Hako
🐋Cá Voi Phake🐋
Perpetual Protocol là gì?
Được lấy cảm hứng từ Uniswap, Perpetual Protocol ra đời với vai trò là một giao thức giao dịch hợp đồng vĩnh cửu phi tập trung cho mọi tài sản. Giao thức này được thực hiện bởi Trình tạo lập thị trường tự động ảo (vAMM). Tương tự như Uniswap, các nhà đầu tư không cần đến nhà cung cấp thanh khoản vẫn có thể thực hiện giao dịch trực tiếp với vAMM. Các vAMM sử dụng oracle của ChainLink, có khả năng cung cấp tính thanh khoản trên chuỗi được đảm bảo với giá cả có thể dự đoán. Các vAMM được thiết kế để trung lập với thị trường và cũng có thể được thế chấp hoàn toàn.
Sự khác biệt giữa AMM và vAMM
Nhìn chung, AMM của Uniswapp được xác định bởi hàm x*y = k, trong đó x và y là 2 loại tài sản mã hoá mà anh chị em gửi vào Pool thanh khoản. Số lượng sẵn có của hai tài sản này xác định số tiền anh chị em có thể trả cho một trao đổi hai chiều. Khi cung x giảm thì cung y tăng và ngược lại. Kết quả k là không đổi và thanh khoản luôn có sẵn, mặc dù giá ngày càng cao anh chị em tiếp cận các điểm cực trị theo cả hai hướng.
Bên cạnh đó, vAMM của Perpetual Protocol sở hữu cơ chế tương tự, nhưng điểm khác biệt là nó không lưu trữ bất kỳ tài sản nào trong AMM. Nó được gọi là "ảo" vì nó không lưu trữ tài sản, không mua bán, không trao đổi mà chỉ được sử dụng cho mục đích duy nhất là nhận thức về giá cả. Thay vào đó, các tài sản được gửi đến một hợp đồng thông minh khác được gọi là “Clearing House”, và những tài sản này sau đó được lưu trữ trong "Vault". Clearing House chấp nhận tiền gửi và ghi lại quyền sở hữu vị thế và thông tin liên quan, chẳng hạn như ký quỹ ban đầu, đòn bẩy và cho dù đó là vị thế LONG hay SHORT.
Bên cạnh đó, vAMM của Perpetual Protocol sở hữu cơ chế tương tự, nhưng điểm khác biệt là nó không lưu trữ bất kỳ tài sản nào trong AMM. Nó được gọi là "ảo" vì nó không lưu trữ tài sản, không mua bán, không trao đổi mà chỉ được sử dụng cho mục đích duy nhất là nhận thức về giá cả. Thay vào đó, các tài sản được gửi đến một hợp đồng thông minh khác được gọi là “Clearing House”, và những tài sản này sau đó được lưu trữ trong "Vault". Clearing House chấp nhận tiền gửi và ghi lại quyền sở hữu vị thế và thông tin liên quan, chẳng hạn như ký quỹ ban đầu, đòn bẩy và cho dù đó là vị thế LONG hay SHORT.
Thông tin về token PERP
PERP là token của hệ sinh thái Perpetual Protocol. Token này được tạo ra bởi Perpetual DAO. Token PERP sẽ được ứng dụng trong hệ sinh thái Perpetual Protocol với những mục đích sau đây:
Staking: Những người sở hữu PERP sẽ có quyền stake PERP trong một khoảng thời gian cố định trong “Staking Pool” để thực hiện các hoạt động trên Perpetual Protocol. Trái lại, họ sẽ nhận được phần thưởng staking được thanh toán bằng PERP, sẽ được tách biệt với phí giao dịch được trả bằng USDT.
Governance: Giống như nhiều giao thức phi tập trung khác, tầm nhìn của Perpetual Protocol sẽ chuyển dần sang quản trị cộng đồng, đồng nghĩa với việc cộng đồng có thể quyết định cho sự phát triển trong tương lai của giao thức. Cộng đồng có quyền bỏ phiếu hoặc đề xuất ý tưởng mới cho Perpetual Protocol. Tất nhiên, quyền này thuộc về những người stake PERP.
Staking: Những người sở hữu PERP sẽ có quyền stake PERP trong một khoảng thời gian cố định trong “Staking Pool” để thực hiện các hoạt động trên Perpetual Protocol. Trái lại, họ sẽ nhận được phần thưởng staking được thanh toán bằng PERP, sẽ được tách biệt với phí giao dịch được trả bằng USDT.
Governance: Giống như nhiều giao thức phi tập trung khác, tầm nhìn của Perpetual Protocol sẽ chuyển dần sang quản trị cộng đồng, đồng nghĩa với việc cộng đồng có thể quyết định cho sự phát triển trong tương lai của giao thức. Cộng đồng có quyền bỏ phiếu hoặc đề xuất ý tưởng mới cho Perpetual Protocol. Tất nhiên, quyền này thuộc về những người stake PERP.
Tiềm năng của PERP
Perpetual Protocol đã huy động thành công 1,8 triệu đô la trong một vòng tài trợ, do Multicoin Capital đứng đầu, cùng với sự tham gia của Zee Prime Capital, Three Arrows Capital, CMS Holdings, LLC. Ngoài ra còn có Alameda Research, người hợp tác chiến lược với sàn giao dịch FTX. Bên cạnh đó còn có các quỹ khác bao gồm Binance Lab, Andrew Kang, Alex Pack và Regan Bozman cũng là những người ủng hộ Perpetual Protocol.
Có thể thấy rằng, sự góp mặt của sàn giao dịch Binance và FTX đã chứng minh rõ ràng dự án này chính là một “hidden gem”.
Bên cạnh đó, Perpetual Protocol chính là dự án đầu tiên trong mảng hợp đồng vĩnh cửu của hệ sinh thái DeFi. Khi mainnet chính thức ra mắt, những ứng dụng sử dụng Perpetual Protocol có thể tạo ra nhiều sản phẩm hợp đồng vĩnh cửu hơn với lượng người dùng tăng, phí giao dịch thu được tăng, những người sở hữu PERP sẽ được chia nhiều thưởng hơn, từ đó nhu cầu mua và sở hữu PERP tăng lên. Đặc biệt, các sản phẩm được Perpetual Protocol hỗ trợ gồm có BTC, ETH và LINK, đồng thời có thể tích hợp các tài sản tổng hợp khác như vàng, dầu thô hoặc các loại tiền pháp định khác thông qua quản trị trong tương lai.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Perpetual Protocol và đồng PERP. Hy vọng với những thông tin này, anh chị em sẽ có thêm kiếm thức để đầu tư và thu về lợi nhuận.
Có thể thấy rằng, sự góp mặt của sàn giao dịch Binance và FTX đã chứng minh rõ ràng dự án này chính là một “hidden gem”.
Bên cạnh đó, Perpetual Protocol chính là dự án đầu tiên trong mảng hợp đồng vĩnh cửu của hệ sinh thái DeFi. Khi mainnet chính thức ra mắt, những ứng dụng sử dụng Perpetual Protocol có thể tạo ra nhiều sản phẩm hợp đồng vĩnh cửu hơn với lượng người dùng tăng, phí giao dịch thu được tăng, những người sở hữu PERP sẽ được chia nhiều thưởng hơn, từ đó nhu cầu mua và sở hữu PERP tăng lên. Đặc biệt, các sản phẩm được Perpetual Protocol hỗ trợ gồm có BTC, ETH và LINK, đồng thời có thể tích hợp các tài sản tổng hợp khác như vàng, dầu thô hoặc các loại tiền pháp định khác thông qua quản trị trong tương lai.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Perpetual Protocol và đồng PERP. Hy vọng với những thông tin này, anh chị em sẽ có thêm kiếm thức để đầu tư và thu về lợi nhuận.