Private blockchain và privacy blockchain có điểm gì khác biệt?

Linhbuixinhdep

🐋Cá Voi Phake🐋
Thêm một thuật ngữ nữa trong blockchain có thể gây hiểu lầm nữa, mà hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu và làm rõ. Có sự khác nhau cơ bản giữa blockchain private (riêng tư) và blockchain giải quyết tính bảo mật (privacy).​

Private blockchain là gì?​

Là một blockchain mà ở đó 1 thực thể nào đó (Cá nhân – Tổ chức) có toàn quyền điều khiển cả mạng lưới. Private blockchain cần 1 cơ chế phân quyền – cấp phép (permissioned), nếu muốn truy cập vào mạng lưới. Ở private blockchain, quyền điều khiển và cho phép ai có thể tham gia vào mạng lưới, ai tham gia vào cơ chế đồng thuận, ai tham gia vào xác thực giao dịch và duy trì hệ thống. Tất cả các quyền này đều nằm trong tay chủ thể quản lý blockchain đó. Ngoài ra các chủ thể này có thể thay đổi hay xóa các thông tin dữ liệu.​

1647011607716.png

Do đó, có thể thấy là mạng private blockchain là không hề phi tập trung theo cách mà các mạng public blockchain như hiện tại chúng ta thường thấy (ai cũng có thể truy cập được mà không phải xin phép ai cả - Permissionless).

Mạng private blockchain cho phép các doanh nghiệp, có thể tận dụng lợi thế về bảo mật thông tin trong nội bộ, đảm bảo tính bảo mật của mạng lưới và hưởng lợi từ tính bất biến của sổ cái blockchain. Ngoài ra còn dễ dàng tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin người dùng (nếu có).
Một trong những ông lớn đầu tiên tham gia vào mảng private blockchain là IBM. Với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp. Cung cấp các giải pháp cho hang loạt các ngành công nghiệp khác nhau như tài chính, chuỗi siêu thị, sản xuất, bảo hiểm…

Một ví dụ về ứng dụng của private blockchain như: Có thể cho phép các nhà sản xuất theo dõi các thông tin về nguyên liệu thô đến từ đâu, chuyển qua tay những đơn vị trung gian nào, tình trạng thừa thiếu của nguyên liệu trên toàn mạng lưới.​

Privacy blockchain là gì?

Là các blockchain tập trung vào việc bảo mật thông tin người dùng, mà không làm mất đi tính phi tập trung và minh bạch của mạng lưới. Bằng việc duy trì mạng lưới public blockchain, thì mọi người đều có quyền truy cập vào các thông tin lưu trữ on chain, thậm trí tham gia vào quá trình đồng thuận.​

1647011639249.png

Với định hướng phát triển web 3, nơi quyền lực quản lý thông tin sẽ nằm trong tay người dung chứ không phải các công ty cung cấp internet như web 2 hiện nay. Thì các giải pháp bảo mật thông tin người dùng là vô cùng quan trọng. Vậy việc bảo mật thông tin người dung trên public blockchain được thực hiện như thế nào.

Có 2 vấn đề cần giải quyết là:​
  • Người sở hữu dữ liệu có quyền quyết định dữ liệu nào của họ sẽ được thu thập.​
  • Các dữ liệu được thu thập sẽ được lưu trữ; bảo mật đủ an toàn và có thể cung cấp cho các đối tác sử dụng trong từng trường hợp cụ thể.​
Việc bảo mật thông tin dữ liệu trên public blockchain thường sử dụng thuật toán zero knowledge proof, ở đó cho phép các đối tượng đạt được đồng thuận về 1 kết quả là đúng hay sai mà bên nắm giữ thông tin (prover) không phải tiết lộ nội dung kết quả đó với các bên muốn kiểm chứng (verifiers).

Quyền truy cập đến các dữ liệu cần thiết cho các ứng dụng có thể được cấp 1 cách có chọn lọc thông qua các smart contract dành riêng cho từng đối tượng.​

Cảm ơn anh em đã theo dõi bài viết của mình. Nếu thấy hay và bổ ích thì nhớ múc nhaaa!

:2676-pepe-okei-sighn::2676-pepe-okei-sighn::2676-pepe-okei-sighn:
 
Thẻ
privacy blockchain privacy blockchain là gì private blockchain private blockchain là gì tiền mã hóa
Bên trên