Mechanism Capital là gì? Quỹ đầu tư “Mạo hiểm một cách an toàn"

PhuongKieu99

🐟Cá Con Lom Dom🐟
Mechanism Capital không phải là thuộc hàng ngũ những cái tên nổi bật và quen thuộc trong thị trường Crypto khác như Alameda Research, Binance Labs, Coinbase Ventures. Tuy nhiên, quỹ Mechanism này đã đầu tư rất nhiều thương vụ lớn vào các dự án chất lượng trên thị trường crypto như Near, 1Inch, Arbitrum, Curve, v.v.
Vậy Mechanism Capital là quỹ đầu tư như nào và các thông tin phân tích rõ hơn bao gồm:
  • Portfolio của Mechanism Capital gồm những dự án nào?
  • Phong cách đầu tư của Mechanism Capital ra sao?
Cùng mình tìm hiểu tất tần tật về Mechanism Capital thông qua bài viết sau nhé!

:vitdangthuong::vitdangthuong::vitdangthuong:

Mechanism Capital là gì?​

Mechanism Capital là một quỹ đầu tư tiền điện tử (Crypto Venture) ra đời vào giữa năm 2020. Mechanism chủ yếu đầu tư vào thị trường sơ cấp, thứ cấp trong lĩnh vực Crypto và tập trung khá nhiều vào phân khúc DeFi tính tới cuối năm 2020. Tuy nhiên, quỹ đã có sự chuyển mình và đa dạng hóa danh mục hơn các mảng khác nhau tính tới tháng 3/2022.
oWxwEx1100mLIMpp.png

Mechanism Capital không dừng ở việc cung cấp vốn tài trợ trực tiếp cho các dự án mà còn tham gia cùng xây dựng các công cụ cho hệ sinh thái, làm các nghiên cứu cung cấp kiến thức cho cộng đồng, tham gia vào quản trị phi tập trung.

Tuy một số thành viên sáng lập quỹ không còn đồng hành cùng dự án nhưng có thể nhận thấy sự “thay máu” về nòng cốt ban lãnh đạo cũng đem đến sự đổi mới hơn cho quỹ.

Cách thay đổi có thể dễ dàng thấy nhất là ở sự thay đổi về danh mục đầu tư của Mechanism trong vỏn vẹn 3 tháng mà mình sẽ đi sâu hơn ở bên dưới.

Đội ngũ Mechanism Capital​

Mechanism Capital có ba nhà sáng lập là Andrew Kang, Benjamin Simon, Daryl Lau, cả 3 đều có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Crypto.

Andrew Kang​

Andrew Kang là Co-Founder của Mechanism Capital, ngoài ra anh ấy cũng là một nhà đầu tư mạo hiểm, Writer trong không gian Crypto.

JRdHDC2BfKOSqHdf.png


Tài khoản Twitter của Andrew Kang: https://twitter.com/Rewkang

:vituongbia::vituongbia::vituongbia:

Daryl Lau​

Daryl Lau là Co-Founder của Mechanism Capital. Trước khi đến với Mechanism, anh ấy đã từng làm Research Analyst cho CoinGecko.
Ở thời điểm viết bài, Daryl Lau không còn trong bộ sậu của team Mechanism Capital nữa mà anh chuyển sang mở một quỹ riêng Not3LAU bao gồm ba anh em nhà họ Lau. Đây là một nhân vật rất có sức ảnh hưởng trong thị trường Crypto khi anh hợp tác với những người bạn cùng nhau tạo kênh Twitter/Channel Telegram để hỗ trợ những người dùng có nhu cầu tìm hiểu về thị trường cùng những insights bổ ích.

zWu40n2JxNqcxXlK.png

Tài khoản Twitter của Daryl Lau: https://twitter.com/Daryllautk

Benjamin Simon

Benjamin Simon là Co-Founder của Mechanism Capital. Ở Mechanism, anh ấy đảm nhận vai trò Research & Investment Analysis. Tuy nhiên,
Benjamin Simon cũng đã rời Mechanism Capital từ ngày 8/2/2022 và quyết định trở thành quỹ đối tác của Spark Capital.

Tài khoản Twitter của Benjamin Simon: https://twitter.com/benjaminsimon97

Co-Founder của Mechanism viết thư chia tay quỹ

6DKUiPr7duAV2rPl.png

Tổng quan về Portfolio của Mechanism Capital​

Chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài dự án nổi bật của từng Sector mà Quỹ đã đầu tư để có cái nhìn rõ hơn về khẩu vị đầu tư của Mechanism Capital.

Tất cả các dự án được nhắc đến dưới đây đều đã có bài viết cung cấp thông tin trên Coin98 Insights, anh em quan tâm đến dự án nào thì có thể search tên dự án để tìm hiểu thêm nhé!

mechanism-capital-portfolio-Z00rFaN9yiQrJngL.png
Toàn cảnh danh mục đầu tư của Mechanism Capital. Nguồn ảnh: Coin98 Insights Twitter

Dự án Layer 1 & Layer 2​

Quỹ Mechanism Capital chỉ đầu tư vỏn vẹn 3 dự án Layer 1 và Layer 2 như:
  • Near: Ngay đầu năm mới vào ngày 13/1/2022, Mechanism đã tham gia vòng gọi vốn $150M vào hệ sinh thái Near dẫn đầu bởi Three Arrow Capital. Cùng với tin tức này, giá của Near Protocol đã sụt giảm với hơn 50% những ngày sau đó. Tuy nhiên, hệ sinh thái Near vẫn còn đang rất nhỏ và tiềm năng phát triển khi so với các đàn anh như Ethereum, BNB Chain hay Solana vẫn còn khá lớn.
  • Arbitrum: Một giải pháp mở rộng Layer 2 trên Ethereum dựa trên công nghệ Optimistic Rollups.
  • Moonbeam: Moonbeam là một blockchain hướng đến các dev cung cấp khả năng tương thích với Ethereum blockchain bằng cách cung cấp triển khai EVM (Ethereum Virtual Machine). Moonbeam cũng là một parachain trên mạng Polkadot.

⇒ Nhận xét: Quỹ Mechanism Capital đầu tư khá ít vào các dự án Layer 1, điều này đối lập với quỹ lâu đời như Three Arrow Capital với các khoản đầu tư vào Avalanche, Solana, Polkadot.

Cá nhân mình nghĩ Mechanism đã vào thị trường ở giai đoạn 2020, tức là cũng đi sau rất nhiều quỹ lớn trên thị trường như Three Arrow Capital (2012), Alameda Research (2017), Coinbase Venture (2018) hay Binance Labs (2017).

Vì vậy, rất có thể họ nhận thức rõ được vị thế của mình khi đầu tư vào các dự án Layer 1 khác ngoài Near (một blockchain mới) sẽ không đem lại lợi nhuận đầu tư mong đợi.

Do đó, họ cần thay đổi chiến lược và minh chứng là việc đầu tư vào Arbitrum thay vì Ethereum là quyết định cho thấy khả năng nắm bắt được xu hướng phát triển công nghệ của quỹ là tương đối tốt, vì Ethereum hay nói đúng hơn là users trên hệ này hiện đang cần những giải pháp mở rộng để giải quyết bài toán tắc nghẽn đang hiện diện.

Moonbeam cũng là một dạng đầu tư của quỹ Mechanism thay cho Polkadot - một blockchain hoàn toàn chưa có quá nhiều sản phẩm hoàn thiện nhưng đã có vốn hóa quá lớn.

Stablecoins​

  • xBacked: Vào 7/1/2022, Mechanism Capital đã đầu tư $1.5M cho vòng hạt giống của dự án xBacked - làm về stablecoin phi tập trung trên Algorand.
  • Frax Protocol: Giao thức cho phép mint ra stablecoin FRAX với 2 cơ chế cùng một lúc đó là: 1 phần là thuật toán và một phần là thế chấp tài sản.
  • Hubble Protocol: Giao thức cho phép thế chấp nhiều loại tài sản khác nhau và mint stablecoin USDH với phí thấp trên Solana nhằm gia tăng thanh khoản cho tài sản nắm giữ.
  • XLD Finance: Hiện dữ liệu cho thấy Mechanism đầu tư vào XLD Finance vẫn chưa được công bố cụ thể.
  • Ardana: Giao thức tạo ra hệ sinh thái stablecoin xoay quanh dUSD (sắp ra mắt) nhằm đem đến khả năng tiếp cận nguồn thanh khoản cho người dùng và cả hệ Cardano nói chung.
⇒ Nhận xét: Quỹ Mechanism Capital đầu tư vào các bên phát hành stablecoins như Frax Protocol (FRAX) hay Hubble Protocol (USDH).

Đây đều là những stablecoins không chiếm phần lớn trên tổng tỷ trọng thị phần stablecoin trên thị trường như USDT (Tether), BUSD (BNB Chain), USDC (Solana) hay UST (Terra). Nhưng nếu xét về stablecoin thuật toán thì FRAX cũng là một cái tên lớn ở ngách này.

Như đã nhận định ở trên, vị thế của Mechanism Capital không còn quá đẹp như các quỹ khác. Tuy nhiên, việc lựa chọn đầu tư vào Ardana cũng đồng nghĩa với việc Mechanism rất có lòng tin vào hệ sinh thái Cardano và sự phát triển của hệ này sẽ kéo theo lợi nhuận cho dự án phát hành ra dUSD trong Cardano là Ardana và cho chính quỹ Mechanism Capital.

:vituongbia::vituongbia::vituongbia:

DEX​

Các dự án về sàn DEX mà Mechanism Capital đầu tư vào là:
  • 1inch: Một DEX Aggregator Protocol cho phép người dùng có thể thực hiện giao dịch tokens với giá tốt nhất trên thị trường và có mức trượt giá thấp. Để làm được điều đó, 1inch đã áp dụng giải pháp smart routing - Pathfinder.
  • Trader Joe: Nền tảng sàn giao dịch phi tập trung theo cơ chế AMM trên Avalanche.
  • Curve: Đây là giao thức AMM cho phép giao dịch các đồng ổn định stablecoins với khối lượng giao dịch và TVL top đầu thị trường.
  • Synapse Protocol: Giao thức thanh khoản Cross-chain, stablecoin swap và bridge.
  • Chainflip: Giao thức thanh khoản Cross-chain.
  • Pendle: DeFi Yield Trading Protocol, đây là một giao thức cho phép token hóa và giao dịch lợi tức trong tương lai dựa trên cơ chế AMM.
  • Platypus: Một dự án làm về AMM cho việc giao dịch stablecoin.
  • Slingshot: Đây là sàn giao dịch với thanh khoản được tổng hợp từ các giao thức trên Polygon, Arbitrum và cả Optimism.
⇒ Nhận xét: Với định hướng ban đầu của quỹ là nhắm tới các dự án DeFi, trong đó DEX là mảnh ghép quan trọng nhất và nó cũng chiếm khoảng 15% toàn bộ danh mục của Mechanism Capital.

Các dự án DEX Mechanism đầu tư chỉ có 3 dự án nằm trong tô những dự án chất lượng là 1Inch, Curve và Trader Joe trên Avalanche, các khoản đầu tư vào các dự án có TVL hay khối lượng giao dịch cao sẽ đem đến mức độ tăng trưởng tốt và bền vững cho quỹ. Các dự án khác là về thanh khoản cross-chain như Synapse Protocol, Chainflip hay tổng hợp thanh khoản từ Slingshot cũng chưa phải là các dự án top đầu.

Lending​

Các dự án về mảng vay/mượn (Lending) mà Mechanism Capital đầu tư vào là:
  • BenQi: Giao thức tạo lập thị trường dựa trên thuật toán giúp người dùng có thể dễ dàng vay, mượn lẫn kiếm lợi nhuận từ tài sản của họ trên Avalanche.
  • Aurigami: Nền tảng lending không lưu ký trên Aurora - một Layer 2 của Near đã được Mechanism đầu tư tuy nhiên con số đã không được tiết lộ.
  • Loda Finance - Đây là giao thức lending cho phép thế chấp crypto và vay ra AUD (Stablecoin của nước Úc neo theo giá đồng đô la Úc).
⇒ Nhận xét: Mảng lending nhận được khá ít sự chú tâm từ Mechanism Capital vì tuy là mảnh ghép trọng yếu trong DeFi nhưng lại không mang lại tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn cho quỹ, đơn cử là BenQi khi TVL và kể cả giá token đã đi sideway từ đợt đầu ra mắt.

BenQi là dự án trong top 10 về mảng lending và top đầu của mảng này trên Avalanche. Ngoài ra, việc Mechanism cũng đã góp vốn vào Aurigami trên Aurora cũng dần củng cố hơn luận điểm rằng “Mechanism đang tìm kiếm những viên ngọc thô và chờ ngày chúng trở thành kim cương”.

Thương vụ gần nhất của mảng này là Aurigami, đây hứa hẹn sẽ là một nền tảng lending có tiềm năng phát triển khi Near hay Aurora ở thời điểm này cũng đang trên đà tích lũy cho phát triển chứ chưa có dấu hiệu bão hòa.

Loda Finance là dự án thuộc về một phân khúc khách hàng ở Úc và tệp khách hàng bị giới hạn trong một vùng như vậy sẽ rất khó để mang lại lợi nhuận lớn cho thương vụ đầu tư của quỹ.

Derivatives​

Các dự án thuộc mảng phái sinh (derivatives) mà Mechanism Capital đầu tư vào như sau:
  • Perpetual Protocol: Protocol top 2 trong mảng Derivatives trên thị trường.
  • Deribit: Đây là sàn CEX và là nền tảng giao dịch các hợp đồng phái sinh.
  • Opyn: Nền tảng giao dịch các hợp đồng phái sinh và hợp đồng quyền chọn.
  • Strips Finance: Nền tảng giao dịch các hợp đồng phái sinh với mức lãi suất trên Arbitrum.
⇒ Nhận xét: Phái sinh là một mảng có mức độ phức tạp và ở một cấp cao hơn so với các giao thức DeFi như AMM, Lending và cũng khá kén các nhà đầu tư ở thị trường DeFi. Tuy nhiên, Mechanism cũng nhận thấy được tiềm năng của mảng này và quyết định đầu tư với 4 dự án và trong đó nổi bật có Perpetual Protocol - dự án top 2 thị trường về mảng giao dịch hợp đồng phái sinh chỉ sau dYdX.

:Vitgiandu::Vitgiandu::Vitgiandu:

Tokenized Assets​

  • Set Protocol: Đây là một nền tảng token hóa các tài sản. Dự án đã có phiên bản V2, Set Protocol V2 là một giao thức cho phép bất kỳ ai đều có thể tạo một tokenized basket (Set), chấp nhận vốn người dùng, triển khai tùy chọn tính phí và truy cập DeFi. Dự án đặt mục tiêu trở thành cơ sở hạ tầng quản lý tài sản đáng tin cậy, an toàn.
⇒ Nhận xét: Đây là một ngách khá ít nhận được sự quan tâm với chỉ duy nhất 1 dự án được quỹ đầu tư. Tuy nhiên, việc thử nghiệm một mảng mới với thị trường chưa được khai phá sẽ là một nước đi khá táo bạo và có thể đem lại tỉ lệ rủi ro cao nhưng đi kèm với nó cũng là lợi nhuận lớn.

Infrastructure​

Các dự án về cơ sở hạ tầng mà Mechanism Capital đầu tư vào là:
  • Arweave: Đây là một dự án lưu trữ dữ liệu.
  • Nansen: Nền tảng tracking theo dõi các hành vi của các địa chỉ ví.
  • Pocket Network: Nền tảng cơ sở hạ tầng Web3.
  • NGRAVE: Ngày 19/1/2022, dự án cơ sở hạ tầng ví lạnh NGRAVE đến từ Bỉ đã nhận được khoản đầu tư $6M đến từ Mechanism.
  • XDeFi Wallet: XDEFI Wallet là một tiện ích mở rộng ví chuỗi chéo.
  • Biconomy: Biconomy là một giải pháp cơ sở hạ tầng đa chuỗi (multi-chain infrastructure) giúp đơn giản hóa quá trình giao dịch, bằng cách hỗ trợ các Dapps sử dụng công nghệ WEB3 để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
  • Covalent: Dự án cung cấp API Index một cách thống nhất cho người dùng và Covalent cũng chính là cơ sở hạ tầng dữ liệu giúp kết nối các giao thức với các blockchain.
  • Diagonal Finance: Nền tảng thanh khoản định kỳ không lưu ký tài sản.
  • Gear: Mechanism đã đầu tư vào Gear - một giải pháp tính toán của Polkadot ở lớp cơ sở hạ tầng giúp cho những developers có thể triển khai các ứng dụng của họ trên Polkadot theo một cách đơn giản trong thời gian nhanh nhất có thể.
  • Mem Protocol: Nền tảng cơ sở hạ tầng mạng lưới mối quan hệ xã hội - social graphs phục vụ cho việc kết nối công nghệ Web3.
⇒ Nhận xét: Mảng cơ sở hạ tầng như Nansen, ví XDeFi Wallet là những dự án được Mechanism Capital đầu tư ở thuở đầu. Phần phân bổ cho mảng này của quỹ được trải đều cho các dự án ở các ngách khá quan trọng như lưu trữ dữ liệu, nền tảng tracking số liệu, thanh toán, relayer các giao dịch, API kết nối dữ liệu với các giao thức.

Quỹ Mechanism cũng đầu tư vào một số dự án cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển sau này của công nghệ Web3 nếu nó bùng nổ trong tương lai. Những cái tên nổi bật như Biconomy, Pocket Network hay dự án Mem Protocol về mối quan hệ xã hội social graphs.

Game/NFT/Metaverse​

Các dự án về Game/NFT/Metaverse mà Mechanism Capital đầu tư vào là:
  • Star Atlas: Đây là một tựa game đình đám trên Solana về phi thuyền starship (sẽ ra mắt game trong năm 2022).
  • Nyan Heroes: Nyan Heroes là một trò chơi theo hình thức Play-to-Earn, là game bắn súng Battle Royale góc nhìn thứ 3. Tầm nhìn của dự án là tạo ra trải nghiệm chơi game nhập vai chất lượng cao, tiên phong trong một khuôn khổ mới được gọi là "Play and Earn" thay vì "Play-to-Earn".
  • Highstreet: Đây là một game thực tế ảo Metaverse kết hợp với NFT marketplace nhằm tạo sân chơi cho những game thủ hứng thú với việc mua bán NFT và kiếm lợi nhuận từ chúng.
  • Heroes of Mavia: Heroes of Mavia, một trò chơi chiến lược MMO chơi để kiếm tiền. Heroes of Mavia sẽ sử dụng quỹ để phát triển trò chơi của họ, thu hút tài năng hàng đầu và phát triển cộng đồng. Mechanism Capital đã cùng đầu tư $5.5M vào vòng hạt giống cho dự án game trên BNB Chain này vào ngày 21/1/2022.
  • Branch: Một dự án Metaverse Game.
  • Shrapnel: Hiện mình không có thông tin về dự án cũng như thời gian cụ thể về thương vụ đầu tư này.
  • BreederDAO: Đây là một nền tảng cung cấp NFT cho những tựa game và thế giới Metaverse. Dự án là bên giúp phát hành nhiều NFT của nhiều tựa game lớn như Axie Infinity, Cyball, Sipher, Cradaba. BreederDAO đã nhận được khoản đầu tư $10M dẫn đầu là quỹ 16z cùng sự tham gia của Mechanism Capital.
  • Burnt Finance: Ngày 17/1/2022, Mechanism đã tham gia đầu tư $8M vào Burnt Finance được dẫn đầu bởi Animoca Brands. Một dự án làm về đấu giá NFT trên Solana.
  • CRYOWAR: Trò chơi NFT nhiều người chơi PVP trên Solana.
  • Dankbank: Dự án về NFT Marketplace và meme NFT.
  • DeHorizon: Một trò chơi thuộc phân khúc Metaverse Game cho phép người chơi tạo, giao lưu, thưởng thức các trò chơi dựa trên blockchain với bạn bè của họ. Tầm nhìn dài hạn của metaverse DeHorizon là tạo ra một lễ hội hóa trang ảo mở cho tất cả cư dân metaverse trên nhiều blockchain khác nhau. Qua đó, cho phép người chơi tận hưởng cuộc sống thứ hai.
  • Ember Sword: Trò chơi MMORPG nhập vai nhiều thành viên miễn phí. Đây là một trong những dự án được đánh giá cao và có mặt trong danh sách các đối tác của Yield Guild Game - Gaming Guild lớn nhất thị trường.
  • Fractional: Thị trường NFT cho phép phân chia quyền sở hữu NFT thành các mảnh nhỏ.
  • Genopets: Đây là dự án game lá cờ đầu thuộc trend move-to-earn được phát triển trên Solana. Move-to-earn đang là trend nổi đình đám ngày nay với dự án StepN được lên Binance Launchpad.
  • Nameless: Nền tảng để xuất bản và quản lý NFT.
⇒ Nhận xét: Dường như mảng Gaming và NFT nhận được rất nhiều sự quan tâm của quỹ Mechanism với gần 27% trên tổng tỷ trọng danh mục. Những cái tên nổi bật trong mảng game như Star Atlas, Heroes of Mavia hoặc việc đầu tư vào Genopets cũng cho thấy độ nhạy của Mechanism với trend rất mới trong thị trường là “move-to-earn”.

Nguồn vốn cho mảng NFT cũng được tập trung với nhiều dự án làm về Thị trường giao dịch NFT (DankBank, Fractional) hay các nền tảng trung gian cho phép phát hành và quản lý NFT (Nameless, BreederDAO).

DAO​

Các dự án về DAO mà Mechanism Capital đầu tư vào là:
  • Blockchain Space: Đây là một Metaverse Guild Hub.
  • Yield Guild Game: Đây được xem là lá cờ đầu cho phân khúc gaming guild và yield guild game cũng đã khẳng định vị thế của mình khi có số lượng dự án Game đối tác chất lượng cao như Axie Infinity, Guild of Guardians, The Sandbox, Star Atlas,v.v.
  • Ancient8: Cũng vào 19/1/2022, NGRAVE đã cùng Ancient8 đã nhận được khoản đầu tư từ Mechanism, con số cụ thể mà Mechanism cùng các quỹ khác đầu tư vào Gaming Guild đến từ đội ngũ Việt Nam này là $4M.
  • Merit Circle: Đây là một trong hai gaming guild cùng Yield Gaming Guild có quy mô các đối tác dự án game lớn nhất trên thị trường.
  • PleasrDAO: Một DAO về các bộ sưu tập NFT.
x4ExKBAt7mdwqrOv.png


⇒ Nhận xét: Sự phát triển của mảng Gaming đi đầu là Axie Infinity đã khiến cho sàn sóng dự án gaming phát triển mạnh mẽ và cũng từ đó các gaming guild được ra đời nhằm tạo sân chơi kết nối những người có cùng thú vui chơi game.

Mảng gaming guild mang lại tệp người chơi, cộng đồng quan tâm đến game là rất lớn. Vì vậy, Mechanism không thể ngoảnh mặt làm ngơ với thị trường béo bở và chỉ mới chớm nở từ giữa cuối năm 2021 này. Họ là một quỹ rất biết lựa chọn những điểm nóng để tham gia đầu tư và kiếm lợi nhuận.

:vitdangthuong::vitdangthuong::vitdangthuong:

Các mảnh ghép khác​

  • Code4 Arena: Nền tảng cung cấp các cuộc thi nhằm vào việc tìm kiếm nhân tài có thể sửa một số lỗi smart contract.
  • SnackClub: Đây là một blockchain Hub.
  • Upshot: Nền tảng cung cấp những nhận định chuyên sâu và phân tích số liệu về DeFi và NFT.
  • Nsure Network: Là một giải pháp bảo hiểm phi tập trung mô phỏng ý tưởng đến từ Lloyd’s London. Sản phẩm của họ tập trung vào phân khúc các Smart Contract Insurance.
  • Frontier: Một DeFi aggregation layer giúp người dùng quản lý tài sản của họ trên nhiều blockchain và ứng dụng DeFi khác nhau - thuộc mảng quản lý tài sản.
⇒ Nhận xét: Mechanism cũng đầu tư vào một số mảnh ghép analytics và nền tảng tổ chức các cuộc thi khuyến khích gia tăng bảo mật cho các hợp đồng thông minh, giải pháp bảo hiểm smart contract. Điều này cho thấy họ rất chú trọng đến vấn đề về rủi ro lỗi hợp đồng thông minh.

Đánh giá nhận xét​

Các dự án Mechanism đầu tư đã có sự thay đổi lớn về quy mô. Từ 6 dự án ở cuối năm 2020 đến hơn 54 dự án vào giữa tháng 3/2022. Đây là một sự phát triển đáng kinh ngạc với gần 48 dự án được rót vốn chỉ trong hơn 1 năm.

Thương vụ đầu tư vào Near $150M cùng với Three Arrow Capital và các quỹ khác ở tháng 2/2022 cho thấy Mechanism không phải chỉ là một tay chơi tầm thường đối với các quỹ lớn khác trên thị trường. Mechanism đã thay đổi dần khẩu vị đầu tư của quỹ theo một hướng rất khác. Họ ưa mạo hiểm nhiều hơn với các dự án ở các blockchain có hệ sinh thái DeFi mới phát triển như Cardano, Arbitrum, Avalanche.

Có một điểm đáng chú ý rằng họ rất biết cách bắt trend chẳng hạn như Game, DAO, NFT, Metaverse với số lượng dự án chất lượng thuộc các hệ như Solana, BNB Chain.

Tuy nhiên, không phải vì ưu thích mạo hiểm mà họ lại không đầu tư vào các dự án nền tảng cơ sở hạ tầng - dạng dự án có mức lợi nhuận không quá đột phá nhưng khá ổn định.

Tổng kết​

Qua các phân tích trên, có thể rút ra kết luận như sau về phong cách đầu tư của Mechanism Capital:
  • Tập trung vào các dự án DeFi có dòng tiền, doanh thu tốt ở các mảng như AMM, Stablecoin AMM, Derivatives, Lending.
  • Một điều rất dễ nhận thấy là các dự án về Game, NFT, Metaverse và gaming guild cũng được Mechanism hết mực để tâm tới ⇒ Điều này cho thấy sự nhanh nhạy của quỹ đối với sự phát triển của thị trường.
  • Mechanism cũng chú trọng đầu tư nhiều dự án thuộc cơ sở hạ tầng, giao thức nhằm khuyến khích tăng cường bảo mật và bảo hiểm cho các smart contracts để đề phòng các trường hợp lỗi xảy ra.
  • Ngoài ra, tuy là một quỹ có thâm niên khá “trẻ” nhưng Mechanism cũng đã dự phóng khoản đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng nhằm đón chờ làn sóng công nghệ Web3 phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Trên đây là tổng quan về Portfolio và một số nhận định về xu hướng đầu tư của Mechanism Capital, nếu anh em có bất kỳ thắc mắc hoặc ý kiến nào khác, hãy comment ngay phía dưới để thảo luận cùng mình nhé!

:vitdingu::vitdingu::vitdingu:
 
Thẻ
crypto venture mechanism capital quỹ đầu tư mechanism capital
Bên trên