Cross-chain có những loại nào? Các dạng tương tác trong blockchain

Dango

🐋Cá Voi Phake🐋

Các loại cross-chain​

Cross-chain được chia thành 2 loại dựa trên những yếu tố công nghệ:​
  • Isomorphic Cross Chain:Các đặc điểm của loại chuỗi chéo này bao gồm thuật toán đồng thuận, cơ chế bảo mật, cấu trúc liên kết mạng, logic xác minh tạo khối… tương đối nhất quán và tương tác giữa chúng cũng tương đối đơn giản.​
  • Heterogeneous Cross Chain: Sự tương tác giữa các chuỗi khá phức tạp. Bitcoin sử dụng thuật toán PoW phổ biến và Tendermint sử dụng thuật toán đồng thuận PBFT được sử dụng rộng rãi. Sự kết hợp khối và đảm bảo độ chắc chắn rõ ràng là khác nhau, vì vậy rất khó để thiết kế các tương tác chuỗi chéo trực tiếp. Tương tác xuyên chuỗi không đồng nhất thường yêu cầu các dịch vụ back-end của bên thứ ba.​

1641401358250.png

Các dạng tương tác blockchain​

Giao tiếp tập trung​

Giao tiếp tập trung là cách thức truyền thống nhất kể từ khi công nghệ blockchain xuất hiện thông qua các sàn giao dịch tiền mã hóa tập trung (CEX). Chúng ta chi tiền để sở hữu một loại tiền mã hóa và giao dịch, mua bán để đổi lấy một loại tiền mã hóa khác.

Điều này về cơ bản giống như một giao dịch trao đổi tiền tệ truyền thống. Hơn nữa, với sự phát triển của công nghệ blockchain ngày càng nhiều, anh chị em còn có thể sở hữu tiền mã hóa trên chính tài khoản PayPal mà không cần các sàn giao dịch tiền mã hóa tập trung nữa. Trên thực tế, đây không phải là một giải pháp tối ưu để tương tác giữa các blockchain.​

Atomic Swap​

Atomic Swap không được coi là hình thức tương tác chính của blockchain, bởi vì hai chuỗi không thật sự giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, cơ chế này cho phép người dùng điều phối các giao dịch trên các chuỗi, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch giữa một loại tiền mã hóa này với một loại tiền mã hóa khác trực tiếp trong các giao dịch P2P.

Nguyên tắc hoạt động của Atomic Swap sẽ dựa vào một hợp đồng có khóa thời gian, có tên gọi là HTLC (Hashed TimeLock Contracts) làm trung gian. Khi người dùng muốn đổi token A lấy token B, hai token này sẽ được đặt trong HTLC cùng một lúc. Sau đó HTLC sẽ thực hiện giao dịch chuyển giao giá trị. Về bản chất, sẽ không có một sự tương tác chính thức nào giữa 2 blockchain với nhau.

Wrapped Token​

Wrapped token là một loại định dạng tiền mã hóa có giá trị được liên kết với giá của một loại mã hóa khác. Nó được gọi là wrapped token vì định dạng ban đầu của nó đã được bọc trong một lớp vỏ để nó có thể chạy trên các nền tảng blockchain khác, điều này không thể thực hiện được ở định dạng gốc ban đầu. Điều này giúp gia tăng việc sử dụng token trong nhiều mạng khác nhau.

Thế hệ đầu tiên của wrapped token là wBTC. Anh chị em có hoàn toàn có thể đổi đồng BTC trên blockchain Bitcoin thành 1 đồng token ERC-20 được sử dụng trên Ethereum.

Nhìn chung, wrapped token cũng được coi là một hình thức tương tác giữa những blockchain. Nhưng đây vẫn chỉ là một giải pháp tạm thời nếu xét về mặt tiện ích.​

pTokens​

pTokens là một dự án được phát triển bởi Provable Things. Tất cả các pTokens đều được gắn với một tài sản cơ bản. Bất kỳ ai cũng có thể gửi vào hợp đồng thông minh của pTokens có liên quan một số tiền nhất định của tài sản cơ bản (ví dụ như BTC) và yêu cầu pTokens chốt tỷ lệ 1:1 tương đương (thành pBTC). Về cơ bản, pTokens cũng không khác wrapped token là mấy. Vấn đề mấu chốt ở đây là nó vẫn được quản lý tập trung bởi một công ty.

Qua bài viết này, hy vọng anh chị em phần nào hiểu được cách tương tác giữa các blockchain và những loại của cross-chain. Chúc anh chị em đầu tư vui vẻ!!
:echtrieuphu::echtrieuphu::echtrieuphu::echtrieuphu:
 
Thẻ
blockchain công nghệ cross-chain cross-chain cross-chain là gì tiền mã hóa
Bên trên