Jueviole9897
🐋Cá Voi Phake🐋
EOS hoạt động như thế nào?
Cũng giống như nhiều blockchain hợp đồng thông minh khác, EOS thường được gọi là “kẻ giết Ethereum”. Điều này đồng nghĩa với việc EOS có thể làm mọi thứ mà Ethereum làm được nhưng hiệu quả tốt hơn rất nhiều.
Đầu tiên, cả EOS lẫn Ethereum đều được hỗ trợ bởi các hợp đồng thông minh và có khả năng lưu trữ các DApp. Có thể thấy được, điểm khác biệt giữa 2 mạng lưới này chính là số tiền mà mỗi mạng có thể xử lý trong bất kỳ thời điểm nào. Điều này còn được biết đến là khả năng mở rộng quy mô, là một trong những yếu tố quan trọng nhất phải xem xét mỗi khi phân tích tiềm năng của Blockchain.
Như chúng ta thấy, số lượng giao dịch Ethereum có thể xử lý mỗi giây chỉ vỏn vẹn 15 giao dịch, quá ít so với sự kỳ vọng của người dùng. Tuy nhiên, EOS là nền tảng được hy vọng sẽ tăng số lượng giao dịch lên đến hơn 1 triệu mỗi giây.
Đầu tiên, cả EOS lẫn Ethereum đều được hỗ trợ bởi các hợp đồng thông minh và có khả năng lưu trữ các DApp. Có thể thấy được, điểm khác biệt giữa 2 mạng lưới này chính là số tiền mà mỗi mạng có thể xử lý trong bất kỳ thời điểm nào. Điều này còn được biết đến là khả năng mở rộng quy mô, là một trong những yếu tố quan trọng nhất phải xem xét mỗi khi phân tích tiềm năng của Blockchain.
Như chúng ta thấy, số lượng giao dịch Ethereum có thể xử lý mỗi giây chỉ vỏn vẹn 15 giao dịch, quá ít so với sự kỳ vọng của người dùng. Tuy nhiên, EOS là nền tảng được hy vọng sẽ tăng số lượng giao dịch lên đến hơn 1 triệu mỗi giây.
EOS xử lý giao dịch như thế nào để đạt hiệu suất cao?
Lý do Ethereum không thể xử lý được nhiều giao dịch là bởi vì cách quản lý dữ liệu còn có vấn đề - mỗi khối chỉ có thể lưu trữ được 1 số lượng thông tin nhất định. Để cho dễ hiểu, anh chị em hãy thử tưởng tượng về 1 chiếc container vận chuyển trống chỉ có thể lưu trữ được 1000 thùng hàng. Kích thước của nó không cho phép nó lưu trữ nhiều hơn khả năng tối đa.
Với Ethereum, mỗi khối không chỉ thực hiện 15 giao dịch mà còn phải mất 1 khoảng thời gian mới đến được đích. Công nghệ hỗ trợ quá trình chuyển đổi dữ liệu Proof-of-Work (PoW) có thể thấy là rất chậm, tốn kém và không tốt cho môi trường. Mặc dù Ethereum đang thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này, như shending hay giao dịch ngoài chuỗi.
Như đã đề cập ở trên, khác với Ethereum sử dụng PoW, blockchain của EOS sử dụng mô hình mô hình đồng thuận mới được gọi là Delegated-Proof-of-Stake (DPoS). Với mô hình DPoS, EOS có thể khắc phục hầu hết các vấn đề hiện tại mà Ethereum vẫn đang nỗ lực giải quyết.
Với Ethereum, mỗi khối không chỉ thực hiện 15 giao dịch mà còn phải mất 1 khoảng thời gian mới đến được đích. Công nghệ hỗ trợ quá trình chuyển đổi dữ liệu Proof-of-Work (PoW) có thể thấy là rất chậm, tốn kém và không tốt cho môi trường. Mặc dù Ethereum đang thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này, như shending hay giao dịch ngoài chuỗi.
Như đã đề cập ở trên, khác với Ethereum sử dụng PoW, blockchain của EOS sử dụng mô hình mô hình đồng thuận mới được gọi là Delegated-Proof-of-Stake (DPoS). Với mô hình DPoS, EOS có thể khắc phục hầu hết các vấn đề hiện tại mà Ethereum vẫn đang nỗ lực giải quyết.
Nếu anh chị em là người chưa hiểu kỹ về công nghệ blockchain có thể khó hiểu về định nghĩa DPoS. Hãy thử lấy một ví dụ này để cho dễ hiểu:
Tưởng tượng rằng anh chị em cần 200 người để giúp xác minh mọi giao dịch trên blockchain. Những người này được gọi là thợ đào. Khi một giao dịch xảy ra, những người khai thác này sẽ bỏ phiếu xem họ có phải là người xác thực giao dịch hay không.
Tuy nhiên, sức mạnh của phiếu bầu của anh chị em lại phụ thuộc vào số lượng token EOS anh chị em sở hữu. Đây được gọi là một cổ phần của cộng đồng. Anh chị em đặt càng nhiều tiền , quyền biểu quyết sẽ càng lớn.
Nhiệm vụ của tất cả 200 thợ mỏ này là giữ cho mạng lưới an toàn và ổn định, và họ sẽ được trả tiền cho việc này. Có rất nhiều thợ đào sẵn sàng chờ đến lượt tham gia vào bảo mật blockchain để họ có thể kiếm tiền. Nếu những người khai thác không hoàn thành công việc của mình một cách chính xác hoặc nếu họ không bảo vệ mạng như mong muốn, họ có thể bị bỏ phiếu rời khỏi mạng.
Về bản chất, điều này tạo ra một hệ thống hiệu quả hơn cho phép giao dịch rẻ, nhanh chóng và thân thiện với môi trường.
Tưởng tượng rằng anh chị em cần 200 người để giúp xác minh mọi giao dịch trên blockchain. Những người này được gọi là thợ đào. Khi một giao dịch xảy ra, những người khai thác này sẽ bỏ phiếu xem họ có phải là người xác thực giao dịch hay không.
Tuy nhiên, sức mạnh của phiếu bầu của anh chị em lại phụ thuộc vào số lượng token EOS anh chị em sở hữu. Đây được gọi là một cổ phần của cộng đồng. Anh chị em đặt càng nhiều tiền , quyền biểu quyết sẽ càng lớn.
Nhiệm vụ của tất cả 200 thợ mỏ này là giữ cho mạng lưới an toàn và ổn định, và họ sẽ được trả tiền cho việc này. Có rất nhiều thợ đào sẵn sàng chờ đến lượt tham gia vào bảo mật blockchain để họ có thể kiếm tiền. Nếu những người khai thác không hoàn thành công việc của mình một cách chính xác hoặc nếu họ không bảo vệ mạng như mong muốn, họ có thể bị bỏ phiếu rời khỏi mạng.
Về bản chất, điều này tạo ra một hệ thống hiệu quả hơn cho phép giao dịch rẻ, nhanh chóng và thân thiện với môi trường.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin cũng như ví dụ về cách thức hoạt động và xử lý giao dịch của EOS. Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết này sẽ giúp anh chị em trang bị thêm nhiều kiến thức và có những quyết định đầu tư đúng đắn.