DeFi là gì? Tất cả những gì bạn cần biết về Tài chính phi tập trung

hgiang28

🐋Cá Voi Phake🐋
DeFi (Tài chính Phi tập trung) đang trở thành chủ đề HOT nhất trong không gian tiền điện tử nói riêng và ngành công nghiệp blockchain nói chung. Không chỉ về khía cạnh tài chính, mà về mặt đầu tư kiếm lời dựa trên các token DeFi cũng đang rất được cộng đồng quan tâm.

Những token DeFi x5, x10 giá chỉ trong vòng vài tuần đến vài tháng gần đây không ít, chính điều này đã kích thích sự quan tâm của giới đầu tư coin tại Việt Nam cũng như thế giới. Vậy rốt cuộc DeFi là gì? Tài chính phi tập trung có gì đặc biệt? Ưu/nhược điểm của nó ra sao? Tiềm năng của DeFi trong tương lai như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này.

:vitdangthuong::vitdangthuong::vitdangthuong:

DeFi (Tài chính Phi tập trung) là gì?


DeFi (viết tắt của từ Decentralized Finance, hay tiếng việt là Tài chính phi tập trung) thường dùng để chỉ các tài sản kỹ thuật số, hợp đồng tài chính thông minh, giao thức và ứng dụng phi tập trung (DApps) được xây dựng trên blockchain Ethereum. Nói một cách đơn giản, DeFi là một hệ thống các sản phẩm tài chính mở (Open Finance), Permissionless (tính không cần sự cho phép) và lồng chéo nhau.

Trên thực tế, DeFi là một mạng lưới chồng chéo của các DApp và hợp đồng thông minh (smart contract) dựa trên Ethereum, tập trung vào các ứng dụng tài chính như cho vay, phái sinh, sàn giao dịch và trading,v.v. DeFi cũng có thể được gọi là Tài chính mở vì nó là sự kết hợp của các dịch vụ ngân hàng truyền thống hay Tài chính Tập trung (CeFi – Centralized Finance) với các công nghệ phi tập trung như blockchain.

Ai phát minh ra DeFi?


Không có ai phát minh ra DeFi cả, nhưng các ứng dụng DeFi được xây dựng trên blockchain Ethereum và nền tảng này được tạo ra bởi Vitalik Buterin. Ứng dụng DeFi lớn nhất và đầu tiên trên thế giới là MakerDAO, được thành lập bởi Rune Christensen.

1645886177226.png


Tài chính phi tập trung (DeFi) và Tài chính tập trung (CeFi)


Trong thế giới tài chính truyền thống, nguồn cung tiền được kiểm soát bởi một nhóm nhỏ các ngân hàng trung ương, những đơn vị làm việc với một nhóm nhỏ các ngân hàng doanh nghiệp để duy trì tính hiệu quả trong cách vận hành thế giới. Mặc dù hệ thống tài chính tập trung này đã giữ cho nền kinh tế thế giới hoạt động tốt nhất trong một thế kỷ qua, nhưng nó vẫn còn những hạn chế.

Hiện tại, có khoảng 1,7 tỷ người không nằm trong mạng lưới tập trung này vì nhiều lý do, có thể là do vị trí cư trú, lịch sử tín dụng hoặc cơ sở hạ tầng ngân hàng đủ tin cậy. Blockchain, và cụ thể là tài chính phi tập trung (DeFi) được cho là một giải pháp khả thi để giảm rào cản gia nhập đối với 1,7 tỷ người này, những người trước đây đã phải chật vật để có quyền tiếp cận với những thứ như tài khoản ngân hàng và vay nợ.

Ví dụ: Khi mọi người gửi tiền vào ngân hàng (cho ngân hàng vay) thì tiền đó được uỷ thác cho ngân hàng nắm giữ.

1645886193627.png


Trong tài chính tập trung CeFi gồm các thành phần:
  • Các tổ chức: Họ có thể là chính phủ, các ngân hàng trung ương, ngân hàng tư nhân, quỹ, các dịch vụ tài chính, quỹ phòng hộ, quỹ hưu trí…
  • Các thị trường: Ví dụ như các sàn giao dịch như sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, NASDAQ…
  • Các công cụ tài chính: Ví dụ như các sản phẩm phái sinh, các khoản vay, cổ phiếu, nợ…
Các thành phần trên mọi người đều rất dễ hình dung với các ví dụ xung quanh chúng ta.

Hạn chế rất lớn của nền tài chính truyền thống đó là tính tập quyền hay tập trung quyền lực. DeFi chính là giải pháp cho việc này.

DeFi là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở). Trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung.

DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là phi tập trung và minh bạch để tạo nên 1 nền tài chính mở. Trong đó, mọi người đều có thể truy cập và sử dụng nó ở bất kỳ đầu, bất kỳ khi nào mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả.

1645886209416.png


3 đặc điểm của DeFi gồm:
  • Permissionless (tính không cần sự cho phép): tức là bất kỳ ai ở bất kỳ đâu, thời điểm nào cũng có thể truy cập và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ DeFi mà không bị phân quyền, hoặc bị hạn chế quyền bởi bất kỳ ai.
  • Trustless (tính phi tín nhiệm): tức là các bên tham gia không cần phải đặt niềm tin về uy tín của nhau. Mà trong DeFi smart contract sẽ hỗ trợ việc này, và tạo nên tính chất trustless.
  • Transparency (tính minh bạch)
Trong DeFi luôn đi kèm với “Non-Custodial” tức là không uỷ thác. Cũng nhờ vào đặc điểm này của DeFi mà chúng ta thường gọi nó là Open Finance hay tài chính mở.

:Vitgiandu::Vitgiandu::Vitgiandu:

Ưu điểm và nhược điểm của DeFi là gì?


1. Ưu điểm của DeFi

Như đã đề cập ở trên, trong tài chính truyền thống, các tổ chức, thị trường và công cụ tài chính luôn tồn tại trung quan có quyền lực tập trung. Trong khi đó, DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là tính minh bạch và phi tập trung để loại bỏ các trung gian này.

Về cơ bản, các hoạt động trên DeFi không bị quản lý bởi một tổ chức hay bất kỳ nhân viên nào của tổ chức đó, mà thay vào đó, các quy tắc được viết bằng code (hay hợp đồng thông minh). Khi hợp đồng thông minh được triển khai vào blockchain, các dapp DeFi có thể tự chạy mà không cần đến sự can thiệp của con người (mặc dù trên thực tế, các nhà phát triển thường duy trì các dapp bằng các bản nâng cấp hoặc sửa lỗi).

Các hợp đồng thông minh này hoàn toàn minh bạch trên blockchain để mọi người có thể kiểm tra. Điều này mang lại một niềm tin khác đối với người dùng, vì bất kỳ ai cũng có cơ hội hiểu chức năng của hợp đồng hoặc tìm ra lỗi. Mọi hoạt động giao dịch cũng được công khai cho mọi người xem. Mặc dù điều này có thể đặt ra các câu hỏi về quyền riêng tư, nhưng theo mặc định, các giao dịch chỉ có bút danh, tức là không gắn trực tiếp với danh tính ngoài đời thực của bạn.

1645886234990.png


DeFi được thiết kế đê mang lại tính toàn cầu ngày từ đầu. Cho dù bạn ở Mỹ hay ở Việt Nam, bạn đều có quyền truy cập vào các dịch vụ DeFi và mạng lưới như nhau. Tất nhiên, mỗi nước có thể có những quy định riêng được áp dụng, nhưng về mặt kỹ thuật, hầu hết các ứng dụng DeFi đều khả dụng cho bất kỳ ai có kết nối internet.

Với tính năng Permissionless (như đã đề cập bên trên), bất kỳ ai cũng có thể tạo ứng dụng DeFi và ai cũng có thể sử dụng chúng.

Trải nghiệm người dùng linh hoạt: Nếu bạn không thích giao diện của một dapp bất kỳ, không sao, bạn có thể sử dụng giao diện của bên thứ ba hoặc xây dựng giao diện của riêng bạn. Hợp đồng thông minh giống như một API mở mà bất kỳ ai cũng có thể xây dựng ứng dụng.

Có thể tương tác: các ứng dụng DeFi mới có thể được xây dựng hoặc sáng tạo bằng cách kết hợp các sản phẩm DeFi khác như “mảnh Lego” – ví dụ: stablecoin, sàn giao dịch phi tập trung và thị trường dự đoán có thể được kết hợp với nhau để tạo thành các sản phẩm hoàn toàn mới.

2. Nhược điểm của DeFi

Một nhược điểm duy nhất của Tài chính phi tập trung có lẽ là cách tiếp cận và sử dụng, DeFi gắn liền với các tài sản tiền điện tử (coin), vì thế đối với người dùng, họ sẽ cần có thời gian đủ lâu để tìm hiểu và học cách sử dụng các ứng dụng DeFi.

Trên đây là bài viết “DeFi là gì? Tại sao Tài chính phi tập trung lại được xem là tương lai của nền tài chính thế giới”, hi vọng nó sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn đọc.

:vitsot::vitsot::vitsot:
 

Đính kèm

  • 1645886161037.png
    1645886161037.png
    762.6 KB · Xem: 115
Thẻ
defi defi là gì tài chính phi tập trung
Bên trên