htta206
🐋Cá Voi Phake🐋
Cardano là gì?
Cardano được biết đến là một nền tảng mã nguồn mở hoàn toàn, hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApp) và tạo ra nền kinh tế tài chính phi tập trung (DeFi) trên chính nền tảng này.
Còn ADA là đồng tiền chính thức của Cardano, được xây dựng dựa trên nền tảng Cardano nhằm mục đích thực hiện các giao dịch liên quan tới Cardano.
Còn ADA là đồng tiền chính thức của Cardano, được xây dựng dựa trên nền tảng Cardano nhằm mục đích thực hiện các giao dịch liên quan tới Cardano.
Vai trò của Cardano và blockchain 3.0
Cardano chính là một ví dụ điển hình nhất cho blockchain thế hệ 3.0, nhằm hạn chế sự tham gia của các tổ chức trung gian (bên thứ ba) và khắc phục những hạn chế của các thế hệ blockchain trước đó.
Tương tự như các thế hệ trước, Cardano (cùng với đồng tiền ADA) vừa đóng vai trò như một phương thức thanh toán, vừa đóng vai trò như một nền tảng để các dự án khác phát triển, đồng thời là một công nghệ thông minh để giúp các vấn đề phát sinh có thể tự xử lý.
Với sự ra đời của Bitcoin, blockchain 1.0 đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ. Blockchain 1.0, như một phương thức thanh toán, cho phép các giao dịch ngang hàng (peer to peer).
Ví dụ: Nam có thể chuyển tiền cho Kiên từ xa mà vẫn có được sự an toàn trong giao dịch. Cả hai bên đều được hưởng quyền riêng tư vì giao dịch được ẩn danh và họ có thể tin tưởng vào nền tảng công nghệ thay vì một số tổ chức trung gian.
Blockchain 2.0 nhận ra rằng thế hệ 1.0 chỉ cho phép anh chị em gửi, nhận và giao dịch. Nếu anh chị em muốn đặt thêm các điều kiện trong giao dịch thì sao? Ví như Kiên có giao bia thì Nam mới chuyển tiền cho Kiên.
Từ đó, Ethereum đã khai sinh ra một khái niệm mới về hợp đồng thông minh. Điều này có nghĩa là trong giao dịch, các bên sẽ lần lượt đưa ra các điều kiện cho giao dịch, và giao dịch chỉ có thể được thực hiện nếu các điều kiện đó được đáp ứng.
Ví dụ: Khi Kiên giao bia xong cho Nam thì thanh toán kỹ thuật số sẽ tự động được kích hoạt. Điểm đặc biệt của Hợp đồng thông minh là sự nhanh chóng, an toàn hơn trong việc thực hiện các thỏa thuận.
Trên thực tế, hoạt động của Ethereum không giống như một loại tiền mã hóa, mà giống một hệ sinh thái kỹ thuật số hơn. Các dự án tiền mã hóa khác dựa trên Ethereum cũng có thể hoạt động, chẳng hạn như các ứng dụng phần mềm dựa trên nền tảng iOS của Apple và bây giờ là các ứng dụng phi tập trung (dApp) dựa trên Ethereum.
Khi ngày càng có nhiều người nhận ra những ưu điểm của Blockchain 2.0 và bắt đầu sử dụng nhiều hơn, thì những vấn đề mới lại nảy sinh. Tiền mã hóa cần được khai thác để gia nhập thị trường, nhưng nếu nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu thì sao? Việc khai thác Ethereum mới đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc hơn, và nhiều người phải đợi một thời gian dài trước khi có thể sử dụng nó.
Từ đó, Blockchain 3.0 ra đời giúp giải quyết các vấn đề trên. Blockchain 3.0 được tích hợp công nghệ để tự động giải quyết những vấn đề này khi xảy ra sự cố mở rộng quy mô.
Đồng thời, thế hệ này còn có một tính năng mới, đó là sự tương tác giữa các blockchain. Nói một cách đơn giản là nếu anh chị em có một chiếc iPhone vẫn có thể sạc nó bằng sạc của Samsung mà không xảy ra bất cứ vấn đề gì.
>>> Anh chị em thấy sao về dự án Cardano? Liệu rằng trong tương lai nó có thể soán ngôi Ethereum để trở thành “ông hoàng” trong các Altcoin không?
Tương tự như các thế hệ trước, Cardano (cùng với đồng tiền ADA) vừa đóng vai trò như một phương thức thanh toán, vừa đóng vai trò như một nền tảng để các dự án khác phát triển, đồng thời là một công nghệ thông minh để giúp các vấn đề phát sinh có thể tự xử lý.
Với sự ra đời của Bitcoin, blockchain 1.0 đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ. Blockchain 1.0, như một phương thức thanh toán, cho phép các giao dịch ngang hàng (peer to peer).
Ví dụ: Nam có thể chuyển tiền cho Kiên từ xa mà vẫn có được sự an toàn trong giao dịch. Cả hai bên đều được hưởng quyền riêng tư vì giao dịch được ẩn danh và họ có thể tin tưởng vào nền tảng công nghệ thay vì một số tổ chức trung gian.
Blockchain 2.0 nhận ra rằng thế hệ 1.0 chỉ cho phép anh chị em gửi, nhận và giao dịch. Nếu anh chị em muốn đặt thêm các điều kiện trong giao dịch thì sao? Ví như Kiên có giao bia thì Nam mới chuyển tiền cho Kiên.
Từ đó, Ethereum đã khai sinh ra một khái niệm mới về hợp đồng thông minh. Điều này có nghĩa là trong giao dịch, các bên sẽ lần lượt đưa ra các điều kiện cho giao dịch, và giao dịch chỉ có thể được thực hiện nếu các điều kiện đó được đáp ứng.
Ví dụ: Khi Kiên giao bia xong cho Nam thì thanh toán kỹ thuật số sẽ tự động được kích hoạt. Điểm đặc biệt của Hợp đồng thông minh là sự nhanh chóng, an toàn hơn trong việc thực hiện các thỏa thuận.
Trên thực tế, hoạt động của Ethereum không giống như một loại tiền mã hóa, mà giống một hệ sinh thái kỹ thuật số hơn. Các dự án tiền mã hóa khác dựa trên Ethereum cũng có thể hoạt động, chẳng hạn như các ứng dụng phần mềm dựa trên nền tảng iOS của Apple và bây giờ là các ứng dụng phi tập trung (dApp) dựa trên Ethereum.
Khi ngày càng có nhiều người nhận ra những ưu điểm của Blockchain 2.0 và bắt đầu sử dụng nhiều hơn, thì những vấn đề mới lại nảy sinh. Tiền mã hóa cần được khai thác để gia nhập thị trường, nhưng nếu nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu thì sao? Việc khai thác Ethereum mới đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc hơn, và nhiều người phải đợi một thời gian dài trước khi có thể sử dụng nó.
Từ đó, Blockchain 3.0 ra đời giúp giải quyết các vấn đề trên. Blockchain 3.0 được tích hợp công nghệ để tự động giải quyết những vấn đề này khi xảy ra sự cố mở rộng quy mô.
Đồng thời, thế hệ này còn có một tính năng mới, đó là sự tương tác giữa các blockchain. Nói một cách đơn giản là nếu anh chị em có một chiếc iPhone vẫn có thể sạc nó bằng sạc của Samsung mà không xảy ra bất cứ vấn đề gì.
>>> Anh chị em thấy sao về dự án Cardano? Liệu rằng trong tương lai nó có thể soán ngôi Ethereum để trở thành “ông hoàng” trong các Altcoin không?