Những vấn đề quan trọng cần lưu ý trong Trading

thanhthuy

🦀Cua Kỳ Cục🦀

Spread ở các sàn giao dịch​

Spread là gì?

Ở các sàn giao dịch Crypto, Spread là mức giá chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Đối với mình đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn sàn giao dịch.

nhung-van-de-quan-trong-can-luu-y-trong-trading.png
Ví dụ khi anh em Trade sàn LMT thì Spread đâu đó tầm 1 đến 3 giá.

Khi anh em nhìn chart BTCUSDT thì giá nó đang 8853.71 nhưng nếu anh em bấm vào mua Market thì giá khớp lệnh của anh em sẽ là 8855.76. Còn nếu anh em vào lệnh bán Market thì giá khớp của anh em sẽ là 8852.72.

Nếu anh em chuyên scalp x100 thì vấn Spread này cực kỳ quan trọng. Có khi vào Market cái thì anh em đã âm vài phần trăm rồi.

Spread của một số sàn giao dịch đối với cặp BTCUSDT như sau:

  • Binance ≥ 0.01 giá, có hiện tượng giãn Spread khi sóng lớn.
  • Snapex ≥ 0.05 giá, có hiện tượng giãn Spread khi sóng lớn.
  • Bingbon ≥ 2 giá, có hiện tượng giãn Spread khi sóng lớn.
  • LMT ≥ 1 giá, có hiện tượng giãn Spread khi sóng lớn.
  • Bybit ≥ 0.5 giá, có hiện tượng giãn Spread khi sóng lớn.
  • DueDEX ≥ 0.5 giá, có hiện tượng giãn Spread khi sóng lớn.
Anh em lưu ý không phải có Spread thấp là một điều kiện tốt để đánh giá sàn giao dịch nhưng không phải tất cả. Anh cần cân nhắc thêm khác điều kiện khác nữa.

Giãn Spread khi sóng lớn​

Có một vấn đề lớn đối với các sàn giao dịch Crypto khi sóng lớn xảy ra là hiện tượng giãn Spread.

Đây hiện tượng giá Spread giãn ra lớn hơn bình thường. Như bình thường Spread có 2, 3 giá nhưng khi biến động lớn thì Spread thì có lên biến động 80 -15 giá.

Đây là một trong những điều không thể tránh khỏi khi anh em Trade những sàn giao dịch phái sinh có OrderBook. Anh em không thể tránh khỏi nhưng anh em có thể có một số cách để hạn chế ảnh hưởng của hiện tượng này bằng cách:

  • Luôn quan sát Spread trên Orderbook trước khi vào lệnh.
  • Hạn chế vào lệnh Market.
Nói chung thì anh em chúng ta thường không chú ý những điểm nhỏ nhặt này. Nếu chú ý thì chúng ta sẽ biết cách xử lý những trường hợp giãn Spread như thế thế này.

Phí Marker và Taker hiểu thế nào cho đúng?​

Hiện này các sàn giao dịch Crypto có Orderbook thường áp dụng chính sách phí giao dịch theo cơ chế thu phí Maker - Taker. Trong đó cách tính phí giao dịch đối với maker và taker là khác nhau.

  • Maker: Khi anh em đặt một lệnh mà không được khớp ngay tức thì, lệnh đó sẽ được thêm vào sổ lệnh (tạo thêm thanh khoản cho Orderbook). Nếu một người dùng đặt một lệnh khác và khớp với lệnh mà anh em đã đặt trước đó, anh em được coi là Maker.
  • Taker: Khi anh em đặt một lệnh mà được khớp ngay tức thì, anh em được coi là Taker (lấy thanh khoản ra khỏi Orderbook).
Thường thì phí Taker thường bằng hoặc cao hơn khi so với phí Maker.

Lấy ví dụ là sàn Binance Future:

Biểu phí của sàn là danh cho Maker và Taker lần lượt là 0.0200%/0.0400%.

Nếu anh em vào lệnh 100 USDT và x100 cặp BTCUSDT, Buy Market và chốt lời bằng lệnh Sell Market thì phí anh em phải chịu 2 lần phí Taker là:

0.08%*100*100=8$ tiền phí. Chưa biết là anh em có win hay không, mất ít nhất 8$ là chắc cú.

Nếu ngược lại, anh em vào lệnh 100 USDT và x100 cặp BTCUSDT, Buy Limit và chốt lời bằng lệnh Sell Limit thì anh em sẽ chị 2 lần phí Maker, tương đương:

0.04%*100*100 = 4$ tiền phí.

Vì vậy anh em nên quan sát cơ chế phí của các sàn khác để cho chiến lược Trade tốt nhất.

Khung thời gian giao dịch, chọn như thế nào cho phù hợp?​

Một vấn đề quan trọng nữa trược khi anh em định Trade là anh em Trade trên khung thời gian nào: D1, H4 hay H1, M15, M1?

Để trả lời câu hỏi này, thì trước tiên anh em nên quan sát lại chính mình. Chiến lược Trade của mình được Build trên khung thời gian nào, lợi nhuận tiềm năng - rủi ro đi kèm, thời gian, kinh nghiệm bản thân,...

Một chiến lược Swing MA50 Cross MA200 sẽ không thể hiệu quả khi trade trên khung M1 hay M15. Cũng như anh em Trade Partime sẽ không quá tốt khi Trade trên khung quá ngắn.

  • Khung D1 thì mỗi cây nến sẽ cần 1 ngày để hoàn thành, thích hợp với các chiến lược Trade trung và dài hạn, thời gian nắm giữa có thể từ 2,3 tuần đến 2 3 tháng.
  • Khung H4 được xem như khung trung hạn nếu D1 được coi là dài hạn, thích hợp với các chiến lược Trade có thời gian nắm giữa từ 1 - 7 ngày.
  • Các khung ngắn hơn như H1 - M15 thích hợp với các chiens lược Trade ngắn hạn, Scalp.
Ngoài ra, anh em nên Backtest lại chiến lược của mình. Anh em có thể ngồi xem lại quá khứ xem chiến lược của mình hiệu quả với khung thời gian nào rồi tuỳ chỉnh cho phù hợp với các yếu tố khác để chọn ra một khung thời gian phù hợp nhất cho mình.

Tổng kết​

Như vậy mình đã giới thiệu với anh em 3 vấn đề cần lưu ý trong Trading đó là: Spread, phí giao dịch và khung thời gian Trade.

Tuy 3 vấn đề không liên quan trực tiếp nhưng những vấn đề này cực kỳ quan trọng và có thể ảnh hưởng trực tiếp hiệu suất cũng như lợi nhuận tiềm năng của anh em.
 
Thẻ
chênh lệch giá mua và bán lưu ý khi trading phí giao dịch sổ tay nhà đầu tư thời gian trade
Bên trên