Nếu bạn muốn kiếm sống bằng nghề Trade! Hãy kiểm tra lại 5 điều sau

NhiDangHuongGiang

🐟Cá Con Lom Dom🐟
Phần lớn các Trader (những người giao dịch với các lệnh mua/bán trong ngày) hiện nay đều có ước ao đó là dành vài giờ chiến đấu bên màn hình máy tính ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào và sau đó dành cả ngày còn lại để tận hưởng.

Muốn trade để kiếm sống ư? Hãy kiểm tra 5 điều sau

Ao ước vẫn chỉ mãi là ao ước khi cuộc chiến của bạn không theo như dự định ban đầu, lệnh vào stoploss liên tục, kế hoạch của hôm nay thất bại, ngày mai cũng thế và cuối cùng dẫn đến sự chán nản và bỏ cuộc.

Vậy thì vấn đề nằm ở đâu, hãy cùng mình “bắt mạch” cho chính bạn trước khi bắt đầu công việc Day trading của mình thông qua 5 bước kiểm tra bên dưới nhé.

:vituongbia: :vituongbia: :vituongbia:

Lợi thế của bạn là gì?

Những nguyên nhân, lợi thế khiến bạn thành công là gì? Bạn đã từng nghiệm về nó chưa? Là may mắn, là bẩm sinh, cảm giác hay là kỉ luật, kiên trì? Hãy ghi chú lại những giao dịch của bạn theo những tiêu chí bên dưới để có thể dễ dàng nhìn nhận về lợi thế và bất lợi của bạn:

Lợi nhuận:
  • Trung bình mỗi ngày, mỗi tháng bạn đạt được mức lợi nhuận là bao nhiêu?
Khung giờ giao dịch:
  • Khung giờ nào giúp bạn giao dịch hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận nhất? Khung giờ đó có phải là khung giờ đỉnh điểm của thị trường, hay là lúc kết thúc ngày/phiên?
  • Bạn giao dịch bao nhiêu ngày mỗi tháng? Tính cả những ngày bạn xem đồ thị nhưng k vào được lệnh.
Số giao dịch mỗi tháng.

1645798040829.png


Hiệu quả giao dịch:
  • Trong những hôm bạn giao dịch, những hôm nào bạn có kế hoạch cụ thể?
  • Hôm nào bạn thực hành theo như kế hoạch, hôm nào không?
  • Khi đó bạn có tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn thông thường không?
Hãy ghi lại những tiêu chí này và đánh giá lại hiệu quả của mình mỗi tháng bạn nhé. Hãy làm điều này thường xuyên với càng nhiều giao dịch và thời gian càng tốt, vì khi đó bạn có càng nhiều dữ liệu để có thể nhìn nhận về lợi thế của bản thân mình hơn.

Bạn có để vốn không?

Để trả lời câu này bạn lại phải trả lời thêm vài câu nữa:

Thu nhập hằng tháng liệu có đủ để bạn sống?

Nếu bạn là một người quản lí tài chính cá nhân kĩ càng, bạn nhất định sẽ trả lời câu hỏi này được ngay.

Nếu chưa, đây là lúc bạn nên để mắt tới nó rồi đấy.

Những Day trader phải là người nắm rõ tài chính cá nhân của họ nhất. Bởi vì chúng ta không bao giờ có lợi nhuận cố định cả, nó dao động. Dự đoán chi tiêu và dòng tiền là những điều thiết yếu giúp chúng ta có thể điều chỉnh lợi nhuận của mình cho phù hợp với kế hoạch lâu dài.

Khối lượng giao dịch

Dựa trên hiệu suất giao dịch của bạn, hãy tính toán khối lượng mà bạn cần phải giao dịch để cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và rủi ro. Bởi vì khối lượng giao dịch càng lớn thì rủi ro càng cao.

Xây dựng mô hình đánh giá bao gồm cả rủi ro

Hãy xây dựng những mô hình đánh giá giao dịch cho riêng bạn dựa trên mục tiêu và kế hoạch ban đầu của mình.

Ví dụ, bạn muốn có thu nhập $1000 mỗi tháng. Bạn cần phải vào trung bình khoảng 3 giao dịch để đạt mức lợi nhuận này. Với mỗi giao dịch, mức rủi ro thất thoát trung bình là $250, tổng của cả 3 là $750. Với mô hình quản lí tài chính đơn giản thì rủi ro thất thoát không được quá 2%, nghĩa là bạn phải có lượng vốn là $37,500.

Tỉ lệ này là dành cho giao dịch chứng khoán ngày xưa, ngày nay, với sự biến đổi không lường của thị trường crypto cũng như những công cụ phái sinh thì bạn hoàn toàn có thể tăng tỉ lệ này lên sao cho phù hợp với kỹ năng, lượng vốn và điều kiện của bản thân.

Bạn đã chuẩn bị đủ tiền tiết kiệm chưa?

1645798064750.png


Trước khi bắt đầu giao dịch, khoan hãy nghĩ đến lợi nhuận, hãy nghĩ về số nợ đang và sẽ có thể sẽ mắc phải.

Sau khi thanh toán hết phần nợ bạn đang có, bạn cần tính toán đến lượng tiền đủ để thanh toán chi phí sinh hoạt cá nhân lẫn tiết kiệm trong thời gian xa hơn.

Việc không chuẩn bị đủ tiền tiết kiệm để thanh toán cho chi phí sinh hoạt của bạn trong thời gian bạn trading, đặc biệt là khi thua lỗ sẽ ảnh hưởng rât nhiều đến hiệu quả giao dịch. Nếu như bạn cảm thấy áp lực khi phải kiếm được 1 lượng lợi nhuận hàng tháng, thì càng áp lực hơn khi bạn vừa trade thua, vừa phải đối mặt với hàng tá hóa đơn, chi phí mỗi cuối tháng. Những giao dịch ngoài kế hoạch với khối lượng lớn, rủi ro hơn bắt đầu xuất hiện và bạn vẫn không giải quyết được gì.

Bạn có sẵn sàng từ bỏ công việc hiện tại của mình?

Đối với một số người, công việc không chỉ là việc họ phải làm hằng ngày, mà nó còn là đời sống xã hội cũng như cơ hội để bản thân họ cảm thấy mình đang tồn tại.

Một Day trader có thể sẽ bị hạn chế những cơ hội được tiếp xúc với xã hội cũng như nhận được sự nhìn nhận từ những người xung quanh. Day trading không chỉ cho bạn sự tự do, mà còn tặng kèm cả sự cô lập.

Đây có phải là điều mà bạn mong đợi ?

Kế hoạch B, có hay không?

Kế hoạch cho sự thành công là chưa đủ, thất bại cũng là một phần của cuộc sống.
Bạn phải lên kế hoạch nếu bạn thất bại, giống như stoploss – điều mà bạn vẫn hay làm khi đường giá đi ngoài kế hoạch của mình.

Kế hoạch B của bạn là gì? Bạn có thể tìm lại một công việc sau đó không, hay là một công việc bán thời gian để kiếm thêm thu nhập phục vụ cho việc trading của bạn?

Kết luận

Nếu chính bạn không vượt qua được 2 bước kiểm tra bạn đầu thì đừng mơ mộng gì đến công việc đầy rủi ro và hào nhoáng này nhé.

Bước thứ 3 sẽ giúp bạn tối đa hóa khả năng thành công trong khi bước 4 muốn bạn nhìn lại về những thứ phải đánh đổi. Bước 5 – Bước cuối cùng sẽ đánh giá khả năng chịu đựng của bạn, với mỗi trader rủi ro là một phần của cuộc chơi, không chỉ trên đồ thị, mà còn ở cả cuộc sống của bạn đấy.

Nếu bạn đã vượt qua cả 5 bước này, con đường dành cho Day trader đang rộng mở đón chào bạn đấy!
 
Thẻ
crypto kinh nghiệm trade kinh nghiệm đầu tư thị trường crypto trade coin
Bên trên