Nghịch lý trong cách tư duy về tài sản

Nếu đã là một Nhà Đầu Tư, bạn cần hiểu rõ định nghĩa như thế nào là tài sản?
1647965084884.png

Có khá nhiều định nghĩa, nhưng tôi đơn giản nó như sau: Tài sản là những thứ có đặc tính "Tăng giá theo thời gian". Tức là càng để lâu thì thứ đó càng có giá trị, được gọi là tài sản. Và ngược lại, tiêu sản là thứ "mất giá theo thời gian".

Ví dụ: Mảnh đất là tài sản, cái nhà to là tiêu sản. Chiếc đồng hồ limited là tài sản, nhưng chiếc đồng hồ phổ thông là tiêu sản, đồ cổ có giá là tài sản, đồ dùng gia dụng thị trường là tiêu sản. Quần áo, túi xách, giày dép, xe máy, xe đạp, .... phổ biến và không có giá trị sưu tầm là tiêu sản hết. Tiền mặt là tiêu sản. Vì tiền chúng ta hiện nay đang bị lạm phát và giảm giá trị ngày một nhanh do tình trạng lạm phát ngày càng cao. Vàng, Kim Cương, BTC lại là tài sản.

Nhưng có 1 số nghịch lí như sau:
  1. Nghịch lí số 1: Đa số mọi người thích sở hữu tiêu sản hơn tài sản, vì họ hiểu sai về tài sản và tiêu sản. 99% dân số lại thích tiêu sản, sở hữu 1 chiếc xe sang, 1 căn nhà to, 1 chiếc điện thoại đắt tiền. Họ rất tự hào về điều đó. Mà quên luôn rằng, chỉ cần 3 năm là thứ họ sở hữu mất đi 1/2 thậm chí 3/4 giá trị. 1% nhóm người còn lại, thay vì xây 1 căn nhà to, họ chọn mua mảnh đất lớn hơn và làm 1 căn nhà vừa đủ để ở. Thay vì mua chiếc túi xách 1.000$ bên trong chỉ có 100$. Họ chọn mua chiếc túi 10$, bên trong có 1.090$.​
  2. Nghịch lí số 2: Về chi tiêu, 99% người ta sẽ đổ xô mua sắm các tiêu sản: tivi, tủ lạnh, áo quần, điện thoại, laptop, ... trong các đợt giảm giá. Quan trọng nhất là những thứ họ "mua rẻ" cũng chẳng bao giờ bán được "giá lời". Họ bỏ qua các đợt "sale-off" của thị trường "Chứng khoán, Tiền mã hóa, bất động sản". 99% con người ta sẽ lao vào tranh dành nhau những đợt sốt đất, những lúc thị trường chứng khoán đạt "đỉnh", giá BTC 69K$ là lúc nhóm người này mua nhiều nhất. Yes, họ đã tiêu dùng sai cách, chăm mua tiêu sản giá rẻ và mua tài sản giá cao. 1% nhóm người còn lại sẽ làm ngược lại. Hầu như họ rất ít khi mua sắm, họ mua 1 chiếc áo tốt mặc 3-4 năm, 1 chiếc đồng hồ dùng cả đời, 10 năm đổi điện thoại 1 lần vì nó hỏng. Nhưng họ rất chăm mua vào Tài Sản mổi đợt "sale-off". Họ hành động hoàn toàn ngược lại những người còn lại. Khi tài sản tăng giá, họ đem bán ra cho nhóm 99% những người còn lại. Và lại đợi xuống giá họ lại mua vào.​
  3. Nghịch lí thời gian: 99% con người ta khi mua 1 chiếc điện thoại mới, 1 cái túi xách mới, họ có thể dành cả 1 ngày để tìm hiểu về nó. Nhưng khi mua 1 cổ phiếu, 1 đồng coin thì họ chỉ cần 10 phút để quyết định. Họ mua sắm tiêu sản bằng sự hiểu biết sâu sắc, còn với tài sản họ chẳng có thời gian để tìm hiểu.​
  4. Nghịch lí trong tư duy về vận may tài chính: 99% con người ta tin rằng, tài chính là một cuộc chơi may rủi, họ chơi như chơi cờ bạc, hòng đích đến là thắng nhanh. Giàu nhanh. 1 mất 1 còn. Vận may của họ luôn phó mặt vào tay 1 ai đó. Không phải họ. 1% còn lại coi cuộc chơi tài chính, vận may tại mình, họ luôn có chiến lược và kế hoạch để tham gia. Họ kiên nhẫn chờ đợi đến những thời điểm thích hợp để "gom hàng, và "xả hàng".​
BTC đợt này đang điều chỉnh mạnh, đã chia 2 từ đỉnh, và lúc này, 99% người ta đang ở đâu?
1647965146810.png


:2016-pepe-thinking::2016-pepe-thinking::2016-pepe-thinking:
 

Dango

🐋Cá Voi Phake🐋
Nghịch lí trong tư duy về vận may tài chính: 99% con người ta tin rằng, tài chính là một cuộc chơi may rủi, họ chơi như chơi cờ bạc, hòng đích đến là thắng nhanh. Giàu nhanh. 1 mất 1 còn. Vận may của họ luôn phó mặt vào tay 1 ai đó. Không phải họ. 1% còn lại coi cuộc chơi tài chính, vận may tại mình, họ luôn có chiến lược và kế hoạch để tham gia. Họ kiên nhẫn chờ đợi đến những thời điểm thích hợp để "gom hàng, và "xả hàng".
=)) chuẩn cmnr cái gì nữa
 
Thẻ
bitcoin btc crypto tài sản crypto tiền mã hóa
Bên trên