư: Khi đã có một kế hoạch cũng như các kịch bản để đối phó với tài sản của mình khi có rủi ro xảy ra, anh em sẽ cảm thấy việc đầu tư rất thoải mái và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý tiêu cực - một vòng xoáy rất nguy hiểm trong đầu tư.
- Kiểm soát được lòng tham: Đặt ra được mục tiêu và kế hoạch để đạt được mục tiêu đó ngay từ ban đầu, giúp anh em phần nào kiểm soát được lòng tham và tránh sa đà vào các dự án rất rủi ro như Ponzi hay các mô hình đa cấp, lừa đảo,...
- Tập trung được vào công việc chính của mình: Khi có một tâm lý thoải mái, kiểm soát được lòng tham cũng như có một Framwork đầu tư khoa học, thời gian dành cho việc đầu tư của anh em sẽ được tối ưu hơn rất nhiều. Từ đó có thêm thời gian để tập trung vào công việc chính, nâng cao thu nhập, và dùng thu nhập đó để tái đầu tư để gia tăng Portfolio nhanh chóng và hiệu quả.