Đằng sau mỗi lần crypto điều chỉnh, phe mua nghĩ gì?

XuanLuan

🦀Cua Kỳ Cục🦀
Thị trường tiền mã hóa đã trải qua quãng thời gian giảm giá dài ngày từ cú sập đầu tiên vào giữa tháng 4/2021, sau một thời gian tăng giá “điên cuồng” từ cuối năm 2020.
Hiện tại, mong muốn chung của mọi người là thị trường sẽ phục hồi tích cực và tăng trưởng mạnh mẽ. Trong dài hạn có lẽ là vậy, nhưng trong ngắn hạn, sự điều chỉnh hiện tại như một điều kiện tất yếu của thị trường.

Hôm nay mình đọc được một bài viết khá thú vị và muốn chia sẻ với các bạn về góc nhìn của phe Bullish nhưng lựa chọn sang Bearish để khám phá thị trường ngay lúc này, đồng thời là củng cố niềm tin cho nhà đầu tư về con đường dài hạn của crypto. Bài viết được đăng tải trên Three Body Capital Blog, mình sẽ giữ nguyên xưng hô của nhân vật để đảm bảo ý nghĩa được truyền tải đầy đủ nhất.

Như nhiều người đọc đã biết chúng tôi là những con bò (Bull), hay còn gọi là phe mua (Bullish) tiền mã hóa và những công nghệ mà chúng đại diện. Tuy nhiên, chúng tôi cũng là nhà quản lý quỹ đầu cơ và mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Chúng tôi không phải là những nhà đầu tư theo tư tưởng, chúng tôi cũng đã ở đủ lâu để biết rằng thị trường tăng giá sẽ đến và đi.

Trong bối cảnh đó, tuần này chúng tôi nghĩ rằng nên chia sẻ góc nhìn của chúng tôi về một khía cạnh trong danh mục đầu tư của chúng tôi - khía cạnh ngắn hạn. Tiền điện tử rồi cũng sẽ tới lúc chín muồi và nở rộ khi những điều kiện thay đổi, và bây giờ là một trong những điều kiện cần thiết để chúng thực hiện điều đó.

Điều chỉnh để “lọc” những dự án đủ mạnh mẽ?​

Chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian để đi sâu tìm hiểu các dự án trong một không gian đang phát triển, tìm kiếm những cơ hội hấp dẫn nhất ở đây. Tuy nhiên, trong tuần này, chúng tôi đã đóng vai trò là phe Bearish và khám phá thị trường giá giảm, để tìm kiếm cơ hội Short. Thị trường tăng giá điên cuồng trong 6 tháng qua đã dẫn đến một đợt sóng lớn giúp các dự án tăng trưởng lên mức cao mới, kể cả những dự án non trẻ và mỏng manh nhất. Bây giờ là lúc xem ai có thể tồn tại sau đợt sóng giảm này.

212.png

Một mặt, chúng tôi cho rằng các dự án có biến động lớn sẽ chịu áp lực lớn từ thị trường nhằm định giá lại khả năng tồn tại của các chúng, cho dù là sự biến động từ FOMO hay tin tức.

Mặt khác, chúng tôi mong đợi rằng theo thời gian, với một số lượng lớn các dự án thất bại sẽ về 0, còn một số ít dự án còn lại thành công sẽ được định giá như bình thường và đúng đắn.

Thực tế, khi có hàng ngàn dự án nổi lên thì việc các dự án có thể là “bom xịt” sẽ nhiều hơn là trở thành con kỳ lân thần thoại trong thị trường. Bối cảnh thị trường hiện tại dường như đang muốn nhắc nhở mọi người rằng, nó không chỉ có sự “tăng” không thôi mà sẽ cần điều chỉnh, việc tốt nhất lúc đó là bình tĩnh và bắt tay vào tìm kiếm những vị thế short đẹp nhất.

Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường cũng báo hiệu cho ta một cách chính xác để có thể áp dụng hiệu quả chiến lược, ngay cả crypto và thị trường truyền thống.

Crypto không hoạt động theo logic thị trường hiệu quả thường thấy​

Bản chất phi tập trung của nhiều dự án tiền mã hóa hoạt động theo cả hai cách:

Một mặt, hầu hết các dự án được đại diện bởi một token và có thể hoạt động với rất ít chi phí. Chúng ta có thể thấy những thành công nổi bật như Uniswap, sàn giao dịch phi tập trung lớn nhất của DeFi, nơi tất cả những gì cần thiết để vận hành một sàn giao dịch mang lại gần 1.8 tỷ đô la Mỹ khối lượng giao dịch (tổng cả v2 và v3) là một nhóm 22 người kiểm duyệt. Tinh gọn và nhanh chóng, với chi phí vận hành nhỏ thì gần như doanh thu sẽ rơi thẳng vào lợi nhuận.

uniswap-1623658103644.jpg
Mặt khác, thực tế các dự án chỉ là token, hầu như không có "chi phí tồn tại" đối với các giao thức tiền mã hóa. Không cần làm giấy tờ hồ sơ hoạt động mà chúng vẫn được lưu trữ trên blockchain và tồn tại mãi. Ngay cả những dự án đã “chết” vẫn tiếp tục được ghi nhận và những gì cần thiết để giữ những dự án này tồn tại là niềm tin, sự kiên nhẫn và hy vọng cho một chu kỳ tăng giá tiếp theo.

Dường như các dự án tiền điện tử có tuổi thọ vô hạn, không đòi hỏi gì ngoài dấu tích của token gốc để tồn tại. Ngay cả khi những người sáng lập của họ đã xả hết token hoặc để các dự án của họ “chết”, bất kỳ ai có quyền truy cập vào token gốc đều có thể phục hồi nó bất cứ lúc nào. Đó là sức mạnh của khả năng tổng hợp và mã nguồn mở - những gì đã chết có thể không bao giờ chết. Đôi khi cũng chỉ cần hỏi Elon Musk.

Các ví dụ rõ ràng nhất là các dự án tiền điện tử thế hệ đầu tiên ra đời trước sự downtrend năm 2017 - 2018. Nhiều dự án trong đó đã trở nên mờ mịt, bị hủy niêm yết khỏi các sàn giao dịch với tính thanh khoản bằng không, giá trị hiệu quả bằng không.

Nhưng nhiều dự án vẫn tồn tại: Một số hard fork của Bitcoin như Bitcoin Cash, Bitcoin SV và Litecoin, tiếp tục tồn tại và giao dịch với khối lượng lớn, các đối thủ như Ripple đấu tranh để tìm ra mục đích cho các token của họ. Hay thậm chí các dự án cạnh tranh Ethereum như EOS, hard fork ETH như Ethereum Classic cũng vẫn còn tồn tại và chễm chệ ở vị trí đẹp trong bảng xếp hạng.

243.jpg

Và có lẽ nổi tiếng nhất trong số đó, ít nhất là vào thời điểm này, là Dogecoin, đồng coin meme được đưa ra với mục đích giải trí. Theo bất kỳ thước đo nào về “các nguyên tắc cơ bản”, Dogecoin không có giá trị gì. Trên thực tế, bản thân những người sáng lập nói rằng họ mất 3 giờ để tạo ra nó với mục đích “tạo ra cho những kẻ si tình”.

Tuy nhiên, Dogecoin hiện đang chiếm vị trí thứ 6 với tổng vốn hóa thị trường là 42 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 176 trên S&P 500 nếu nó là một công ty, chỉ cao hơn một chút về vốn hóa thị trường so với nhà đầu tư T Rowe Price.

Ripple đứng ở vị trí thứ 7 với 40.3 tỷ đô la Mỹ vốn hóa thị trường; Bitcoin Cash ở vị trí thứ 11 với 11.6 tỷ đô la Mỹ và Litecoin ở vị trí thứ 13 với 11.3 tỷ đô la vốn hóa thị trường. Ethereum Classic đứng thứ 21 với 7 tỷ đô la và EOS đứng thứ 28 với 4.9 tỷ đô la.

Theo những gì chúng ta có thể thấy, đó là hơn 120 tỷ đô la vốn hóa thị trường nằm trong các dự án được sử dụng bởi… ai, chính xác là gì?

Xây dựng niềm tin vào dự án​

Đối với chúng tôi, giá trị của những token này được hình thành từ niềm tin vào con số 120 tỷ đô vốn hóa của những token tưởng như đã chết này.

Đối với những nhà sáng lập của các dự án, họ biết rằng muốn một dự án mạnh thì quan trọng nhất là xây dựng được cộng đồng. Nếu những người sáng lập muốn thay thế vốn huy động từ các tổ chức như quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) thì việc huy động vốn cộng đồng thông qua mở bán token sẽ hiệu quả. Để làm được điều này họ cần xây dựng cộng đồng và tạo niềm tin vào dự án của họ. Đó là cách tự nhiên nhất mà hầu hết các công ty khởi nghiệp lựa chọn để phát triển ban đầu.

Những người sáng lập tiền mã hóa có thể đóng cửa văn phòng và đi theo con đường riêng như trường hợp của Dogecoin, nhưng nhiều năm sau đó, sản phẩm vẫn có thể tiếp tục tồn tại và được người khác tiếp quản để bắt đầu một chu kỳ “cường điệu” (hype) mới.

Có một lời nguyền về “điều gì sẽ xảy ra nếu”: Nếu tôi bán ngay bây giờ, nếu cuối cùng nó thành công thì sao, thì tôi đã bán quá thấp và bỏ lỡ cơ hội tăng giá, đặc biệt là sau khi đã có một thời gian dài nắm giữ và đã phải chịu đựng sự sụt giảm kéo dài.

Kết quả là một chu kỳ sẽ diễn ra từ cường điệu, sụt giảm và tới hy vọng, chu kỳ sẽ lặp lại vĩnh viễn như vậy, đó gọi là “sự bất tử”.

Thị trường không "chỉ tăng"​

“Chỉ tăng - up only” có lẽ là giai đoạn thú vị nhất trong mọi chu kỳ thị trường, cho dù là cổ phiếu, tiền mã hóa hay bất kỳ loại tài sản nào khác. Mọi người đều vui mừng khi thị trường tăng giá diễn ra. Nhưng phe mua (Bullish) dù thị trường tăng trong những bối cảnh như thế nào thì họ luôn biết có phe bán (Bearish) luôn sẵn sàng xuất hiện.

Chúng tôi không thể biết liệu thị trường tiền mã hóa hiện tại có phải là thị trường Bearish hoàn toàn hay không, nhưng những gì chúng tôi biết là nó không phải là thị trường Bullish. Một số người gọi nó là crab market (thị trường cua) - miêu tả các hoạt động đi ngang (sideways) của thị trường.

Kiếm tiền cả khi thị trường điều chỉnh​

Là các nhà đầu tư, thủ thuật không quá nhiều để có thể kiếm tiền khi mọi thứ “up only” - mọi người đều có thể làm điều đó. Quan trọng hơn, đó là cách duy trì lợi nhuận đó khi sự “up only” dừng lại, và thậm chí là tăng những lợi nhuận đó khi thị trường đi xuống tệ hơn chúng ta nghĩ.

Tuy nhiên, khi bước vào thị trường Short, điều quan trọng cần nhớ là chúng ta không cần phải cố gắng đạt top. Sẽ có lợi hơn nhiều khi phần rủi ro/phần thưởng (Risk/Reward - RR) thu về từ việc bán khống nhờ thị trường đi xuống là tối ưu nhất. Như chúng tôi đã rút ra từ kinh nghiệm: "Bạn gọi một cổ phiếu giảm giá 90% là gì?"

Khi đã hình thành được những nhận thức quan trọng như vậy thì việc chọn được một vị thế Short tốt lúc thị trường điều chỉnh ngắn hạn cũng giúp chúng ta kiếm được kha khá lợi nhuận. Còn tầm nhìn dài hạn vẫn là đặt niềm tin vào thị trường tăng giá.

Kết luận​

Chúng tôi có niềm tin rằng blockchain như một công nghệ luôn tồn tại. Dưới hình thức nào và thông qua dự án nào, chúng tôi có những ý tưởng của mình nhưng nó còn quá sớm và chúng tôi thực sự không chắc chắn. Ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng đến mức những ý tưởng mới xuất hiện mọi lúc, trong khi những ý tưởng cũ nhanh chóng biến mất.

Nhưng theo thời gian, sẽ có nhiều dự án về số 0 xuất hiện hơn là trở thành kỳ lân. Và chúng tôi nghĩ rằng đây là thời gian thích hợp để một số dự án đó tìm được điểm đến cuối cùng thích hợp của mình.

---

Như vậy, không phải vì là Phe Mua mà họ sẽ ngồi im chờ thị trường hồi phục. Họ hoàn toàn có thể linh động bước sang thị trường giá giảm với các vị thế Short. Đó là cách để họ có thể kiếm được lợi nhuận dù thị trường giảm.

Trong dài hạn họ có niềm tin rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục tăng, nhưng điểm bắt đầu của xu hướng tăng sẽ là điểm nào, ở mức giá nào? Đây là câu hỏi khó buộc chúng ta cần xác định sẵn trong tư tưởng mình để tìm được chiến lược giao dịch phù hợp nhất bạn nhé.

Nguồn: MarginATM
 

Đính kèm

  • 21.jpg
    21.jpg
    59.6 KB · Xem: 186
Chỉnh sửa lần cuối:
Thẻ
phân tích thị trường phe mua thị trường crypto điều chỉnh
Bên trên