Nhà đầu tư cần phải biết gì trước khi rót tiền vào NFT? (P1)

Anna_Nguyen

🦀Cua Kỳ Cục🦀
Cũng giống như bất kỳ tài sản nào khác, khi tiến hành đầu tư vào NFT thì việc đầu tiên là chúng ta phải hiểu rõ về chúng, bản chất vận hành, cách thức hoạt động, đội ngũ xây dựng dự án, triển vọng trong tương lai,… Có rất nhiều điều để các nhà đầu tư cần xem xét trước lúc rót vốn vào một tài sản nhất định. Trước khi rót tiền đầu tư vào NFT, anh chị em cần phải tìm hiểu 1 số điểm sau.
:1524-pepe-yeaa::1524-pepe-yeaa::1524-pepe-yeaa:

Giá sàn (Floor price)​

Giá sàn hay còn gọi Floor price chính là mức giá tối thiểu khi một NFT được list bán trên nền tảng NFT Marketplace nào đó. Điều này cũng có nghĩa là các NFT còn lại trong bộ sưu tập có thể sẽ được bán với mức giá cao hơn.

Bên cạnh đó, giá sàn là thước đo quan trọng để đánh giá về nhu cầu đón nhận của cộng đồng đối với tài sản NFT đó. Trên thực tế, NFT vẫn chịu tác động của quy luật cung-cầu, khi nhu cầu tăng cao thì giá sàn từ đó cũng sẽ tăng lên cao.

1649444273315.png


Chính vì vậy mà đầu tư NFT với mức giá sàn là một điểm vào dễ tiếp cận và khá lý tưởng cho những người mới khi chưa có nhiều vốn. Anh chị em có thể bắt đầu mua NFT có giá thấp nhất trong một bộ sưu tập với kỳ vọng rằng tài sản này sẽ trở nên phổ biến hơn, nhu cầu sẽ tăng lên cao.

Đến lúc đó anh chị em hoàn toàn có thể bán lại NFT trên các sàn giao dịch lớn với mức giá sàn cao hơn.

Giá trần (Ceiling price)​

Khác với giá sàn, giá trần tức là mức giá cao nhất của một NFT trong một bộ sưu tập hoặc giá cao nhất của NFT nào đó khi được bán trên nền tảng NFT Marketplace. Do đó, việc mua vào NFT ở mức giá trần có thể được coi là một chiến lược đầu tư NFT “high risk, high return” (rủi ro cao, lợi nhuận cao).

Nếu như anh chị em là một nhà đầu tư chịu chấp nhận rủi ro và có nguồn vốn lớn thì có thể xem xét mua vào NFT ở mức giá trần. Đây thường là những tài sản kỹ thuật số hiếm nhất và phổ biến nhất nên được bán với mức giá vô cùng cao.

Tuy nhiên, nếu lượng “cầu” tăng lên, giá trần của NFT cũng có khả năng tăng vọt. Ngược lại, nếu dự án NFT không thu hút được cộng đồng và dần trở nên “bị lãng quên” sẽ dẫn đến việc giá trần lao dốc. Thực tế này có thể khiến các nhà đầu tư thua lỗ và thiệt hại một khoản tiền lớn so với số vốn bỏ ra ban đầu do tài sản không có tính thanh khoản.

Khối lượng giao dịch (Volume)​

Các số liệu về khối lượng giao dịch sẽ phản ánh rõ nhu cầu của các nhà đầu tư đối với NFT đó. Trên thị trường, phần lớn các bộ sưu tập NFT nổi tiếng sẽ có giá trị cao, điều này đồng nghĩa với việc chúng sẽ có khối lượng giao dịch lớn.

Ngoài ra, volume chính là một chỉ báo cho thấy mức độ phổ biến của một tài sản NFT nào đó. Để một bộ sưu tập NFT có khối lượng giao dịch lớn, đòi hỏi chúng phải có tính thanh khoản cao, tức là nhu cầu mua bán lớn.

1649444326283.png

Chính vì vậy, thông qua việc quan sát vào tổng khối lượng giao dịch, anh chị em có thể dễ dàng xác định được lượng “cầu” của cộng đồng đối với NFT đó. Khối lượng giao dịch càng cao thì tài sản càng có tính thanh khoản. Điều này cũng góp phần giúp anh chị em nhanh chóng giao dịch, hay thoát vị thế khi muốn bán ra chốt lời.

Hãy cùng đón chờ phần tiếp theo để biết những yếu tố quan trọng khi đầu tư NFT anh chị em nhé. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết. Nếu thấy hay và bổ ích thì ngại gì ko cho e 1 múc nhể :)))

:chodamdang::chodamdang::chodamdang:
 
Thẻ
nft nft là gì thị trường crypto tiền mã hóa đầu tư nft
Bên trên