Cách kiểm tra tính thanh khoản (Liquidity) của một đồng coin/token

Jueviole9897

🐋Cá Voi Phake🐋

Cách kiểm tra Liquidity của coin/token​

Volume giao dịch trong 24 giờ​

Khối lượng giao dịch trong 24 giờ của một đồng coin/token cao đồng nghĩa với việc có nhiều hoạt động giao dịch (mua và bán) hơn. Chính vì thế mà thanh khoản của đồng coin/token đó sẽ cao hơn và việc anh chị em tham gia hoặc rời khỏi giao dịch dễ dàng hơn nhiều.​

1642846741351.png

Nhìn vào hình trên, anh chị em có thể thấy khối lượng giao dịch trong vòng 24 giờ của BTC cao hơn hẳn so với DCR. Điều đó có thể hiểu được là BTC có tính thanh khoản tốt hơn DCR. Chính vì vậy, việc mua hay bán BTC sẽ nhanh chóng và dễ dàng và nhanh chóng hơn bởi mức độ hoạt động thị trường lớn.​

Độ sâu của order book​

Độ sâu của order book là lượng thanh khoản mà order book có khả năng hấp thụ. Thị trường càng “sâu” thì càng có nhiều tính thanh khoản trong order book. Điều này đồng nghĩa với việc một thị trường có nhiều thanh khoản hơn sẽ có khả năng hấp thụ các lệnh lớn hơn mà không gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến giá.
1642846829379.png


Tuy nhiên, không phải lúc nào orderbook cũng đều phản ánh chính xác vì những yếu tố như các lệnh Stop - Limit và các lệnh iceberg. Các lệnh này được tạo ra thông qua cách sử dụng giao dịch tự động và do vậy chỉ xuất hiện trên orderbook khi các điều kiện cụ thể cho các lệnh đó được đáp ứng.​

Chênh lệch giá mua - giá bán (bid-ask spread)​

Bid-ask spread có thể hiểu là sự khác biệt giữa giá đặt mua cao nhất và giá bán thấp nhất của một đồng coin/token.

Bid-ask spread hẹp là biểu hiện của một thị trường thanh khoản tốt. Nếu anh chị em muốn đặt lệnh mua theo giá thị trường thì chỉ cần chấp nhận mức giá bán thấp nhất từ người bán. Còn nếu anh chị em muốn bán ngay lập tức, lệnh của anh chị em sẽ được khớp ở mức giá mua cao nhất từ người mua. Bid-ask spread hẹp có nghĩa là lợi nhuận của anh chị sẽ nhiều hơn.

Lúc này, người mua và người bán có thể thực hiện lệnh của họ mà không gây ra thay đổi đáng kể gì về giá. Nguyên nhân là do luôn có một lượng lớn lệnh trong sổ lệnh và giá liên tục được đưa trở lại trạng thái cân bằng bởi các nhà giao dịch.

Ví dụ: Anh chị em muốn mua USDT trên sàn giao dịch Binance. Mức giá thấp nhất mà người bán sẽ bán USDT cho anh chị em là 23,300 VND/USDT. Giá này gọi là Giá Ask (Ask Price). Ngược lại, nếu anh chị em bán thì giá cao nhất người mua sẽ mua là 23,200 VND/USDT thì giá này gọi là Giá Bid (Bid Price). Và do đó, Spread = 100 VND/USDT. Đây là mức chênh lệch khá thấp.

Ngược lại, bid-ask spread lớn thường có nghĩa là thị trường thiếu thanh khoản và có sự khác biệt lớn giữa giá người mua muốn mua và giá người bán muốn bán.​

Thanh khoản trong crypto có rủi ro không?​

Rõ ràng chúng ta đã thấy thanh khoản rất quan trọng đối với một đồng coin cụ thể nào đó nói riêng và cả thị trường crypto nói chung. Nhưng liệu có phải cứ đầu tư vào những đồng coin thanh khoản tốt thì sẽ luôn có lãi?

Tiền mã hóa vốn nổi tiếng là tài sản có độ biến động rất cao. Vì vậy, thanh khoản trong thị trường này cũng thường không ổn định. Một đồng coin thanh khoản kém có thể trở thành thanh khoản tốt và đồng coin thanh khoản tốt cũng hoàn toàn có thể trở nên kém thanh khoản hơn do nhiều yếu tố khác nhau. Cần phải hiểu rằng điều này là động lực cho thị trường và ngay cả các yếu tố như thời gian trong ngày cũng có ảnh hưởng đến tính thanh khoản của một đồng coin.

Ví dụ: Với đa số các đồng coin, có những thời điểm thanh khoản có thể bốc hơi nhanh chóng. Nếu một tin tức không tốt được đưa ra và đột nhiên mọi người ít quan tâm đến việc mua vào, thanh khoản bên mua sẽ biến mất. Điều này có thể dẫn đến giá giảm đáng kể khi bất kỳ người bán nào muốn bán coin đó.

Hy vọng qua bài viết này, anh chị em sẽ có thêm thông tin về thuật ngữ Liquidity (thanh khoản) và có thêm kiến thức trong đầu tư. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì nhớ múc cho em với ạ.

:bogiauco::bogiauco::bogiauco::bogiauco:
 

Hako

🐋Cá Voi Phake🐋
nghe thuật ngữ này nhiều rồi mà bh mới biết
 
Thẻ
liquidity liquidity là gì thị trường crypto tiền mã hóa tính thanh khoản
Bên trên