Chuyengiadautu
🐟Cá Con Lom Dom🐟
Tâm lý thị trường là gì?
Tâm lý thị trường là khái niệm chỉ sự chuyển động của thị trường phản ánh (hoặc bị ảnh hưởng bởi) trạng thái cảm xúc của những người tham gia. Đây là một trong những chủ đề chính của kinh tế học hành vi - một lĩnh vực nghiên cứu các yếu tố khác nhau trước các quyết định kinh tế.
Nhiều người tin rằng cảm xúc là động lực chính thúc đẩy sự thay đổi của thị trường tài chính. Và tâm lý nhà đầu tư bị giao động bởi cảm xúc này chính là thứ tạo ra cái gọi là chu kỳ tâm lý thị trường.
Nói tóm lại, tâm lý thị trường là yếu tố cảm xúc của các nhà đầu tư có liên quan đến hành động giá của một tài sản.
Nhiều người tin rằng cảm xúc là động lực chính thúc đẩy sự thay đổi của thị trường tài chính. Và tâm lý nhà đầu tư bị giao động bởi cảm xúc này chính là thứ tạo ra cái gọi là chu kỳ tâm lý thị trường.
Nói tóm lại, tâm lý thị trường là yếu tố cảm xúc của các nhà đầu tư có liên quan đến hành động giá của một tài sản.
- Khi niềm tin thị trường tích cực, giá tăng liên tục thì lúc này giá được cho là đang trong một xu hướng tăng, thường gọi là bull market.
- Ngược lại khi niềm tin trở nên tiêu cực, thị trường sụt giảm liên tục sẽ được gọi là bear market.
Cho nên, tâm lý được tạo thành từ những quan điểm và cảm nhận cá nhân của các nhà đầu tư và nhà giao dịch trong tổng thể thị trường tài chính.
Tuy nhiên, dù với bất kỳ nhóm nào, không có ý kiến nào là hoàn toàn thống trị. Dựa trên lý thuyết tâm lý thị trường, giá của tài sản có xu hướng thay đổi liên tục để đáp ứng với tâm lý chung của thị trường vốn đã rất năng động. Nếu không, sẽ rất khó để các giao dịch diễn ra suôn sẻ và thành công.
Trong thực tế, khi thị trường đi lên có thể là minh chứng cho thái độ và niềm tin của các nhà giao dịch được cải thiện.
Trong thực tế, khi thị trường đi lên có thể là minh chứng cho thái độ và niềm tin của các nhà giao dịch được cải thiện.
- Tâm lý tích cực sẽ giúp cầu tăng, cung giảm.
- Đổi lại, khi nhu cầu gia tăng cũng đồng thời khiến cho tâm lý trở nên mạnh mẽ hơn.
Phân tích kỹ thuật và tâm lý thị trường
Sẽ không khó để quan sát lại các chu kỳ thị trường và nhận ra tâm lý tổng thể đã thay đổi như thế nào. Phân tích dữ liệu trước đó giúp bạn thấy rõ những hành động và quyết định nào sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. Đây là sự tương quan giữa phân tích kỹ thuật và tâm lý thị trường.
Tuy nhiên, để biết thị trường đang thay đổi thế nào và dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo là một việc rất khó. Nhiều nhà đầu tư đã sử dụng phân tích kỹ thuật (TA) để cố gắng dự đoán thị trường có khả năng đi đến đâu.
Các chỉ báo trong TA ở một khía cạnh nào đó có thể vận dụng để đo lường trạng thái tâm lý của thị trường.
Tuy nhiên, để biết thị trường đang thay đổi thế nào và dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo là một việc rất khó. Nhiều nhà đầu tư đã sử dụng phân tích kỹ thuật (TA) để cố gắng dự đoán thị trường có khả năng đi đến đâu.
Các chỉ báo trong TA ở một khía cạnh nào đó có thể vận dụng để đo lường trạng thái tâm lý của thị trường.
Ví dụ:
- Chỉ báo Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) sẽ cho bạn biết khi nào một tài sản bị mua quá mức do tâm lý thị trường đang rất tích cực, hay gọi là sự tham lam quá mức.
- Các đường MACD là một chỉ số có thể được sử dụng để phát hiện các giai đoạn tâm lý khác nhau trong một chu kỳ thị trường. Mối quan hệ giữa các đường này có thể chỉ ra rằng động lực thị trường đang thay đổi. (ví dụ: lực mua đang yếu đi).
Bitcoin và tâm lý thị trường
Thị trường tăng giá Bitcoin năm 2017 là một ví dụ rõ ràng về cách tâm lý thị trường ảnh hưởng đến giá cả và ngược lại. Từ tháng 12, Bitcoin đã tăng từ khoảng $900 lên mức cao nhất mọi thời đại là $20,000. Trong quá trình tăng, tâm lý thị trường ngày càng trở nên tích cực hơn. Hàng ngàn nhà đầu tư mới đã tham gia, bắt kịp sự phấn khích của thị trường tăng giá. FOMO, sự lạc quan quá mức và lòng tham đã nhanh chóng đẩy giá lên - cho đến khi giá không tăng nữa.
Sau đó, sự đảo ngược xu hướng bắt đầu diễn ra vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018. Sự điều chỉnh sau đó khiến nhiều người tham gia muộn bị thiệt hại đáng kể. Ngay cả khi xu hướng giảm đã được thiết lập, sự tự tin sai lầm và sự tự mãn đã khiến nhiều người nhắc đến HODLing (tiếp tục giữ tài sản mặc dù giá đã giảm sâu và thị trường biến động mạnh).
Vài tháng sau, tâm lý thị trường trở nên rất tiêu cực khi niềm tin của các nhà đầu tư xuống mức thấp nhất mọi thời đại (all-time-low). FUD (các tâm lý tiêu cực) và sự hoảng loạn khiến nhiều người mua gần đỉnh bán gần đáy, chịu lỗ lớn. Một số người trở nên mất niềm tin vào Bitcoin, mặc dù về cơ bản công nghệ này vẫn tồn tại và thậm chí vẫn đang được cải tiến liên tục.
Cảm ơn anh em đã theo dõi bài viết. Chúc anh em may mắn và thành công trong thị trường này nhé!
Sau đó, sự đảo ngược xu hướng bắt đầu diễn ra vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018. Sự điều chỉnh sau đó khiến nhiều người tham gia muộn bị thiệt hại đáng kể. Ngay cả khi xu hướng giảm đã được thiết lập, sự tự tin sai lầm và sự tự mãn đã khiến nhiều người nhắc đến HODLing (tiếp tục giữ tài sản mặc dù giá đã giảm sâu và thị trường biến động mạnh).
Vài tháng sau, tâm lý thị trường trở nên rất tiêu cực khi niềm tin của các nhà đầu tư xuống mức thấp nhất mọi thời đại (all-time-low). FUD (các tâm lý tiêu cực) và sự hoảng loạn khiến nhiều người mua gần đỉnh bán gần đáy, chịu lỗ lớn. Một số người trở nên mất niềm tin vào Bitcoin, mặc dù về cơ bản công nghệ này vẫn tồn tại và thậm chí vẫn đang được cải tiến liên tục.
Cảm ơn anh em đã theo dõi bài viết. Chúc anh em may mắn và thành công trong thị trường này nhé!