Kinhnghiemtrade
🐟Cá Con Lom Dom🐟
Mỗi thị trường kinh doanh hoặc phái sinh truyền thống đều để lại nhưng kinh nghiệm cũng như bài học cho mỗi cá nhân khi tham gia. Tuy nhiên chắc hẳn chưa có một thị trường nào dễ bị biến động nhanh và liên tục như ở thị trường crypto. Người mới chắc hẳn đã quen với câu nói về thị trường này 1 mùa up trend 3 mùa down trend. Tuy nhiên thị trường ngay cả khi uptrend cũng luôn có những lúc sóng nhỏ hơn biến động trái chiều. Hãy cùng xem những F0 (gen Y, gen Z) thấy hối tiếc gì nhất trong năm đầu tiên tham gia vào thị trường (đúng hơn là 3-6 tháng kể từ đợt giãn cách xã hội đợt 2 năm nay)
1. FOMO
Chưa vào thị trường đã được PR tiềm năng của thị trường, các F0 nhảy vào như thiêu thân, hết coin này đến coin khác, chưa biết coin hay như nào nhưng cứ mua đã vì những người mình mà khoe xx tài khoản đang mua, các nhóm đang call. Thậm chí, dù có ý thức nghiên cứu coin đó rồi, nhưng tâm lý đã muốn mua, anh chị em chỉ nghe thấy những điểm tốt của nó, và cuối cùng anh chị em vào rất nhiều coin. Kết quả là không có đủ thời gian theo dõi các coin và dẫn đến khó quản lý được danh mục đầu tư của mình. Thậm chí, ở trường hợp khác, có khi anh chị em đã nghiên cứu và tìm ra coin mình thích, thấy tiềm năng để đầu tư, tuy nhiên, khi mọi người đang nói nhiều về trend nào đó, anh chị em chuyển hướng đầu tư và vào coin khác nghĩ là ngon hơn nhưng cuối cùng lại không phải. Sau cùng, tổng tài sản của anh chị em chưa chắc đã dương sau 1 thời gian đầu tư, hoặc có thể anh chị em bị giảm lòng tin với chính danh mục của mình vì khi đã giảm rồi mới đi tìm hiểu thì thấy dự án “không ra gì” chẳng hạn.
2. Không chịu chốt lời
Các newbie đặc biệt là những anh chị em mới vào ở khoảng tháng 9, tháng 10 trở lại đây rất được thị trường “đãi”. Mua coin trong khi thị trường tăng trưởng trở lại sau thời gian xuống dốc ảm đạm từ tháng 5 đến tháng 7, hầu như coin nào anh chị em đầu tư cũng có lợi nhuận. Tâm lý kiếm tiền dễ, x5, x10 thậm chí x cả trăm lần trong việc đầu tư thị trường crypto này càng được củng cố. Những lãi suất ngân hàng 6%, 7%, 10% hay x2, x3 của thị trường chứng khoán không còn khiến anh chị em bận tâm. Thêm nữa, những nhà đầu tư lâu năm vốn hay được biết đến với việc “gồng” lời. Bạn như muốn thấy mình trong đó. Việc chưa sống trong thị trường lâu, lại có lời nhiều khiến anh chị em ảo tưởng và chỉ nhìn thấy viễn cảnh của thị trường toàn màu hồng đặc biệt khi liên tiếp các cột mốc vốn hóa của thị trường đạt 2 nghìn tỷ đô rồi 3 nghìn tỷ đô. Tuy nhiên điều anh chị em không ngờ, hoặc chưa kịp chuẩn bị cũng đã đến. Thị trường đi xuống nhẹ như bước hụt một cái. Vài hôm sau lại tiếp tục “rầm” một cái, bao nhiêu xx, lời lãi của anh chị em bỗng nhiên trở lại vị trí xuất phát (bằng giá anh chị em mua), thậm chí tài khoản của anh chị em bị chia. Lúc đó có tiếc thì cũng hơi muộn, chưa kể vị thế đầu tư của anh chị em còn bị giảm đi vì om vốn. Vì vậy, anh chị em nên có một kế hoạch cash out riêng cho mình, tránh ảnh hưởng đến tinh thần và cuộc sống dù anh chị em có ở vị thế của 1 hodler.
3. Không giữ tiền trong tài khoản dự phòng
Cũng tương tự 2 trường hợp trên, con đường đầu tư của anh chị em trên thị trường crypto giai đoạn đầu tiên quá trơn tru mượt mà, anh chị em lướt như trượt băng. Thị trường liên tục có những coin tăng trưởng thần kỳ, đôi khi không tưởng. Nhiều khi có những coin anh chị em đã hiểu giá trị của nó nhưng vẫn không hiểu sao nó có thể tăng gấp nhiều lần như vậy. Bạn trở nên quá lạc quan với thị trường, và những quyết định như tất tay, all in không quá xa lạ. Thị trường cứ thế đi lên thì không sao, nhưng chuyện đó đâu có dễ. Khi thị trường điều chỉnh tiêu cực, tự nhiên anh chị em nhận ra mình đu đỉnh, tài khoản của anh chị em đã bị chia, không có tiền để DCA, đặc biệt khi giá coin anh chị em mua đang xuống rất thấp, nó khiến anh chị em càng thấm thía việc không dự phòng đô. Hoặc ở kể cả ở vị thế hodler, anh chị em cũng sẽ yên tâm hơn vì không phải tiếc rằng “năm nay hơi tham nên vào hơi mạnh tay” =))
4. DCA quá sớm
Trường hợp hối tiếc khác cũng gặp ở khá nhiều F0. Nhiều khi anh chị em chỉ phân bổ vào coin này một khoản tiền, nhưng coin đó liên tục chia nhiều, cứ xuống lại DCA, cứ xuống lại DCA. Bỗng dưng nhìn lại, số tiền bỏ vào đồng đó quá nhiều. Mặc dù đây không hẳn là trường hợp hối tiếc nhất nhưng lời khuyên của Fn nào đó, để hạn chế việc đưa ra quyết định DCA vội vàng, hãy trang bị kiến thức về trend, on chain, phân tích tương quan với BTC và dùng chỉ báo hỗ trợ như Fibo, đặc biệt là “sống” trong thị trường, luôn follow tình hình thị trường.
5. Không hối tiếc gì
Đây không phải trường hợp F0 “điếc không sợ súng” mà bởi các F0 này đầu tư với tâm thế dùng tiền nhàn rỗi hoặc chưa nắm được nhiều về thị trường còn dễ bị chi phối này khi mà vốn hóa còn quá nhỏ so với các thị trường lâu đời khác như chứng khoán, forex hay bất động sản,... Hoặc họ có niềm tin lớn vào sự phát triển của blockchain nói chung và crypto nói riêng. Tuy nhiên, dù không tiếc nhưng họ cũng rút ra được nhiều bài học hoặc củng cố kiến thức đã có trước đó.
Bạn nghĩ chỉ F0 mới “tiếc” thôi sao?
Sự thật là những sự hối tiếc này vẫn được lặp lại ở F1, F1, F2 thậm chí Fx =)). Các niềm đau của Fx thậm chí còn bao gồm FOMO lại dự án mình đã từng lãi, thành lỗ, vẫn không chốt lời như thường. Đến đây, để tạm kết chúng ta nhắc nhau những gạch đầu dòng có thể xảy ra với kể cả “người mới vào tạo thanh khoản” cũng như người đã ở trong thị trường nhiều mùa “up, down & up”, để mùa sau số gạch đầu dòng hối tiếc sẽ ít đi.
Thị trường tài chính bản chất là rủi ro, hãy giữ được số tiền trong tài khoản trước khi nghĩ tới việc kiếm lời. Chỉ cần còn tiền, anh chị em sẽ có cơ hội thay đổi vị thế.
Thị trường tài chính bản chất là rủi ro, hãy giữ được số tiền trong tài khoản trước khi nghĩ tới việc kiếm lời. Chỉ cần còn tiền, anh chị em sẽ có cơ hội thay đổi vị thế.