Anhg_2712
🐋Cá Voi Phake🐋
Các phiên bản chính của Blockchain
Hiện tại thì công nghệ blockchain có 3 phiên bản chính gồm:
Blockchain 1.0
Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán: Là phiên bản sơ khai và đầu tiên của blockchain. Ứng dụng chính của phiên bản này là các công việc liên quan đến tiền mã hoá. Nó bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với rất nhiều ngườt nhất, đôi khi khá nhiều người lầm tưởng Bitcoin và Blockchain là một.
Blockchain 2.0
Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường: Đây là phiên bản thứ 2 của blockchain. Ứng dụng của nó là xử lý tài chính và ngân hàng: mở rộng quy mô của Blockchain, đưa blockchain tích hợp vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.
Blockchain 3.0
Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động: Hiện tại đây đang là phiên bản cao nhất của blockchain. Ở phiên bản này, công nghệ Blockchain sẽ vượt khỏi biên giới chỉ phục vụ cho lĩnh vực tài chính. Nó hướng đến các lĩnh vực khác như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật…
Các cơ chế đồng thuận trong Blockchain
Cơ chế đồng thuận trong Blockchain có thể hiểu như cách thức mà mọi người quản lý trong hệ thống blockchain có thể đồng ý cho một giao dịch xảy ra trong hệ thống. Dưới đây là các loại cơ chế đồng thuận phổ biến trong blockchain:
Proof of Work
Proof of Work (Bằng chứng Công việc) là cơ chế đồng thuận phổ biến nhất, được dùng trong Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Dogecoin và hầu hết các loại tiền mã hoá. Đây là cơ chế đồng thuận tiêu tốn khá nhiều điện năng.
Proof of Stake
Proof of Stake (Bằng chứng Cổ phần): Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến trong Decred, Peercoin và trong tương lai là Ethereum và nhiều loại tiền mã hoá khác. Cơ chế đồng thuận này phân cấp hơn, tiêu hao ít năng lượng và không dễ gì bị đe doạ.
Delegated Proof-of-Stake
Delegated Proof-of-Stake (Uỷ quyền Cổ phần): Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến trong Steemit, EOS, BitShares. Cơ chế đồng thuận này có chi phí giao dịch rẻ; có khả năng mở rộng; hiệu suất năng lượng cao. Tuy nhiên vẫn một phần hơi hướng tập trung vì thuật toán này lựa chọn người đáng tin cậy để uỷ quyền.
Proof of Authority
Proof of Authority (Bằng chứng Uỷ nhiệm): Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến thường thấy trong POA.Network, Ethereum Kovan testnet. Cơ chế đồng thuận này có hiệu suất cao, có khả năng mở rộng tốt.
Proof-of-Weight
Proof-of-Weight (Bằng chứng Khối lượng /Càng lớn càng tốt): Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến trong Algorand, Filecoin.
Cơ chế đồng thuận này có thể tuỳ chỉnh và khả năng mở rộng tốt. Tuy nhiên quá trình thúc đẩy việc phát triển sẽ là một thử thách lớn.
Cơ chế đồng thuận này có thể tuỳ chỉnh và khả năng mở rộng tốt. Tuy nhiên quá trình thúc đẩy việc phát triển sẽ là một thử thách lớn.
Byzantine Fault Tolerance
Byzantine Fault Tolerance (Đồng thuận chống gian lận /Tướng Byzantine bao vây Blockchain): Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến trong Hyperledger, Stellar, Dispatch, và Ripple.
Cơ chế đồng thuận này có năng suất cao, chi phí thấp, có khả năng mở rộng. Tuy nhiên vẫn chưa thể tin tưởng hoàn toàn.
Thuật toán này có 2 phiên bản là:
Cơ chế đồng thuận này có năng suất cao, chi phí thấp, có khả năng mở rộng. Tuy nhiên vẫn chưa thể tin tưởng hoàn toàn.
Thuật toán này có 2 phiên bản là:
- Practical Byzantine Fault Tolerance (Đồng thuận chống gian lận / Tướng Byzantine bao vây Blockchain trong thực tế)
- Federated Byzantine Agreement (Liên minh Byzantine cùng đồng thuận)
Directed Acyclic Graphs (Thuật toán tô pô): Đây là cơ chế đồng thuận thường thấy trong Iota (công nghệ Tangle), Hashgraph, Raiblocks/Nano (công nghệ Block-lattice), là một đối thủ của Blockchain.
Hy vọng với những thông tin mình vừa chia sẻ, các bạn sẽ biết thêm thông tin về nền tảng blockchain. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích nhớ múc cho mình nhé! Thank cả nhà :D