Nguyên nhân nào khiến Layer0 sẽ là xu hướng trong giai đoạn 2022-2025?

Nguoi_doc_sach

🐋Cá Voi Phake🐋
Sự hiểu biết về cấu trúc của blockchain đã giúp mình nhìn ra được vấn để cốt lõi của thị trường blockchain. Và điều này đã giúp mình và team ăn được con Fantom 5 lần, CKB 3 lần, Solana hơn 17 lần (ATH X146 lần) và Matic hơn 23 lần (X100)

Xét theo cấu trúc đầy đủ của hệ thống Bitcoin, blockchain có thể được chia thành năm Layer dựa trên chức năng của nó: Data Layer, Network Layer, Consensus Layer, Activating Layer và Apllication Layer. Sau này, khi Ethereum ra đời, nó đã thêm Contract Layer giữa Activating và Application.​
  • Data Layer hoạt động như một cơ sở dữ liệu phi tập trung của blockchain. Nó liên quan đến thuật toán băm và mã hóa không đối xứng được sử dụng để đảm bảo tính chất chống giả mạo của blockchain.​
  • Network Layer là một mạng P2P phi tập trung khổng lồ liên quan đến tất cả các node của blockchain. Ở Layer này, một block mới tạo ra được truyền đến các node để được xử lý và xác thực. Sau khi được hầu hết các node trên mạng lưới blockchain xác thực, Block mới này được kết nối chính thức với chuỗi các khối của Blockchain.​
  • Consensus Layer chủ yếu bao gồm các cơ chế thuật toán đồng thuận (POW, POS, DPOS,…), được sử dụng để thống nhất các node không liên quan với nhau trong toàn bộ mạng và duy trì tính nhất quán của dữ liệu ở Data Layer. Cơ chế đồng thuận đóng một vai trò quan trọng trong bảo mật và hiệu quả hoạt động của mạng. Đồng thời, cũng là cách cộng đồng thực hiện vai trò của họ trong việc quản trị blockchain.​
  • Activating Layer bao gồm cơ chế phát hành và cơ chế phân phối của blockchain. Thông qua cơ chế reward (phần thưởng khối, các coin mà miner nhận được khi xác thực các khối - hay còn gọi là đào coin), các nút trong hệ thống sẽ tự động duy trì tính bảo mật của toàn bộ mạng blockchain.​
  • Contract Layer chủ yếu bao gồm các scripts, thuật toán và hợp đồng thông minh khác nhau. Nó là cơ sở của lập trình blockchain phức tạp. Trong blockchain, đó là sự triển khai thực sự của cái được gọi là “MÃ LÀ LUẬT”, trong đó thuật toán hợp đồng, sau khi được kích hoạt, chắc chắn sẽ tuân theo cài đặt ban đầu của nó mà không có sự can thiệp hoặc tạo điều kiện của bên thứ ba.​
  • Application Layer là Layer trên cùng của hệ thống blockchain và chứa các kịch bản ứng dụng khác nhau của blockchain. Đối với blockchain Bitcoin, hệ thống tiền điện tử với các chức năng phát hành, chuyển khoản và sổ sách kế toán hoàn chỉnh, tạo thành Layer ứng dụng. Trong khi đối với Ethereum, các tính năng nâng cao khác nhau và DApps hoạt động cùng nhau để tạo thành Layer ứng dụng.​

Đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ Bitcoin thì hầu hết các Blockchain đều có 6 Layer. Sáu Layer này có cấu trúc không thể tách rời và cùng nhau hỗ trợ thực hiện các chức năng của blockchain. Còn đề cập đến việc cải thiện khả năng mở rộng (Scalable), một blockchain có thể được chia thành BA lớp:​
  • Layer2, tương ứng với Contract Layer và Application Layer của blockchain. Phương pháp mở rộng trên Layer2 còn được gọi là MỞ RỘNG NGOÀI CHUỖI, trong đó các giao thức cơ bản và quy tắc cơ bản của blockchain sẽ không bị thay đổi và tốc độ xử lý giao dịch sẽ được tăng lên thông qua một giải pháp nằm ngoài chuỗi chính. Nó bổ sung cho Layer1, tức là Layer2 là cơ sở hạ tầng được xây dựng trên nền tảng của blockchain cơ bản để cung cấp khả năng mở rộng, tính khả dụng và quyền riêng tư tốt hơn cho blockchain. So với Layer 1, theo đuổi bảo mật và phân quyền, thì Layer 2 theo đuổi hiệu quả và hiệu suất cao nhất. Các loại giải pháp Layer 2 phổ biến là SideChain, Plasma, State Channel, Rollup,... Hai dự án đình đám về Layer2 dành cho Ethereum là ImmutableX và Polyogn. NHƯỢC ĐIỂM của giải pháp này là chỉ áp dụng cho một chain nhất định và bị giới hạn trong chức năng của chain đó.​
  • Layer1 tương ứng với Data Layer, Network Layer, Consensus Layer và Activating Layer. Hầu hết các Crypto đều có một chuỗi công khai độc lập và duy nhất, đó chính là Layer 1, trên đó tất cả các giao dịch đều được xử lý. Giải pháp mở rộng trên Layer 1 còn được gọi là On-Chain Scaling, đề cập đến một giải pháp mở rộng quy mô được thực hiện trên giao thức cơ sở của blockchain. Nó thường yêu cầu sửa đổi dung lượng khối, thời gian tạo khối, cơ chế đồng thuận, Sharding, DAG và các thuộc tính vốn có khác của blockchain để tăng khả năng giao dịch. Các dự án Layer1 nổi tiếng đến thời điểm hiện tại: Ethereum, Solana, Fantom, Near Protocol, Carnado, Avalanche, … NHƯỢC ĐIỂM của phương pháp này là hiệu quả của quy mô dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vật lý, kinh tế và bị giới hạn bởi The Scalability Trilemma.​
  • Layer0, còn được gọi là Layer truyền dữ liệu - lớp dưới cùng và nằm bên dưới Data Layer. Chủ yếu liên quan đến sự tích hợp giữa blockchain và các mạng truyền thống (mạng máy tính, internet,…). Các giải pháp mở rộng quy mô Layer 0 là những giải pháp không thay đổi cấu trúc của blockchain và giữ lại các quy tắc hệ sinh thái ban đầu của nó để cải thiện hiệu suất. Giải pháp Layer 0 RẤT LINH HOẠT vì nó không ảnh hưởng đến chính blockchain và đồng thời lại tương thích với các giải pháp mở rộng Layer 1 và Layer 2. Chúng làm việc cùng nhau để nâng cao hiệu suất của mạng blockchain.
    1647886734716.png
Về bản chất tuy Polkadot không phải là Layer0, nhưng được xem như là blockchain Layer 0 vì mạng chính của nó hoạt động như một chuỗi chuyển tiếp và chỉ phục vụ để cung cấp bảo mật và khả năng tương tác giữa các phân đoạn chính. Và trên Polkadot, một số mạng có thể kết nối với các blockchains Layer 1 (Ethereum, Avalanche,…) thông qua các khe cắm, chẳng hạn như chuỗi Moonbeam.

Ở thời điểm hiện tại, chỉ có LayerZero là dự án thực sự Lớp 0, và là dự án xịn xò nhất tới thời điểm hiện tại.​
  • Là giải pháp Lớp 0 nên nó hoàn toàn tương thích với các Layer1 (Solana, Avalanche, Fantom, Near, Ethereum,… Trong trường hợp này, bạn có thể liên tưởng đến khái niệm Crosschain.​
  • Và bởi vì nó tương thích với lớp 1 nên giải pháp Layer2 của Lớp 1 tương ứng sẽ được gia tăng hiệu quả gấp rất rất nhiều lần.​
Nói đơn giản thì giao dịch sẽ tăng lên khi:
👉
Ethereum chuyển sang POS thành công (giải pháp Lớp 1), hiệu quả của giao dịch sẽ tăng lên a lần.
👉
Có sự hỗ trợ của MATIC hoặc IMX (giải pháp lớp 2), hiệu quả của giao dịch sẽ tăng lên a*b lần.
👉
Và nếu Ethereum kết nối với LayerZero thì hiệu quả của giao dịch đó sẽ tăng lên (a*b)*c lần.
:2676-pepe-okei-sighn::2676-pepe-okei-sighn::2676-pepe-okei-sighn:
 
Thẻ
blockchain layer0 layer0 là gì thị trường crypto tiền mã hóa
Bên trên