Panic Sell là gì? Nguyên nhân dẫn đên hiện tượng Panic Sell

Hako

🐋Cá Voi Phake🐋

Khái niệm về Panic Sell​

Panic sell (Bán tháo ồ ạt) nói một cách dễ hiểu là hiện tượng đột ngột bán tháo, dựa trên nỗi sợ hãi thị trường giảm giá thay vì phân tích xem hành động này có đúng đắn hay không, giống như kiểu thấy người khác bán thì làm theo. Thông thường, Panic Sell là do một số tin tức bên ngoài tác động khiến giá của tiền mã hóa giảm xuống, dẫn đến nỗi sợ hãi lan rộng. Nỗi sợ hãi này làm cho mọi người phản ứng thái quá và bán phá giá để ngăn chặn thiệt hại. Số lượng người bán cứ tăng lên còn người mua không có khiến cho giá bị đẩy xuống thấp hơn bao giờ hết và dẫn đến hoảng loạn hơn. Vòng lặp này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi chu kỳ kết thúc.
1632547806647.png

Nguyên nhân dẫn đến Panic Sell​

Bên ngoài tác động​

Hiện tượng Panic Sell được hình thành bởi 4 nguyên nhân bên ngoài tác động như sau:​
  • Báo đài, tin tức liên tục đề cập đến một hiện tượng bong bóng tài chính nào đó sắp vỡ và được đẩy lên cao trào khi cảnh báo về mức độ nghiêm trọng.​
  • Khi xảy ra các hiện tượng ngoại cảnh bất khả kháng như: dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh...​
  • Đội lái liên tục đưa ra những tin tốt cho một sản phẩm nào đó, nhưng giá trị lại không như vậy. Và chỉ khi có một số tin xấu xuất hiện thì Panic Sell cũng xuất hiện theo.​
  • Khi cá mập thu được nguồn vốn mong muốn, họ sẽ xả hàng để thu lại tiền mặt. Để xóa lệnh cắt lỗ của đội buy nên họ sẽ bán hết ra, kết hợp với việc khéo léo tung ra một số tin đồn để hù dọa thị trường, rồi bán tháo hàng loạt mong thoát hàng.​

Nguyên nhân từ bên trong​

Nếu nói những nguyên nhân bên ngoài là yếu tố khách quan và không kiểm soát được thì Panic Sell xảy ra cũng nhờ sự đóng góp không nhỏ của sự sợ hãi thua lỗ trong mỗi bản thân chúng ta.
1632547855070.png

Tâm lý đám đông​

Đám đông kiểm soát và điều khiển thị trường, nhưng đám đông cũng chính là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thị trường. Chúng ta thường hành động và suy nghĩ dựa trên đám đông, vì chúng ta luôn nghĩ rằng đám đông là đúng. Vì vậy, khi một số thông tin xấu ảnh hưởng đến thị trường, nó sẽ tạo ra sự hoảng loạn từ một nhóm nhỏ, biến một nhóm nhỏ thành một nhóm lớn, cho đến khi tất cả mọi người đều nhận ra rằng giá đang giảm. Đây là nơi bắt đầu làn sóng bán tháo hoảng loạn.​

Tâm lý FOMO​

Fomo là viết tắt của Fear of Missing Out, là nỗi sợ hãi khi đánh mất, bỏ lỡ những cơ hội hay những điều tốt đẹp.

Khi thấy thị trường bắt đầu nóng lên, ngay cả khi chúng ta không biết gì về thị trường, mọi người vẫn có xu hướng tham gia. Khi thấy người khác mua và kiếm được lợi nhuận, ai cũng muốn tham gia mua.

Mạng xã hội bùng nổ ngày nay giúp mọi người có được thông tin dễ dàng hơn, các chuyên gia tài chính và người nổi tiếng cũng ăn theo hiện tượng này, chia sẻ nhiều thông tin hơn để thu hút sự chú ý, từ đó FOMO cũng diễn ra nhanh và mạnh hơn.​

Tâm lý FUD​

FUD là từ viết tắt của 3 từ Fear (sợ hãi) – Uncertainty (không chắc chắn) – Doubt (nghi ngờ) hợp lại.
Khi thị trường bắt đầu có tin xấu, người bị tổn thương nhiều nhất là đám đông FOMO. Họ sẽ là làn sóng đầu tiên chịu ảnh hưởng của Panic Sell. Lúc đầu họ sẽ cảm thấy sợ hãi vì họ không có kiến thức và không có khả năng chiến đấu. Họ không thể nhận thức được đâu là tin đồn và đâu là sự thật. Vào thời điểm này, cảm giác không chắc chắn sẽ hiện hữu trong tâm trí họ.

Cuối cùng, họ sẽ nghi ngờ quyết định ban đầu không biết liệu mình có mua cái này ngay từ đầu có đúng hay không. Vì vậy, chỉ cần các cá mập kích hoạt làm giá bắt đầu giảm, họ sẽ nhanh chóng rơi vào hiện tượng Panic Sell với hy vọng sẽ gỡ gạc được chút ít.​

Tâm lý sợ mất mát đằng sau Panic Sell​

Tiến sĩ Kahneman và Tiến sĩ Tversky đề xuất một lý thuyết kinh tế vào năm 1979. Họ được cho là đã khám phá ra một tâm lý học gọi là "ác cảm mất mát", họ mô tả đơn giản là “lỗ còn lớn hơn lãi”. Lý giải dễ hiểu là ngay cả khi thua lỗ, họ thà bán tiền mã hóa để giữ chút vốn còn hơn là chờ thị trường hồi phục để có cơ hội thu lãi lớn. Điều này khiến họ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn, vì vậy họ luôn cố gắng bán ra khi tiền mã hóa có xu hướng giảm giá dẫn đến hiện tượng Panic Sell.

Trên đây là khái niệm về Panic Sell và 6 nguyên nhân chính dẫn đến Panic Sell. Hy vọng với những thông tin này, anh chị em sẽ có những quyết định đúng đắn hơn trong đầu tư.​
:1502-pepelaugh::1502-pepelaugh::1502-pepelaugh:
 

htta206

🐋Cá Voi Phake🐋
Cái gì cũng phải phân tích kỹ, tránh hiện tượng Panic Sell nhá ace
 

TinTin

🐋Cá Voi Phake🐋
Đợt tháng 5/2021 BTC xả mạnh cũng được gọi là panic sell đấy
 
Thẻ
bài học kinh nghiệm kinh nghiệm đầu tư panic sell panic sell là gì tiền mã hóa
Bên trên