Liệu phân tích kỹ thuật có phải là tiên tri cứu cánh trader tiền điện tử?

hgiang28

🐋Cá Voi Phake🐋
Tháng 10 này, chúng ta đã thấy các nhà phân tích trong thị trường Bitcoin (BTC) liên tiếp cảnh báo về điểm chết của thị trường – được biết đến là điểm giao cắt giữa đường trung bình động (MA) ngắn hạn và MA dài hạn trong kiến thức phân tích kỹ thuật.

Phân tích kỹ thuật (PTKT) là nghệ thuật dự báo chuyển động giá trong tương lai bằng cách nghiên cứu và phân tích các biểu đồ dữ liệu giao dịch trong quá khứ. Các kiểu hình phổ biến sẽ được chỉ ra thông qua các biểu đồ tổng hợp dữ liệu nói trên. Những kiểu hình này sẽ được đem ra so sánh và phân tích với các kiểu hình đã từng xuất hiện trước đó, và dựa trên những phân tích này, các chuyên gia về thống kê đưa ra những dự báo về chuyển động giá trong tương lai.

:vitdangthuong: :vitdangthuong: :vitdangthuong:

Điểm giao cắt tử thần, trong PTKT, được hiểu là khi hai đường trung bình động 50 ngày của một loại tài sản đi xuống và giao với đường trung bình động 200 ngày. Sự xuất hiện của một điểm giao như vậy được các nhà phân tích nhận định là khởi đầu của xu hướng giá giảm: Lần gần nhất mà hiện tượng này xuất hiện trên thị trường Bitcoin, tháng 3 năm 2018, giá đã giảm trong hơn 9 tháng tiếp theo.

1645796638375.png


Điểm giao cắt tử thần của thị trường bắt đầu xuất hiện vào ngày 25/10/2019. Bitcoin chốt giá ở ngưỡng 8.662 USD vào ngày hôm đó, và trong vài tuần sau tiếp theo, Bitcoin đã giảm hơn 2.000 USD. Một số nhà phân tích cho rằng đợt giảm này là do những biện pháp mạnh tay của chính quyền Trung Quốc với thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, những “tín đồ” của PTKT thì cho rằng tất cả đều thể hiện trên biểu đồ.

Một khi điểm cắt tử thần của một thị trường xuất hiện, thị trường đang ở trong tình thế downtrend,” Big Chonis nhận định. Big Chonis là một tài khoản Twitter có 43.000 lượt theo dõi và là một người dùng chuyên đưa ra các nhận định về PTKT ở bang Massachusetts. Người dùng này xin được phép ẩn danh để tách biệt cá nhân với thương hiệu Big Chonis. Anh cũng chia sẻ thêm anh kiếm được 3.000 đến 4.000 USD một tuần khi làm một trader toàn thời gian, tất cả đều nhờ chủ yếu vào phân tích kỹ thuật.

Với những trader trong thế giới tài chính truyền thống, việc bạn có thể kiếm tiền hay thậm chí là tránh mất tiền chỉ bằng việc nhìn vào các chỉ số hay các đường chỉ màu xanh trên các biểu đồ không hề thuyết phục (đó là chưa kể đến cánh những nhà báo và những chuyên gia quan sát khác trên thị trường). Nhưng đối với thị trường Bitcoin, PTKT là công cụ sống còn.

Binance, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thị trường, nhận định trong báo cáo ngày 22/11 cho biết PTKT là chiến lược giao dịch được sử dụng nhiều nhất trên thị trường tài sản kỹ thuật, chỉ xếp sau chiến lược giao dịch tần suất cao (giao dịch bằng thuật toán với tần suất cao, vòng quay nhanh và có tỷ lệ lệnh trong giao dịch cao).

1645796670436.png


PTKT sinh ra là để dành cho các loại hình giao dịch dựa chủ yếu vào dữ liệu lịch sử. Đối với cổ phiếu, PTKT vượt trội hơn cả so với các phân tích cơ sở từ dữ liệu kinh doanh truyền thống, các yếu tố như doanh thu, lợi nhuận, EPS,…. Nhận định này được nêu lên trong một bài nghiên cứu do ba người Israel thực hiện. Nhiều “tín đồ” trên thị trường crypto cũng có cùng quan điểm và cho rằng PTKT là công cụ thiết yếu trên thị trường

Bitcoin bởi vì chúng ta không hề có cơ sở gì để phân tích cơ bản đối với tài sản như Bitcoin. Thậm chí hiện tại thị trường vẫn chưa thể rõ Bitcoin là một tiền tệ, một công cụ lưu trữ giá trị hay là một dạng “vàng” kỹ thuật số. Một số còn cho rằng đây chỉ là những giải thưởng để làm động cơ cho blockchain lớn nhất thế giới có thể tiếp tục vận hành. Hoặc là tất cả những đặc điểm nói trên.

Greg Cipolaro, một cựu chuyên viên phân tích chứng khoán của Citigroup, hiện đang làm cho Digital Asset Research cho biết: “Thiếu các tin tức phân tích cơ bản, người dùng chỉ có thể dựa vào các thông tin như biểu đồ, giá hay là khối lượng giao dịch. Đây [PTKT] là một thể loại nghệ thuật ‘hắc ám’”.

:vitsot::vitsot::vitsot:

Không có quá nhiều cơ sở để bám víu, trader chỉ còn biết đặt niềm tin vào các biểu đồ. Các phân tích kỹ thuật cổ điển sẽ cho chúng ta biết khi nào thì giá của Bitcoin sẽ tiếp tục giảm, mô hình nến này nói lên điều gì hay chuyện gì sẽ xảy ra nếu mô hình khác xuất hiện, nói cách khác là bạn nên “kiên nhẫn” thêm để chờ tới giai đoạn củng cố thị trường.

Chính Big Chonis cũng nhận ra những giới hạn đối với PTKT và tính ứng dụng của chiến lược này. Trên trang cá nhân, anh cho biết mình không có nhiều dự đoán giá đa dạng: “Bạn đúng đấy, tôi không có nói bán, bán, bán, hay mua, mua, mua, bởi vì tất cả đều là ý kiến chủ quan.”

Điều thú vị là mặc dù nhiều nhà đầu tư chế giễu các dự đoán dựa trên PTKT, song họ vẫn luôn để mắt tới biểu đồ liên tục vì hầu hết đều đúng với dự báo. Trader thường nhìn vào những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự chính dựa vào phản ứng và hoạt động của thị trường.

Dựa vào những mức giá như vậy, nhiều trader thậm chí còn cài đặt hệ thống của mình tự động bán ra nếu vị thế của Bitcoin rớt xuống dưới một ngưỡng xác định. Đây được gọi là lệnh cắt lỗ (stop-loss) hay mọi người còn đùa đây là lệnh “cắt đi trước khi gồng gánh thêm lỗ”. “ Một khi các lệnh cắt lỗ tăng gấp ba lần, biến động giá sẽ tăng tốc, và không lâu sau đó những tân binh của thị trường giao dịch kỳ hạn cũng tự nhiên “REKT”. Tức là khi đó những traders sử dụng đòn bẩy lớn sẽ bị thanh khoản do các lệnh margin. Bán tháo liên tục từ những lần thanh khoản như vậy sẽ tạo hiệu ứng khiến giá của Bitcoin càng giảm sâu hơn.

Giám đốc đầu tư tại Blockforce Captal ở San Diego nhận định:
“Nếu bạn hiểu được những gì người khác đang làm, bạn sẽ càng thấu hiểu từng vị thế của mình tốt hơn. Về cơ bản là PTKT dựa trên PTKT.”

:vitdeohieu::vitdeohieu::vitdeohieu: Chúc anh em thành công!!!
 
Thẻ
crypto kinh nghiệm trade kinh nghiệm đầu tư thị trường crypto trade coin
Bên trên