Anhg_2712
🐋Cá Voi Phake🐋
Đặc điểm của Blockchain
Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi blockchain
Các chuỗi Blockchain gần như không thể bị phá hủy được. Theo lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể can thiệp vào và giải mã chuỗi blockchain. Nó chỉ bị phá hủy hoàn toàn khi không còn Internet trên toàn cầu.
Bất biến
Dữ liệu trong blockchain gần như không thể sửa đổi được. Nó chỉ có thể sửa đổi được bởi chính người đã tạo ra nó. Nhưng phải được sự đồng thuận của các nút trên mạng và các dữ liệu đó sẽ lưu trữ mãi mãi.
Bảo mật Dữ liệu
Các thông tin, dữ liệu trong các chuỗi blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối. Chỉ có người nắm giữ private key mới có quyền truy xuất dữ liệu đó.
Minh bạch
Ai cũng có thể theo dõi được đường đi của dữ liệu trong blockchain từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
Hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh là các kỹ thuật số được nhúng bởi một đoạn code if-this-then-that (IFTTT) trong hệ thống. Cho phép chúng tự thực thi mà không cần bên thứ ba. Blockchain không cần bên thứ ba tham gia vào hệ thống. Nó bảo đảm rằng tất cả các bên tham gia đều biết được chi tiết hợp đồng và các điều khoản sẽ được tự động thực hiện một khi các điều kiện được bảo đảm.
Phân loại Blockchain
Trong hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính gồm: Public, Private và Permissioned:
Public blockchain
Public: Đây là hệ thống blockchain mà bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain được. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có hàng nghìn hay thậm chí là hàng vạn nút tham gia. Do đó để tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi vì chi phí rất cao.
Ví dụ về public blockchain: Bitcoin, Ethereum…
Ví dụ về public blockchain: Bitcoin, Ethereum…
Private blockchain
Private: Đây là hệ thống blockchain cho phép người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về một bên thứ ba tuyệt đối tin cậy. Bên thứ ba này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp. Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain. Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch.
Ví dụ: Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.
Ví dụ: Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.
Permissioned blockchain
Permissioned: Hay còn gọi là Consortium. Đây là một dạng của Private Blockchain nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định. Nó kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private.
Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.
Hy vọng với những thông tin mình vừa chia sẻ, các bạn sẽ biết thêm thông tin về nền tảng blockchain. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích nhớ múc cho mình nhé! Thank cả nhà :D
Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.
Hy vọng với những thông tin mình vừa chia sẻ, các bạn sẽ biết thêm thông tin về nền tảng blockchain. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích nhớ múc cho mình nhé! Thank cả nhà :D