Anna_Nguyen
🦀Cua Kỳ Cục🦀
Tiếp nối phần 1, chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu những yếu tố cần phải quan tâm trước khi đầu tư NFT anh chị em nhé!
Nguồn cung (Supply)
Nguồn cung chính là tổng số lượng NFT mà một dự án hay cá nhân nào đó tạo ra và được lưu hành trên thị trường. Mỗi một NFT riêng lẻ hay bộ sưu tập đều có số lượng cung nhất định.
Mỗi dự án khi tạo ra NFT của họ đều xem xét đến việc kiểm soát nguồn cung chặt chẽ để tránh tình trạng lạm phát xảy ra. Nguồn cung là một trong các yếu tố quyết định đến giá trị của NFT. Thông thường đối với các bộ sưu tập có nguồn cung lớn thì mỗi NFT trong đó sẽ có xu hướng có giá trị thấp hơn so với các NFT đơn lẻ được cá nhân nào đó tạo ra.
Trái lại, các bộ sưu tập NFT có nguồn cung thấp thường có giá sàn cao hơn nhờ độ khan hiếm của từng tài sản này. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng hoàn toàn 100% cho tất cả các dự án NFT, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ anh chị em nhé!
Mỗi dự án khi tạo ra NFT của họ đều xem xét đến việc kiểm soát nguồn cung chặt chẽ để tránh tình trạng lạm phát xảy ra. Nguồn cung là một trong các yếu tố quyết định đến giá trị của NFT. Thông thường đối với các bộ sưu tập có nguồn cung lớn thì mỗi NFT trong đó sẽ có xu hướng có giá trị thấp hơn so với các NFT đơn lẻ được cá nhân nào đó tạo ra.
Trái lại, các bộ sưu tập NFT có nguồn cung thấp thường có giá sàn cao hơn nhờ độ khan hiếm của từng tài sản này. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng hoàn toàn 100% cho tất cả các dự án NFT, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ anh chị em nhé!
Doanh số (sales)
Xét đến khía cạnh doanh thu của NFT cũng là một trong số những cách để anh chị em có thể đánh giá tiềm năng của một dự án. Chỉ số này giúp nhà đầu tư xác định được sự quan tâm của cộng đồng đối với tài sản này trong quá khứ và cả hiện tại. Nếu một bộ sưu tập NFT có doanh số tăng cao nhanh chóng trong thời gian gần đây, đó có thể là dấu hiệu cho thấy lượng “cầu” của tài sản này ngày càng tăng lên.
Nếu là một nhà đầu tư mới tham gia vào lĩnh vực này, anh chị em cũng nên quan sát kỹ về sự thay đổi trong khối lượng giao dịch và mức giá sàn để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất. Việc nhiều người bán tháo để xả tài sản của họ có thể đẩy giá sàn xuống mức thấp hơn, nếu không làm chủ được tâm lý nhà đầu tư sẽ trở nên hoảng loạn.
Nếu là một nhà đầu tư mới tham gia vào lĩnh vực này, anh chị em cũng nên quan sát kỹ về sự thay đổi trong khối lượng giao dịch và mức giá sàn để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất. Việc nhiều người bán tháo để xả tài sản của họ có thể đẩy giá sàn xuống mức thấp hơn, nếu không làm chủ được tâm lý nhà đầu tư sẽ trở nên hoảng loạn.
Độ khan hiếm (Rarity Rank)
Nói một cách dễ hiểu, độ hiếm của NFT sẽ tùy thuộc vào các tính năng cũng như đặc điểm nhất định của tài sản đó. Chính điều này góp phần tạo nên sự độc nhất và tính không thể thay thế của mỗi NFT.
Điểm mấu chốt ở đây là độ hiếm có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá được giá trị của NFT trong mỗi bộ sưu tập. Quy luật cung cầu và sự khan hiếm sẽ quyết định phần lớn đến giá trị của NFT. Do đó thường các NFT hiếm được nhiều người săn đón sẽ có tính thanh khoản cao và được bán mới mức giá lý tưởng hơn.
Ngoài ra, các NFT có xếp hạng độ hiếm cao hơn có thể đi kèm với các tiện ích bổ sung, chẳng hạn như các tính năng độc quyền trong game để giúp gamer kiếm về lợi nhuận hấp dẫn.
Điểm mấu chốt ở đây là độ hiếm có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá được giá trị của NFT trong mỗi bộ sưu tập. Quy luật cung cầu và sự khan hiếm sẽ quyết định phần lớn đến giá trị của NFT. Do đó thường các NFT hiếm được nhiều người săn đón sẽ có tính thanh khoản cao và được bán mới mức giá lý tưởng hơn.
Ngoài ra, các NFT có xếp hạng độ hiếm cao hơn có thể đi kèm với các tiện ích bổ sung, chẳng hạn như các tính năng độc quyền trong game để giúp gamer kiếm về lợi nhuận hấp dẫn.
Nguồn gốc (Provenance)
Các thông tin về nguồn gốc của NFT sẽ liên quan đến người tạo ra ban đầu và lịch sử quyền sở hữu của chúng. Trước khi xem xét đầu tư một NFT nào đó, trước tiên anh chị em nên tìm hiểu về người tạo ra, mức độ nổi tiếng của họ trên thị trường cùng một số yếu tố khác. Việc này giúp nhà đầu tư có thể đánh giá được tiềm năng tăng trưởng của tài sản bởi người sáng tạo càng nổi tiếng thì khả năng tác phẩm của họ sẽ có giá trị cao hơn trên thị trường.
Ngoài ra, đây cũng là những thông tin quan trọng cho phép anh chị em xác minh những thay đổi trong thông tin quyền sở hữu thông qua blockchain. Đồng thời việc có thể truy xuất nguồn gốc của người tạo ra ban đầu sẽ góp phần giúp anh chị em bảo vệ được khoản đầu tư của mình.
Ngoài ra, đây cũng là những thông tin quan trọng cho phép anh chị em xác minh những thay đổi trong thông tin quyền sở hữu thông qua blockchain. Đồng thời việc có thể truy xuất nguồn gốc của người tạo ra ban đầu sẽ góp phần giúp anh chị em bảo vệ được khoản đầu tư của mình.
Hợp đồng thông minh (Smart contract)
Thực chất, smart contract sẽ chi phối đáng kể đến quá trình giao dịch tài sản kỹ thuật số của nhà đầu tư, trả tiền bản quyền cho nghệ sĩ hay là cho phép người dùng tương tác trong metaverse và nhiều hơn thế nữa. Ngoài ra hợp đồng thông minh sẽ lưu trữ chuỗi cung ứng và lịch sử giao dịch NFT trên các nền tảng khác nhau.
Về mặt duy trì chuỗi cung ứng, các điều kiện tiên quyết theo yêu cầu của hợp đồng thông minh được ràng buộc với người sáng tạo ban đầu và người mua. Trong khi người mua có quyền sở hữu, họ sẽ không nhất thiết phải sở hữu bản quyền đối với NFT. Trừ khi nó là một phần của quy định của hợp đồng, bản quyền vẫn thuộc về tác giả.
Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết. Nếu thấy hay và bổ ích thì ngại gì ko cho e 1 múc nhể :)))