Bonding Curve và Automated Market Maker đóng vai trò gì trong DeFi ?

htta206

🐋Cá Voi Phake🐋

1. Bonding Curve

Giá token phụ thuộc vào nguồn cung. Làm sao chúng ta thiết lập giá một cách tự động mà không bao giờ thiếu hụt thanh khoản?
-> Bonding Curve có thể giải quyết.

Ví dụ: khi 1 dự án nào đó phát hành token để kêu gọi vốn trong một khoảng thời gian dài. Ban đầu ít người có nhu cầu mua token của dự án, bạn không thể đặt một mức giá cao được, nhưng nếu có nhiều người tin tưởng cùng mua token của dự án thì giá token phải tăng lên. Vậy thì giá phải tăng như nào, trong bao lâu ? và việc tính giải phải tự động. Trong trường hợp này Bonding Curve có thể tính giá một cách tự động theo cung và cầu hiện tại của dự án.

Đây là một ứng dụng phổ biến của Bonding Curve cho hoạt động kêu gọi vốn trên nền tảng công nghệ blockchain. Ngoài ra Bonding Curve có thể ứng dụng trong việc phát triển một quỹ đầu tư.

Đường giá hiện tại (current price) trong Bonding Curve có thể chạy theo ý muốn của người thiết kế. Nhưng chúng ta phải đảm bảo đường giá đó luôn chạy theo chiều hướng tăng lên khi token supply tăng.

1646842240917.png


Từ Bonding curve chúng ta có thể tính marketcap tại thời điểm hiện tại của một token nào đó cũng như tỷ lệ dự trữ của nó.​
reserveRatio = poolBalance / Marketcap = 1/(p + 1)
Nếu duy trì được tỷ lệ dự trữ ở mức 1/3 thì luôn đảm bảo tính thanh khoản cho token đó, có thể mua/bán thoải mái. Nhờ vào Bonding curve các quỹ đầu tư (ví dụ như quỹ tương hỗ) luôn biết cần giữ lại tối thiểu là bao nhiêu để tránh sụp đổ.

Tỷ lệ dự trữ càng cao thì giá càng ổn định, tùy theo tình huống trên thị trường mà có thể điều chỉnh Bonding Curve. Đường giá nó có thể chạy lên, chạy xuống, chạy ngang tuyến tính rồi lại chạy lên.
1646842266613.png

Làm sao để thiết kế một đường giá linh hoạt biến động theo thị trường ? (Oracle là một giải pháp giúp cung cấp các thông tin, biến động từ bên ngoài vào, giúp giá token tự điều chỉnh linh hoạt hơn).

Chúng ta có thể thiết kế một đường Bonding Curve cho giá mua vào và 1 đường Bonding Curve cho giá bán ra, nhằm đảm bảo giá mua vào luôn thấp hơn giá bán ra. Từ đó, việc mua bán có thể diễn ra thoải mái vẫn đảm bảo thu nhập nhờ chênh lệch giá.

Tóm lại, Bonding Curve giúp chúng ta thiết lập được giá hiện thời của một loại token một cách tự động, liên tục mà không lo thiếu hụt thanh khoản.​

2. Automated Maket Maker (AMM)

Làm sao mọi người có thể hoán đổi token cho nhau một cách tự động, không cần sổ lệnh (order book) mà không lo hết thanh khoản?
Hiện nay, một số sàn gặp phải vấn đề lệnh mua và lệnh bán trong order book ít, rất khó để khớp lệnh với nhau, gây ra dao động giá mạnh, không vận hành 24/7.
Chính vì thế cần có AMM, khi có ít đơn lệnh quá thì chính AMM là người cung cấp thanh khoản cho sàn. Có ít lệnh bán thì AMM sẽ cung cấp thêm lệnh bán, có ít lệnh mua thì AMM cung cấp thêm lệnh mua. Từ đó làm cho order book lớn, mọi người giao dịch trên sàn luôn được đáp ứng.
AMM thường là một người/bên có rất nhiều tiền, thường là các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính lớn.

Như vậy, vấn đề của các sàn bây giờ là: giao dịch không 27/7, giao dịch dựa trên order book giá dao động mạnh, các giao dịch có thể nhìn thấy và bị thao túng. Những Maket Maker thường là tập trung, nên niềm tin chưa cao. AMM là một câu trả lời cho các vấn đề trên.​

Ý tưởng chính của AMM:​

1646842708466.png
  • Tạo ra một Liquidity pool, đặt một số loại token vào​
  • Mọi người có thể cung cấp token cho pool đó. Người cung cấp sẽ được hưởng phần trăm từ pool​
  • Mọi người sẽ hoán đổi token với nhau trong pool đó​
  • Giá của các token trong pool được tính dựa theo công thức Constant-Funtion AMM (uniswap đang sử dụng)​

Nhược điểm của AMM

  • Bị trượt giá​
  • Để hoạt động buộc phải có các bên cung cấp thanh khoản (liquidity provider)​
  • Chịu sự tổn thất tạm thời (impermanent loss), do sự dao động về giá của các token mà bạn cung cấp thanh khoản cho AMM quá lớn nên impermanent loss có thể càng cao. Với stablecoin thì sự mất mát này ở một tỷ lệ ít hơn.​
  • Front Runner attack: chủ yếu diễn ra ở miner, vì miner phải verify lệnh của người giao dịch nên họ nhìn thấy giá. Minner có thể thực hiện một lệnh chặn trước lệnh của người giao dịch để ăn chênh lệch. Minner được lời nhưng sẽ là lỗ của người giao dịch. Vitalik Buterin đưa ra giải pháp tạo ra 2 pool, 1 pool dành cho bán, 1 pool dành cho mua.​

Capital Efficiency

Sự hiệu quả của số tiền mà chúng ta đặt vào AMM, bạn bỏ ra bao nhiêu và nhận lại được bao nhiêu. Đây là một vấn đề đáng quan tâm, không nên chỉ nghỉ đặt token vào pool cung cấp thanh khoản và nhận lại phần trăm. Đằng sau đó là một loạt các bài toán để xem xét hiệu quả từ đồng vốn bạn bỏ ra.​

Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì nhớ múc cho mình với ạ. Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết!

:3394-pepe-shy::3394-pepe-shy::3394-pepe-shy:
 
Thẻ
automated market maker bonding curve defi thị trường crypto tiền mã hóa
Bên trên