13 cách kiếm tiền “hot” nhất trên thị trường tiền mã hóa (P4)

KhanhLy212

🐋Cá Voi Phake🐋
Tiếp nối phần 3, mời anh chị em theo dõi tiếp nhé >>>​

10. Follow-to-earn​

Follow-to-Earn là thuật ngữ thường được xuất hiện trong các chiến dịch marketing của dự án nhằm sở hữu thêm lượng người dùng mới, số lượng lớn để tiến hành những nhiệm vụ ở tại các nền tảng xã hội như Facebook, Twitter, Discord để có thể nhận được suất tham gia vào vòng quay may mắn với những giải thưởng đặc biệt. Follow-to-Earn còn được gọi bằng cái tên khác như Social-to-Earn, Engage-to-Earn.

Các nhiệm vụ trong follow-to-earn tương tự với những nhiệm vụ anh chị em thường thực hiện nhằm lấy một suất whitelist khi mua IDO vậy.

1640511679062.png

Ưu điểm:
  • Đơn giản, dễ thực hiên. May mắn thì có thể nhận lại được lợi nhuận.​
  • Anh chị em có thể bỏ công sức cày số lượng lớn để nâng cao khả năng trúng.​
Nhược điểm:
  • Phụ thuộc nhiều vào độ may mắn, nhân phẩm của mỗi người.​
  • Trường hợp có thể xảy ra, nếu anh chị em làm quá nhiều mà vẫn không trúng có thể sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực, chán nản.​

11. Shop-to-Earn​

Shop-to-earn hoạt động theo cơ chế cashback. Khi anh chị em mua hàng, mọi người sẽ được nhận lại một khoản tiền tương ứng. Một số dịch vụ sẽ hoàn lại tiền theo tỉ lệ phần trăm tính của giá món hàng anh chị em mua, nhưng cũng có dịch vụ sẽ hoàn tiền theo một số tiền cố định, hoặc cũng có dịch vụ hoàn lại thông qua các điểm thưởng nhằm đảm bảo khách hàng sẽ tiếp tục chi tiêu.

1640511722458.png


Ưu điểm: Anh chị em có thể mua qua mô hình Shop-to-earn thay vì mua trực tiếp qua những sàn thương mại sẽ có thể nhận lại một phần lợi nhuận trong chi tiêu bằng cách bán đi các token mà ứng dụng hoàn trả.

Nhược điểm: Mô hình này có thể sẽ gây ra tâm lý mua đồ mà không xuất phát từ nhu cầu thật sự ở một bộ phận anh chị em dẫn đến tổn thất kinh tế, lãng phí mà chỉ nhận về vài đồng cashback.​

12. Write-to-Earn​

Write-to-Earn là bộ phận của Create-to-Earn, nhưng sẽ chú trọng vào các dạng sản phẩm liên quan đến câu chữ như bài viết, sách.

Đối tượng của Write-to-Earn là các nhà văn, nhà báo, marketer, các content creator chuyên viết nội dung về câu chữ. Đặc biệt với tiềm năng Web3 trong tương lai, khi bản quyền của mỗi bài content sẽ được bảo vệ để đảm bảo sự công bằng cho công sức của tác giả. Bên cạnh đó những content hay sẽ được công nhận và đóng góp bởi cộng đồng sẽ đến rất nhiều giá trị cho các nhà sáng tạo.

1640511758069.png

13. Feedback-to-Earn​

Feedback-to-Earn là một thuật ngữ chỉ việc người dùng sẽ để lại phản hồi cho các trải nghiệm về lỗi, độ khó hay cảm nghĩ khi sử dụng sản phẩm cho dự án để kiếm được những phần thưởng tương xứng với sự đóng góp của mình. Mô hình này đã thu hút cộng đồng người chơi tiền mã hóa với những phần thưởng lớn như sau:​
  • Các dự án như Polkadot, Solana, Crypto.com,... cung cấp Bug bounty với phần thưởng từ vài trăm nghìn lên đến hàng triệu đô la Mỹ. Chẳng hạn như dự án Polygon trả thưởng 2 triệu đô la Mỹ cho người tìm ra lỗ hổng bảo mật.​
  • Làm theo những yêu cầu từ những nhiệm vụ của các dự án để phản hồi về lỗi với mục đích săn Airdrop/ Bounty.​
  • Trải nghiệm tất cả tính năng các sản phẩm với mức độ yêu cầu tối thiểu, nếu may mắn anh chị em sẽ nhận được Retroactive.​
Nhưng nói tóm lại, tất cả những việc trên đều có thể được gọi chung bởi một khái niệm là Feedback-to-Earn.
1640511774977.png

Trên đây là những hình thức kiếm tiền “hot” nhất trên thị trường crypto. Nếu thấy hay và bổ ích nhớ múc cho em với ạ!!
:1524-pepe-yeaa::1524-pepe-yeaa::1524-pepe-yeaa:
 
Thẻ
chia sẻ kinh nghiệm cryptocurrency kinh nghiệm đầu tư tiền mã hóa tiền điện tử
Bên trên