EVM là gì? EVM Platform với Non-EVM Platform?

Glenda1987

🐟Cá Con Lom Dom🐟
Nói đến Ethereum chắc ai cũng biết đó là mạng blockchain lớn thứ 2 chỉ sau bitcoin và là ông vua của DeFi. Với các mạng blockchain ra đời sau thường có 2 lựa chọn là tương thích với Ethereum hoặc là không. Qua đó cho chúng ta 2 khái niệm EVM (Ethereum Virtual Machine) và Non-EVM. Vậy EVM là gì và vai trò của nó như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

EVM là gì?​

EVM là trung tâm cốt lõi của mạng ETH và được coi như 1 bộ CPU của máy tính, đóng vai trò công cụ thực thi các hợp đồng thông minh trên mạng lưới ETH. EVM là một công cụ xác định quy tắc tính toán trạng thái cho mỗi block mà tất cả các nodes trên mạng ETH đều phải sử dụng. Do đó EVM có thể coi là 1 máy tính phi tập trung khổng lồ, tuy nhiên cũng làm cho quá trình tính toán trên ETH trở nên rất chậm và tốn kém. Ngược lại mạng ETH là rất phi tập trung, khả năng đồng thuận chống lỗi rất cao, không có downtime, dữ liệu là bất biến.

Ở mạng ETH, ngoài các tài khoản người dùng – được kiểm soát bởi các private key thì các smart contract cũng tồn tại dưới dạng các Contract Account (CA). Các CA này được gọi hoặc kích hoạt bởi các user account hoặc bởi các CA khác. Các smart contract này thường được viết bằng ngôn ngữ solidity và sẽ được EVM chuyển thành dạng bytecode (1 dạng nhị phân riêng biệt cho ETH để EVM có thể hiểu và thực thi).​

1646909113607.png

Các EVM platform là gì?​

Là các nền tảng blockchain tương thích với máy áo Ethereum, có nghĩa là các smart contract trên ETH có thể chạy được trên các blockchain này. Hoặc các Dapps chạy trên ETH có thể dễ dạng chạy trên các mạng blockchain này mà không gặp nhiều khó khăn hay phải xây mới lại. Hiện nay khoảng 70% của top 10 smart contract platforms là tương thích EVM, còn 30% không tương thích với EVM thì được gọi là Non-EVM platform. Tại sao lại có nhiều top chain tương thích EVM như vậy? Nó có gì quan trọng? Ai là người quan tâm EVM hay Non-EVM?

Trước tiên, các developers (DEVs) – Do ETH là nền tảng smart contract blockchain đầu tiên, nên số lượng DEV đã làm việc và quen với các smart contract, ứng dụng trên ETH là một tài nguyên quý giá có thể dùng được ngay mà không phải mất thời gian cho họ học và làm quen với 1 ngôn ngữ mới. Có thể coi các DEVs là những khách hang đầu tiên của 1 nền tảng blockchain, sau đó các DEVs xây dựng nên các ứng dụng để thu hút người dung cuối đến với hệ sinh thái của blockchain đó. Do số lượng DEVs hiện tại trong ngành công nghiệp blockchain là rất thiếu, nên EVM là một hướng đi ban đầu có vẻ thông minh của các nền tảng mới. Ngoài ra EVM còn có gì quan trọng?

Như đề cập ở trên về khả năng các Dapps trên ETH có thể dễ dàng “nhảy” qua các EVM blockchain để hoạt động. Với lượng tài sản khóa (total value locked) trên các dapps ở ETH chiếm hơn 60% tổng vốn hóa của DeFi (tính đến tháng 12 năm 2021), thì đây là một mảnh đất màu mỡ cho các nền tảng mới ra đời lôi kéo các dự án và kéo theo là khách hang end users di cư từ ETH sang nền tảng mới. Với giao diện dapps như cũ và giải quyết được nhiều vấn đề mà ở mạng ETH chưa giải quyết được (về tốc độ, về phí gas).​

Nghe có vẻ nhiều cái lợi. Vậy tại sao lại có các dự án chọn đi theo hướng Non-EVM? EVM có nhược điểm gì?​

Chúng ta cùng điểm qua các top Non-EVM platforms: Solana; Cardano; Luna.

Đặc điểm chính của các Non-EVM blockchain là có ngôn ngữ lập trình khác với Solidity – Một ngôn ngữ lập trình được đề xuất vào năm 2014 bởi Gavin Wood – Cha đẻ của mạng lưới Polkadot hiện nay. Ngôn ngữ lập trình solidity thời gian đầu chưa được phổ biến, ít hỗ trợ.

Ngoài ra việc sử dụng các smart contract tương thích EVM, đặc biệt là trong các phần chuyển đổi tài sản qua các bridge với việc deposit và withdraw các tài sản trên bridge contract từ ETH đã bị hack liên tục trong thời gian năm 2021 cũng là 1 rủi ro lớn. Với cùng 1 mô típ tấn công là hacker đánh lừa các bridge smart contract bằng cách cung cấp bằng chứng deposit giả, qua mặt quá trình xác thực tài sản khóa ở chain gốc, tiến hành rút tài sản ở chain đích về địa chỉ ví cá nhân.

Tuy nhiên nếu đi theo hướng EVM blockchain để đổi lấy sự có sẵn của 1 cộng đồng đã phát triển của ETH và EVM, thì sự sáng tạo có thể bị giới hạn do bắt buộc phải tuân thủ các quy định với EVM. Phải cạnh tranh trực tiếp với các EVM blockchain khác. Các ý tưởng mới, đột phá sẽ khó tích hợp với EVM.

Một hướng đi trung đạo hơn, như cách làm của NEAR hay Polkadot hiện nay, là phát triển 1 mảnh ghép có tương thích EVM như Aurora trên Near hay Moonbeam trên Polkadot. Qua đó vẫn có được những cây cầu nối cần thiết tới thủ đô của DeFi là ETH nhưng vẫn có những phần sáng tạo riêng của mình. Thực tế đã chứng minh sau khi Aurora đi vào hoạt động, thì lượng TVL và các Dapps trên Near có sự bùng nổ mạnh mẽ.

Vì vậy EVM hay Non-EVM cũng có thể coi là 1 tiêu chí để đánh giá khả năng mở rộng và phát triển trong ngắn hạn của 1 blockchain mới ra đời và qua đó có thể áng chừng thời điểm DeFi sẽ bùng nổ trên blockchain đó.​

:chodamdang::chodamdang::chodamdang:
 
Thẻ
evm evm là gì evm platform non-evm platform tiền mã hóa
Bên trên