Những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản (Liquidity)

Jueviole9897

🐋Cá Voi Phake🐋

Khối lượng giao dịch​

Khối lượng giao dịch là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính thanh khoản trên thị trường tiền mã hóa. Khối lượng giao dịch là số lượng coin/token đang được thực hiện giao dịch trên các sàn, thường là trong khoảng thời gian 24 giờ.

Nhìn chung, khối lượng giao dịch giúp phản ánh hoạt động của coin/token trên thị trường. Anh chị em có thể kiểm tra trên những trang web chuyên thống kê số liệu về coin/token như: CoinMarketCap, Coingecko, TradingView,... hoặc xem trực tiếp trên những sàn giao dịch. Khi một đồng coin có khối lượng giao dịch cao sẽ phản ánh mức độ quan tâm và mua/bán đồng coin đó.

Trong thời gian những năm gần đây, khối lượng giao dịch tiền mã hóa đã tăng lên rất nhanh với tất cả các đồng coin/token. Điều này sẽ làm cải thiện tính thanh khoản của toàn thị trường.
1642844969604.png

Các sàn giao dịch tiền mã hóa​

Sự gia tăng số lượng sàn giao dịch tiền mã hóa đáng tin cậy sẽ tạo cơ hội tham gia thị trường cho nhiều người hơn nữa. Thêm vào đó, sự gia tăng khối lượng cũng như tần suất giao dịch sẽ giúp cải thiện tính thanh khoản.

Hiện tại thị trường tiền mã hóa có hơn 200 sàn giao dịch tập trung (CEX), 21 sàn giao dịch phi tập trung (DEX) và một số nền tảng ngang hàng (P2P) đang tồn tại. Trong tương lai, rất nhiều sàn giao dịch mới sẽ được ra mắt và đáp ứng nhu cầu đầu tư của nhiều người.​

Khả năng sử dụng và sự chấp nhận​

Ở bất cứ thị trường nào, sự tồn tại của một loại tiền tệ đều được quyết định bởi sự chấp nhận của cộng đồng bởi những tiện ích mà nó mang lại.

Đây cũng chính là lý do tại sao tiền mã hóa phải được chấp nhận giống như một phương tiện thanh toán để gia tăng khả năng sử dụng và thanh khoản của nó.

Trong thời gian vừa qua, quốc gia El Salvador đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới chấp nhận Bitcoin là loại tiền tệ hợp pháp. Bên cạnh đó, hiện nay đã có hơn 370,000 nhà cung cấp ở nhiều quốc gia khác nhau chấp nhận hình thức thanh toán bằng tiền mã hóa, gồm có nhiều ông lớn Amazon, Microsoft, Apple, Paypal, IBM, Visa…​

Luật pháp​

Khác hẳn so với suy nghĩ của nhiều người, quy định pháp luật đóng một vai trò quan trọng đối với thanh khoản tiền mã hóa.

Các quốc gia khác nhau áp dụng các định chế khác nhau với tiền mã hóa. Ở các nước như Mỹ, Canada,... tiền mã hóa được chấp nhận thanh toán tại một số cửa hàng. Do đó làm tăng số lượng người tham gia thị trường và tăng thanh khoản ở các quốc gia đó.

Ngược lại, tiền mã hóa bị cấm giao dịch tại một số quốc gia. Điều này có thể sẽ làm giảm thanh khoản vì lệnh cấm khiến người dùng phải giao dịch thông qua nhà môi giới hoặc trên các nền tảng P2P. Nó dẫn đến giá cao hơn vì có ít người bán để đáp ứng nhu cầu thị trường về tiền mã hóa (cầu cao - cung thấp).

Bất chấp tình hình đó, tiền mã hóa vẫn đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Vì vậy, lập trường rõ ràng của các nhà chức trách về các vấn đề như bảo vệ người tiêu dùng sẽ góp phần khiến nhiều nhà đầu tư yên tâm tham gia vào thị trường hơn.

Hy vọng qua bài viết này, anh chị em sẽ có thêm thông tin về thuật ngữ Liquidity (thanh khoản) và có thêm kiến thức trong đầu tư. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì nhớ múc cho em với ạ.
:echtrieuphu::echtrieuphu::echtrieuphu::echtrieuphu:
 
Thẻ
liquidity liquidity là gì thị trường crypto tiền mã hóa tính thanh khoản
Bên trên