Cách phân tích dự án Crypto / Blockchain uy tín

Dieulyvotinh

🐋Cá Voi Phake🐋
Tương tự phân tích chứng khoán, phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp đo lường giá trị nội tại của dự án bằng cách kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và triển vọng phát triển của dự án trong tương lai. Và chúng ta phải phân tích để tìm, đánh giá giá trị thực tế của dự án và xem xét có nên quyết định đầu tư trong lương lai hay không?
1636183033417.png

Để đánh giá một dự án blockchain chúng ta thường xem xét tới 3 chỉ số sau:

• On-chain metrics

• Project metrics

• Financial Metrics

I. ON-CHAIN METRICS

Các chỉ số trên chuỗi là những chỉ số có thể được quan sát bằng cách xem xét dữ liệu được cung cấp bởi blockchain. Từ những nguồn như CoinMarketCap, Coinmetrics Data Charts hoặc Binance Research

Ta cần chú ý đến các thông tin sau:

Transaction Count (Số lượng giao dịch)

Số lượng giao dịch cho chúng ta biết dự án đang có tần suất giao dịch như thế nào. Lưu ý: chúng ta không thể chắc chắn rằng có thể loại trừ trường hợp chỉ có một bên chuyển tiền giữa các ví để tăng số lượng hoạt động trên chuỗi.

Transaction Value (Giá trị giao dịch)

Đừng nhầm lẫn giữa số lượng giao dịch và giá trị giao dịch. giá trị giao dịch cho chúng ta biết tổng giá trị đã được giao dịch trong một khoảng thời gian. Thường được tính bằng BTC, ETH, stablecoin

Active address

Địa chỉ hoạt động là các địa chỉ blockchain hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Cách thức để tính toán phổ biến nhất là số lượng người gửi và người nhận trong 1 khoảng thời gian cố định.

II. PROJECT METRICS

Các chỉ số on-chain metrics là các dữ liệu quan sát được. Nhưng các dữ liệu về project metrics thường là các dữ liệu định tính.

Các yếu tố cần quan tâm:

The whitepaper

Bạn nên đọc sách trắng của bất kỳ dự án nào trước khi đầu tư. Đây là một tài liệu kỹ thuật cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan về dự án tiền mã hoá.

• Công nghệ được sử dụng

• Lộ trình nâng cấp và các tính năng mới

• Kế hoạch phân phối coin or token

Nên tham khảo chéo thông tin này với các cuộc thảo luận về dự án. Những người khác nói gì về nó? Có rủi ro nào được đề cập? Các mục tiêu có thực tế không?

Dev Team

Nếu có một nhóm cụ thể thì ta cần xem xét các thành viên có thể phát triển dự án được lâu dài hay không hay chỉ là bánh vẽ.

Nếu không có đội ngũ, cộng đồng nhà phát triển thì kiểm tra dự án có GitHub công khai không, hãy kiểm tra xem có bao nhiêu người đóng góp và có bao nhiêu hoạt động.

Ngược lại nếu dự án không rõ ràng về đội ngũ thì cần phải xem xét lại.

Đối thủ cạnh tranh

Xác định các dự án mà nó đang cạnh tranh, cũng như cơ sở hạ tầng kế thừa mà dự án đang tìm cách thay thế. Để xem xét điểm manh, yếu của dự án và đối thủ

Tokenomics

Tokenomics hướng đến trả lời những câu hỏi sau:

• Mục đích chính của 1 token là gì?

• Nó hoạt động như thế nào?

• Các trường hợp sử dụng của token đó là gì?

• Nó được quản lý và phân phối như thế nào?

Hiểu biết về tokenomics giúp ta đánh giá giá trị của một dự án cụ thể.

Một token mới được phát triển sẽ chỉ thành công nếu nhóm đứng đằng sau nó khai thác được các quy tắc tokenomics. Ở cấp độ cơ bản, tokenomics nghiên cứu các chỉ số token của tiền điện tử, chẳng hạn như tổng nguồn cung và cách thức phân phối chúng.

Đối với bất kỳ nền tảng nào, các số liệu khác nhau ảnh hưởng đến giá trị tài sản tiền điện tử. Mục tiêu của tokenomics là nghiên cứu tất cả các loại số liệu này. Chìa khóa thành công của dự án dài hạn là sử dụng đúng các chỉ số. Các chỉ số này là:

• Hard cap: Tổng số token hoặc tiền tệ fiat cần thiết để khởi chạy hoàn toàn một dự án token

• Soft cap: Tổng số token hoặc tiền tệ fiat cần thiết để bắt đầu hoạt động với một sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP)

• Tổng nguồn cung cấp token: Số lượng token giới hạn mà một dự án có thể phát hành

• Nguồn cung lưu chuyển: Số lượng token đã được phát hành và hiện có thể truy cập được trên thị trường

• Xác định giá token: Đây là quá trình tính toán để xác định giá của một token duy nhất

III. FINANCIAL METRICS (CHỈ SỐ TÀI CHÍNH)
1636183084039.png

Vốn hoá thị trường
Giá trị vốn hóa thị trường được tính bằng cách “lượng cung lưu hành” x “giá hiện tại.”

Một lưu ý khác là không thể xác định thực sự có bao nhiêu đơn vị của một coin hoặc một token đang được lưu hành. Vì không thể tính được coin bị đốt, ví chứa coin bị mất,… nên giá trị này chỉ mang tính tương đối.

Tính thanh khoản và khối lượng giao dịch

Một vấn đề mà chúng ta có thể gặp phải với thị trường kém thanh khoản là chúng ta không thể bán tài sản của mình với giá "hợp lý". Điều này xảy ra khi không có người mua nào sẵn sàng thực hiện giao dịch. Và khi đó, chúng ta có hai lựa chọn: giảm giá chào bán hoặc chờ thanh khoản tăng lên. Vì vậy dự án có tính thanh khoản cao có thể giúp chúng ta bán gần như là tức thì với giá hiện tại của coin/ token.

Thị trường có tính thanh khoản cao thường có tính ổn định và ít bị tác động hơn.

Cơ chế cung cấp coin/ token

Tổng cung tối đa, lượng cung lưu thông và tỷ lệ lạm phát có thể ảnh hưởng tới các quyết định. Một số coin/token giảm số lượng đơn vị mới mà chúng sản xuất theo thời gian, khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tin rằng chúng sẽ ngày càng có giá trị trong tương lai.​
 
Thẻ
blockchain kinh nghiệm trade coin kinh nghiệm đầu tư tiền mã hóa tiền điện tử
Bên trên