Dango
🐋Cá Voi Phake🐋
Những yếu tố tạo nên Tokenomics sẽ giúp anh chị em nhận thấy các mối liên hệ cơ bản giữa các thành phần với nhau, tạo nên một Tokenomics hoàn chỉnh. Những thành phần tạo nên Tokenomics lần lượt bao gồm:
Coin/Token Supply
Nếu anh chị em đã từng kiểm tra dự án trên các trang web CoinGecko hoặc CoinmarketCap thì đều đã bắt gặp 3 dạng Supply: Circulating Supply, Total Supply và Max Supply. Trong đó Max Supply và Total Supply là 2 khái niệm rất hay bị nhầm lẫn.
- Max Supply (Cung tối đa): là tổng số lượng token tối đa mà dự án có thể cung ra thị trường.
- Total Supply (Tổng cung): là khái niệm chỉ tổng số lượng token đã cung ra thị trường
- Circulating Supply (Cung lưu thông): đề cập đến tổng số lượng token thực tế đang lưu hành trên thị trường.
Market Cap & Fully Diluted Valuation
Market Cap là vốn hoá của một dự án hay còn gọi là tổng giá trị thị trường của các token đang lưu thông thực tế trên thị trường.
Market Cap = Token Price x Circulating Supply
Fully Diluted Valuation (FDV) là vốn hoá được pha loãng hoàn toàn của một dự án. Cụ thể FDV được tính như sau:
FDV = Token Price x Max Supply
Token Governance
Token Governance là quyền đặc biệt dành riêng cho những người sở hữu token của dự án. Khi nắm giữ một số lượng token nhất định, người sở hữu sẽ có được chức năng quản trị, khả năng tham gia vào các quyết định liên quan đến sự phát triển của dự án.
Token Allocation
Token Allocation là lượng phân bổ token cho các thành phần tham gia vào dự án. Hiểu được token allocation giống như việc anh chị em có thể đoán được đối phương đang cầm những lá bài nào. Từ đó, anh chị em có thể lường trước và đưa ra những nước đi hợp lý hơn.
Thông thường, một dự án sẽ phân bổ số lượng token ra cho từng thành phần sau:
Thông thường, một dự án sẽ phân bổ số lượng token ra cho từng thành phần sau:
- Team & Advisors: Đây là phần token được phân bổ đến các thành viên có đóng góp cho sự phát triển của dự án.
- Reserve: Thông thường dự án sẽ dành ra một khoản dự trữ để làm quỹ phát triển dự án. Khoản phân bổ này sẽ được linh động tuỳ từng dự án nhưng con số thông thường được các dự án sử dụng thường quanh 30%.
- Liquidity Mining: là khoản phần thưởng phân bổ dành cho các nhà cung cấp thanh khoản, farming trên các giao thức DeFi.
- Seed/Private/Public Sale: Đây là các suất bán dành cho các nhà đầu tư vòng sớm với một mức giá ưu đãi hơn so với giá khi listing lên các sàn giao dịch.
- Airdrop/Retroactive: Đây được xem là một cách marketing thường được các dự án sử dụng để tiếp cận đến các nhà đầu tư.
Token Release
Token Release hay hiểu đơn giản là Thời gian trả các token ra bên ngoài thị trường.
Đây là một phần thông tin rất quan trọng cho chúng ta biết được giai đoạn nào của dự án sẽ có nguy cơ tồn tại một áp lực xả lớn có thể đến từ Seed Round, Private Sale, Public Sale, Airdrop, Team,...
Đây là một phần thông tin rất quan trọng cho chúng ta biết được giai đoạn nào của dự án sẽ có nguy cơ tồn tại một áp lực xả lớn có thể đến từ Seed Round, Private Sale, Public Sale, Airdrop, Team,...
Token Sale
Các dự án thường huy động vốn thông qua hình thức bán ra một lượng token của mình như những công ty cổ phần bán lại các cổ phiếu cho cổ đông và đi kèm với một thời gian lock nhất định.
Trong giai đoạn những năm 2017 - 2018, các dự án thường bán cho các quỹ đầu tư với số lượng token lớn và thời gian lock khá ngắn, nên ngay sau khi được unlock các quỹ đầu tư vốn mua được với mức giá rất hời đã thực hiện chốt lời với khối lượng lớn. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của dự án.
Do đó, trong giai đoạn gần đây các dự án thường có xu hướng lock trong thời gian đủ lâu. Unlock nhỏ giọt để lượng token được unlock không khiến giá dump mạnh, bảo đảm được sự ổn định để dự án có thể phát triển song song.
Tuy nhiên, có một số dự án sẽ chọn hình thức Fair-launch tức mở bán công khai và không có suất ưu tiên cho bất kỳ nhà đầu tư nào.
Ưu điểm: Giống như tên gọi, hình thức này đề cao tính công bằng cho các nhà đầu tư, giảm tình trạng chốt lời lớn, khiến giá rơi quá mạnh.
Hạn chế: Dự án không nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chính, marketing,… từ phía quỹ đầu tư thay vào đó, dự án sẽ phải tự build hoàn toàn.
Trong giai đoạn những năm 2017 - 2018, các dự án thường bán cho các quỹ đầu tư với số lượng token lớn và thời gian lock khá ngắn, nên ngay sau khi được unlock các quỹ đầu tư vốn mua được với mức giá rất hời đã thực hiện chốt lời với khối lượng lớn. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của dự án.
Do đó, trong giai đoạn gần đây các dự án thường có xu hướng lock trong thời gian đủ lâu. Unlock nhỏ giọt để lượng token được unlock không khiến giá dump mạnh, bảo đảm được sự ổn định để dự án có thể phát triển song song.
Tuy nhiên, có một số dự án sẽ chọn hình thức Fair-launch tức mở bán công khai và không có suất ưu tiên cho bất kỳ nhà đầu tư nào.
Ưu điểm: Giống như tên gọi, hình thức này đề cao tính công bằng cho các nhà đầu tư, giảm tình trạng chốt lời lớn, khiến giá rơi quá mạnh.
Hạn chế: Dự án không nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chính, marketing,… từ phía quỹ đầu tư thay vào đó, dự án sẽ phải tự build hoàn toàn.
Token Use Case
Token use case ở đây chỉ các trường hợp mà token được sử dụng. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để anh chị em có thể đánh giá được giá trị nội tại của một token.
Các token thường được sử dụng với những mục đích như:
Các token thường được sử dụng với những mục đích như:
- Trả phí giao dịch
- Staking
- Farming
- Governance
- Các tiện ích khác
Trên đây là 7 thành phần tạo nên Tokenomics. Hy vọng với những thông tin này, anh chị em sẽ có thêm kiến thức trong sự nghiệp đầu tư crypto nhé ạ :))