hgiang28
🐋Cá Voi Phake🐋
Trong thời điểm hiện tại, thị trường tiền điện tử dường như đã sẵn sàng cho giai đoạn uptrend sau một mùa đông ảm đạm kéo dài đến gần 2 năm. Vậy bạn, những trader bình thường, nên làm gì để chuẩn bị thật tốt cho bản thân trong khoảng thời gian chinh chiến sắp tới? Dưới đây là 5 lời khuyên có thể sẽ hữu ích với bạn.
Ngay cả khi ở Việt Nam, một quốc gia thuộc hàng an toàn nhất thế giới, việc khoe khoang về những khoản đầu tư của bạn cũng không mang lại lợi ích nào đáng kể khi so với những phiền phức mà nó mang lại.
Từ Facebook hay Zalo, mọi người có thể tìm ra bạn đang ở đâu, nhà cửa ra sao, bạn bè và gia đình của bạn thế nào, nếu họ quyết tâm muốn đi tìm. Và những kẻ muốn đi bới móc những thông tin đấy thì chẳng có gì tốt đẹp cả. Đây là danh sách những vụ tấn công có liên quan đến tiền điện tử.
Hack và ransomware là một dịch bệnh cực kì dễ lan truyền trên không gian internet, và đưa tiền của bạn khỏi máy tính xách tay, cất ví cứng là một cách đơn giản để tránh nguy cơ mất tiền từ lý do ngớ ngẩn này.
Trong đợt tăng trưởng phi mã của thị trường hồi năm 2017, nếu lấy rổ vớt vội chắc cũng phải được mấy tá “thầy bà trader”, “thiền sư trading” hay “master share kèo”, rồi là một lô một lốc các khóa học dạy trade, tín hiệu giao dịch để lừa những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
Trước khi bạn mất tiền cho những thứ vớ vẩn này, hãy tự hỏi xem nếu những “thầy” đó đang kiếm được cả trăm nghìn đô 1 tháng từ trading, họ có cần 2ETH/tháng của bạn không?
Hiện tại, đã có rất nhiều nguồn tài liệu về giao dịch để tham khảo, hãy tự học và tự đưa ra quyết định cho bản thân, đừng mất thời gian vì những điều không đáng có.
Chúng ta có thể nói cả ngày về những trò gian lận, dự án giả mạo, hợp đồng ma, lật mặt ăn trộm tiền của nhà đầu tư, những đợt phát hành chứng khoán chưa đăng ký, kế hoạch ponzi, đa cấp, vân vân và mây mây. Về cơ bản, mọi phương thức lừa đảo bạn có thể tưởng tượng ra, trong ngành công nghiệp tiền điện tử đã có ai đó từng làm rồi.
Hãy đầu tư kiến thức cho bản thân và đảm bảo rằng bạn nhận thức đầy đủ về những gì bạn đang đầu tư vào. Chúc các bạn may mắn!
1, Luôn chuyển tiền ra khỏi sàn mỗi khi hoàn tất giao dịch
Các sàn giao dịch trong lĩnh vực tiền điện tử vốn nổi tiếng là không an toàn, người dùng luôn phải đối mặt với những vấn đề như sàn bị hacker tấn công, sàn exit scam hay những yêu cầu chống rửa tiền/KYC phiền phức. Đó là lý do trong những năm vừa qua, khẩu hiệu “Bạn không giữ khóa thì bạn không giữ Bitcoin – Not your keys, not your Bitcoin” đã được cộng đồng tiền điện tử ủng hộ mạnh mẽ.2, Trade trong yên lặng thôi, đừng lên mạng khoe làm gì cả
Dĩ nhiên, đối tượng của lời khuyên này sẽ không bao gồm những người có sức ảnh hưởng trong thị trường tiền điện tử, bởi vì khoe cho người khác thấy mình đi trade là công việc của họ mà. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư bình thường thì khác. Thực tế đã ghi nhận những vụ việc bắt cóc tống tiền trên khắp thế giới vì lỡ khoa trương quá lố về quá trình đầu tư tiền điện tử của minh.Ngay cả khi ở Việt Nam, một quốc gia thuộc hàng an toàn nhất thế giới, việc khoe khoang về những khoản đầu tư của bạn cũng không mang lại lợi ích nào đáng kể khi so với những phiền phức mà nó mang lại.
Từ Facebook hay Zalo, mọi người có thể tìm ra bạn đang ở đâu, nhà cửa ra sao, bạn bè và gia đình của bạn thế nào, nếu họ quyết tâm muốn đi tìm. Và những kẻ muốn đi bới móc những thông tin đấy thì chẳng có gì tốt đẹp cả. Đây là danh sách những vụ tấn công có liên quan đến tiền điện tử.
3, Giữ coin trong ví cứng
Rồi, biết rồi, 99% trader Việt Nam không có thói quen này, vì tiền để yên là tiền chết mà nhỉ? Nhưng hãy nhìn từ một góc độ khác, việc trữ tiền trong ví cứng là một khoản đầu tư để chống lại những rủi ro không đáng có như đã nói ở mục 1.Hack và ransomware là một dịch bệnh cực kì dễ lan truyền trên không gian internet, và đưa tiền của bạn khỏi máy tính xách tay, cất ví cứng là một cách đơn giản để tránh nguy cơ mất tiền từ lý do ngớ ngẩn này.
4, Tránh xa những “group vip” trả phí
Trong đợt tăng trưởng phi mã của thị trường hồi năm 2017, nếu lấy rổ vớt vội chắc cũng phải được mấy tá “thầy bà trader”, “thiền sư trading” hay “master share kèo”, rồi là một lô một lốc các khóa học dạy trade, tín hiệu giao dịch để lừa những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
Trước khi bạn mất tiền cho những thứ vớ vẩn này, hãy tự hỏi xem nếu những “thầy” đó đang kiếm được cả trăm nghìn đô 1 tháng từ trading, họ có cần 2ETH/tháng của bạn không?
Hiện tại, đã có rất nhiều nguồn tài liệu về giao dịch để tham khảo, hãy tự học và tự đưa ra quyết định cho bản thân, đừng mất thời gian vì những điều không đáng có.
5, Tự nghiên cứu trước khi “xuống tiền” cho một dự án
Gì chứ lừa đảo thì crypto không bao giờ thiếu đâu, đây là một thị trường gần như không được kiểm soát, với những tài sản được định giá trên trời. Mảnh đất màu mỡ này thu hút những người vô đạo đức nhất trên trái đất. Nếu bạn đã có đủ kinh nghiệm trong ngành này, bạn sẽ hiểu tôi đang nói gì.Chúng ta có thể nói cả ngày về những trò gian lận, dự án giả mạo, hợp đồng ma, lật mặt ăn trộm tiền của nhà đầu tư, những đợt phát hành chứng khoán chưa đăng ký, kế hoạch ponzi, đa cấp, vân vân và mây mây. Về cơ bản, mọi phương thức lừa đảo bạn có thể tưởng tượng ra, trong ngành công nghiệp tiền điện tử đã có ai đó từng làm rồi.
Hãy đầu tư kiến thức cho bản thân và đảm bảo rằng bạn nhận thức đầy đủ về những gì bạn đang đầu tư vào. Chúc các bạn may mắn!